Cô gái người Dao giành học bổng 47.000 euro
2016-08-27 22:49:49
0 Bình luận
Với nỗ lực không mệt mỏi, cô gái người Dao Chảo Thị Yến, cựu sinh viên ĐH Lâm nghiệp đã trúng tuyển và nhận được học bổng thạc sĩ trị giá 47.000 euro.
Yến là người đầu tiên của xã Nậm Chạc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai học đại học và giờ cũng là người đầu tiên đi du học nước ngoài.
Nước mắt của rừng
Sinh ra trong gia đình có 4 anh chị em người dân tộc Dao, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Chảo Thị Yến là người con duy nhất được bố mẹ đầu tư học cao. Yến cho biết, năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với Yến và tất cả mọi người tại huyện Bát Xát. Trong chớp mắt cả 16 nóc nhà của đồng bào Dao bị lũ cuốn phăng, 21 người trôi mất tích. 5 giờ sáng, giữa lúc mọi người đang ngủ, cơn lũ oan nghiệt bất ngờ ập đến nên chẳng ai kịp thoát. Chỉ duy nhất một nhà (bảy người) thấy động, tỉnh giấc chạy ngược lên đồi cao là sống sót.
“Chỉ trong một đêm, cả một làng của huyện em bị lũ cuốn trôi. Còn nhà em, rất may không bị ảnh hưởng nặng nhưng 50% diện tích ruộng của gia đình đã bị lũ cuốn mất và không bao giờ có thể lấy lại được” – Yến rưng rưng.
Ngày đó, Yến đang là học sinh của trường THPT Bát Xát 2. Khi xuống trường, xem ti vi mới biết vì con người phá rừng nên mới bị lũ. “Ngày nhỏ em cứ nghĩ rừng hiển nhiên phải phục vụ con người. Nhà hết củi, em vào rừng lấy. Nhà hết lương thực, em vào rừng tìm. Nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của em về rừng, không những thế, nó cũng làm thay đổi con đường đi của em sau này” – Yến cho biết.
Từ nhận thức đó, Yến quyết định sẽ chọn ngành học liên quan đến bảo vệ rừng. “Nơi em ở, tất cả học sinh chỉ biết đến 2 nghề là giáo viên và y tế. Em không chọn y tế, em định cho giáo viên. Nhưng sau trận lũ, em quyết định sẽ học bảo vệ rừng” – Yến chia sẻ.
Tuy nhiên, mong muốn là thế nhưng cũng không ai hướng dẫn, tư vấn cho em phải học khối nào, thi ở trường nào thế nên em vẫn chọn khối C để ôn luyện thi ĐH. Năm lớp 12, Yến được nhà trường phát cho một số thông tin tuyển sinh của các trường ĐH. Yến thấy ĐH Lâm nghiệp có ngành quản lý rừng nên đã chọn đăng ký. Tuy nhiên, chọn xong cũng là lúc chuẩn bị thi, Yến mới biết 3 năm ôn khối C nhưng 3 ngày sẽ thi khối A. Nhưng may mắn, cùng với điểm khu vực, đối tượng ưu tiên, Yến đã đỗ được vào khoa quản lý tài nguyên rừng như mong ước.
Học tiếng Anh từ con số 0
Cuối năm thứ nhất, Yến được thầy cô trong ĐH Lâm nghiệp giới thiệu chương trình tiên tiến ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên, thấy hợp lý, Yến quyết định chuyển sang học. “Em chỉ nghĩ học chương trình tiên tiến sẽ được học tiếng Anh, ra trường sẽ dễ xin việc hơn” – Yến tâm sự.
Nhưng mọi việc không đơn giản như Yến hình dung trước lúc chọn ngành học. “Suốt học kỳ I năm học thứ hai, em lên lớp ngồi nghe thấy giảng mà không biết các bạn cười vì lý do gì. Vì lên THPT em mới được học tiếng Anh. Học xong 3 năm, em chỉ biết số đếm với mấy câu chào hỏi. Nên khi vào lớp nghe giảng, em như vịt nghe sấm. Chính vì vậy, em thường xuyên bỏ học” – Yến cho hay. Kết thúc học kỳ, kết quả học tập của Yến cực kỳ bết bát, 1,79 (điểm tính theo tín chỉ). Một bạn người dân tộc Tày ở Cao Bằng học cùng lớp với Yến đã phải bỏ học vì không thể theo kịp chương trình. “Em bắt đầu suy nghĩ. Học phí của chương trình tiên tiến rất đắt (14 triệu/năm), gia đình lại khó khăn. Nếu bỏ giữa chừng, em phụ công cha mẹ và không thực hiện được mơ ước của mình. Thế là em lên kế hoạch để chinh phục môn tiếng Anh” – Yến cho hay.
