Cô giáo 29 năm chở “con chữ” đến đảo xa

2016-11-17 08:45:47 0 Bình luận
Cô giáo Nguyễn Thị Hợi, trường PTCS Bản Sen, người đã dành 29 năm "cắm đảo", không ngừng nỗ lực sáng tạo trong công tác giảng dạy học trò.
Vượt qua sóng gió, vượt qua khó khăn, một giáo viên ở xã đảo Bản Sen đã không ngần ngại bám trường, bám lớp hàng ngày chuyên chở con chữ, tri thức đến với các học sinh nơi biển đảo, để nơi đây là môi trường học tập tốt nhất. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Hợi, giáo viên trường PTCS Bản Sen, người đã dành 29 năm "cắm đảo", không ngừng nỗ lực sáng tạo trong công tác giảng dạy học trò.


Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe bài giảng của cô Hợi.

Với những học sinh tại xã đảo Bản Sen, cô giáo Nguyễn Thị Hợi vừa là cô giáo, vừa là người mẹ quan tâm hết mực tới học sinh. Cô không chỉ truyền đạt kiến thức cho các em mà còn chăm lo cho các em học sinh ở xã từ bữa ăn đến giấc ngủ. Là giáo viên dạy hai bộ môn Hóa - Địa, cô Hợi tích cực hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết để tránh mưa, tránh bão, và chống đuối nước... Cô còn tìm kiếm những cái mới để có tài liệu giảng dạy cho học sinh, tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa thú vị nhằm thu hút các trẻ em trong thôn bản tới trường ngày một nhiều hơn.

Bạn Lừu Thị Thu Hương, học sinh lớp 7 trường PTCS Bản Sen, đặc biệt yêu thích những tiết học địa của cô Nguyễn Thị Hợi: "Sau những tiết học của cô Hợi, em thấy rất vui vì học được nhiều điều như giải thích được vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng chuyển tiếp giữa các mùa, một số hoạt động trong thiên nhiên mà em nhìn thấy nhưng không thể giải thích được thì bây giờ em đã giải thích được những điều đó, em rất thích tiết học của cô"

Trong suốt thời gian công tác tại Bản Sen, cô giáo Nguyễn Thị Hợi đã nhiều lần xuống các thôn xóm để tuyên truyền, vận động các em trong độ tuôi đến trường. Có nhiều khi học sinh muốn bỏ học để đi biển, cô giáo lại lên đường đi tới tận nhà để vận động tư tưởng mọi thành viên trong gia đình cho trẻ được tiếp tục tới lớp.

Năm nay đã 50 tuổi nhưng cô Hợi vẫn nỗ lực nâng cao kiến thức của mình bằng việc tìm hiểu thêm và đi học khóa học ngắn hạn về Tin học, thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử. Cô là một giáo viên chuyên đào tạo và hướng dẫn nhiều học sinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp đạt giải cao, mang vinh dự về cho trường.

Chị Hoàng Mai Hương, phụ huynh học sinh của trường, chia sẻ những tình cảm biết ơn với những đóng góp, nỗ lực của cô: "Cô có nhiều kinh nghiệm, rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy và đã nâng đỡ rất nhiều thế hệ học sinh. Và chúng tôi cũng mong nhiều người giáo viên giỏi như cô ra cống hiến tại địa phương mình nữa để cho con em chúng tôi được tiến bộ và địa phương được phát triển"

Từ cuối năm 2014, xã đảo Bản Sen bắt đầu có điện lưới quốc gia, trường học được đầu tư hơn về cơ sở vật chất hơn, ngôi trường hiện nay với 2 dãy nhà 2 tầng khang trang là thành quả tốt đẹp đến từ sự nỗ lực quan tâm của lãnh đạo địa phương đối với thầy trò trường PTCS Bản Sen.

Cô giáo luôn nhớ những ngày mới ra đảo công tác, điều kiện thiếu thốn vô cùng, điện lưới chưa có, nước sạch khan hiếm, sinh hoạt tập thể thiếu tiện nghi. Đầu tuần giáo viên ra đảo, cuối tuần lại về với gia đình.

Do địa bàn xã không có chợ nên khi ra đảo các