Bắt đầu từ vạch xuất phát số 0, Yến nhờ sự trợ giúp của một bạn sinh viên nữ người Đức gốc Việt sang ĐH Lâm nghiệp làm tình nguyện viên hướng dẫn học tiếng Anh. “Hàng ngày, buổi nào không học em với bạn ấy đi lên đồi lâm nghiệp – khu đồi sau ĐH Lâm nghiệp – để học từng từ tiếng Anh. Tối về phòng, em xem phim, nghe nhạc. Em xem đi xem lại toàn bộ 12 phần của bộ phim Hai người bạn để học tiếng Anh. Nghe được từ nào em ghi ra giấy, dán khắp phòng” – Yến chia sẻ bí quyết.
Cuối học kỳ II năm thứ hai, không còn sự trợ giúp của cô bạn, Yến đã tự học và tiến bộ vượt bậc trong vấn đề ngoại ngữ. Em đã nghe và hiểu được thầy giáo giảng bài. Không có tiền để đi học thêm ngoại ngữ, Yến tự thân vận động để khắc phục hạn chế của mình. Không những thế, hai ngày nghỉ cuối tuần, Yến đi xe bus đến sân golt Đồng Mô để làm thêm. Thu nhập mỗi tháng được 2 – 3 triệu đủ tiền chi trả sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, nhờ sức bật tốt, Yến đã ring được học bổng của trường. Mỗi kỳ, em cũng nhận được 5 triệu học bổng. Như thế, tiền học phí mỗi năm chỉ phải xin gia đình rất ít. Từ chính hoàn cảnh của bản thân, trong thời gian học tập tại trường, Yến cùng với một số sinh viên, thầy cô trong trường đã đồng sáng lập ra trung tâm ngoại ngữ Bách khoa tại ĐH Lâm nghiệp để hỗ trợ sinh viên về ngoại ngữ.
Không những thế, kết thúc thời gian học tại trường, Yến tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, điều mà trước đó, ngay cả bản thân em cũng không ngờ tới. Tốt nghiệp năm 2015, Yến xin vào làm tại một công ty ở Hưng Yên. Nhưng cuối năm 2015, Yến xin thôi việc và nộp hồ sơ vào tập đoàn Sun Group để làm việc tại khu vực cáp treo Sapa.
Trong lúc đợi việc, Yến làm hồ sơ xin học bổng học thạc sĩ tại trường ĐH Gottingen (CHLB Đức) ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đúng ngày 8/3, Yến nhận được thông báo của trường là em đã trúng tuyển và nhận được học bổng 47.000 euro cho toàn khóa học.
Ngày 28/8 tới, Yến sẽ lên đường sang Đức nhập học. “Em là người đầu tiên của xã Nậm Chạc học đại học và giờ cũng là người đầu tiên đi du học nước ngoài” – Yến cho hay. Chia sẻ về dự định tương lai, Yến mong muốn học xong, trở về Việt Nam có việc làm và làm được đúng ngành mình đã học, đã thích, đã mơ ước đó là bảo vệ rừng./.
Chảo Thị Yến. |
Nước mắt của rừng
Sinh ra trong gia đình có 4 anh chị em người dân tộc Dao, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Chảo Thị Yến là người con duy nhất được bố mẹ đầu tư học cao. Yến cho biết, năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với Yến và tất cả mọi người tại huyện Bát Xát. Trong chớp mắt cả 16 nóc nhà của đồng bào Dao bị lũ cuốn phăng, 21 người trôi mất tích. 5 giờ sáng, giữa lúc mọi người đang ngủ, cơn lũ oan nghiệt bất ngờ ập đến nên chẳng ai kịp thoát. Chỉ duy nhất một nhà (bảy người) thấy động, tỉnh giấc chạy ngược lên đồi cao là sống sót.
“Chỉ trong một đêm, cả một làng của huyện em bị lũ cuốn trôi. Còn nhà em, rất may không bị ảnh hưởng nặng nhưng 50% diện tích ruộng của gia đình đã bị lũ cuốn mất và không bao giờ có thể lấy lại được” – Yến rưng rưng.
Ngày đó, Yến đang là học sinh của trường THPT Bát Xát 2. Khi xuống trường, xem ti vi mới biết vì con người phá rừng nên mới bị lũ. “Ngày nhỏ em cứ nghĩ rừng hiển nhiên phải phục vụ con người. Nhà hết củi, em vào rừng lấy. Nhà hết lương thực, em vào rừng tìm. Nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của em về rừng, không những thế, nó cũng làm thay đổi con đường đi của em sau này” – Yến cho biết.
Từ nhận thức đó, Yến quyết định sẽ chọn ngành học liên quan đến bảo vệ rừng. “Nơi em ở, tất cả học sinh chỉ biết đến 2 nghề là giáo viên và y tế. Em không chọn y tế, em định cho giáo viên. Nhưng sau trận lũ, em quyết định sẽ học bảo vệ rừng” – Yến chia sẻ.
Tuy nhiên, mong muốn là thế nhưng cũng không ai hướng dẫn, tư vấn cho em phải học khối nào, thi ở trường nào thế nên em vẫn chọn khối C để ôn luyện thi ĐH. Năm lớp 12, Yến được nhà trường phát cho một số thông tin tuyển sinh của các trường ĐH. Yến thấy ĐH Lâm nghiệp có ngành quản lý rừng nên đã chọn đăng ký. Tuy nhiên, chọn xong cũng là lúc chuẩn bị thi, Yến mới biết 3 năm ôn khối C nhưng 3 ngày sẽ thi khối A. Nhưng may mắn, cùng với điểm khu vực, đối tượng ưu tiên, Yến đã đỗ được vào khoa quản lý tài nguyên rừng như mong ước.
Học tiếng Anh từ con số 0
Cuối năm thứ nhất, Yến được thầy cô trong ĐH Lâm nghiệp giới thiệu chương trình tiên tiến ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên, thấy hợp lý, Yến quyết định chuyển sang học. “Em chỉ nghĩ học chương trình tiên tiến sẽ được học tiếng Anh, ra trường sẽ dễ xin việc hơn” – Yến tâm sự.
Nhưng mọi việc không đơn giản như Yến hình dung trước lúc chọn ngành học. “Suốt học kỳ I năm học thứ hai, em lên lớp ngồi nghe thấy giảng mà không biết các bạn cười vì lý do gì. Vì lên THPT em mới được học tiếng Anh. Học xong 3 năm, em chỉ biết số đếm với mấy câu chào hỏi. Nên khi vào lớp nghe giảng, em như vịt nghe sấm. Chính vì vậy, em thường xuyên bỏ học” – Yến cho hay. Kết thúc học kỳ, kết quả học tập của Yến cực kỳ bết bát, 1,79 (điểm tính theo tín chỉ). Một bạn người dân tộc Tày ở Cao Bằng học cùng lớp với Yến đã phải bỏ học vì không thể theo kịp chương trình. “Em bắt đầu suy nghĩ. Học phí của chương trình tiên tiến rất đắt (14 triệu/năm), gia đình lại khó khăn. Nếu bỏ giữa chừng, em phụ công cha mẹ và không thực hiện được mơ ước của mình. Thế là em lên kế hoạch để chinh phục môn tiếng Anh” – Yến cho hay.
Bắt đầu từ vạch xuất phát số 0, Yến nhờ sự trợ giúp của một bạn sinh viên nữ người Đức gốc Việt sang ĐH Lâm nghiệp làm tình nguyện viên hướng dẫn học tiếng Anh. “Hàng ngày, buổi nào không học em với bạn ấy đi lên đồi lâm nghiệp – khu đồi sau ĐH Lâm nghiệp – để học từng từ tiếng Anh. Tối về phòng, em xem phim, nghe nhạc. Em xem đi xem lại toàn bộ 12 phần của bộ phim Hai người bạn để học tiếng Anh. Nghe được từ nào em ghi ra giấy, dán khắp phòng” – Yến chia sẻ bí quyết.
Cuối học kỳ II năm thứ hai, không còn sự trợ giúp của cô bạn, Yến đã tự học và tiến bộ vượt bậc trong vấn đề ngoại ngữ. Em đã nghe và hiểu được thầy giáo giảng bài. Không có tiền để đi học thêm ngoại ngữ, Yến tự thân vận động để khắc phục hạn chế của mình. Không những thế, hai ngày nghỉ cuối tuần, Yến đi xe bus đến sân golt Đồng Mô để làm thêm. Thu nhập mỗi tháng được 2 – 3 triệu đủ tiền chi trả sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, nhờ sức bật tốt, Yến đã ring được học bổng của trường. Mỗi kỳ, em cũng nhận được 5 triệu học bổng. Như thế, tiền học phí mỗi năm chỉ phải xin gia đình rất ít. Từ chính hoàn cảnh của bản thân, trong thời gian học tập tại trường, Yến cùng với một số sinh viên, thầy cô trong trường đã đồng sáng lập ra trung tâm ngoại ngữ Bách khoa tại ĐH Lâm nghiệp để hỗ trợ sinh viên về ngoại ngữ.
Không những thế, kết thúc thời gian học tại trường, Yến tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, điều mà trước đó, ngay cả bản thân em cũng không ngờ tới. Tốt nghiệp năm 2015, Yến xin vào làm tại một công ty ở Hưng Yên. Nhưng cuối năm 2015, Yến xin thôi việc và nộp hồ sơ vào tập đoàn Sun Group để làm việc tại khu vực cáp treo Sapa.
Trong lúc đợi việc, Yến làm hồ sơ xin học bổng học thạc sĩ tại trường ĐH Gottingen (CHLB Đức) ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đúng ngày 8/3, Yến nhận được thông báo của trường là em đã trúng tuyển và nhận được học bổng 47.000 euro cho toàn khóa học.
Ngày 28/8 tới, Yến sẽ lên đường sang Đức nhập học. “Em là người đầu tiên của xã Nậm Chạc học đại học và giờ cũng là người đầu tiên đi du học nước ngoài” – Yến cho hay. Chia sẻ về dự định tương lai, Yến mong muốn học xong, trở về Việt Nam có việc làm và làm được đúng ngành mình đã học, đã thích, đã mơ ước đó là bảo vệ rừng./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Nghiêm Huê/vov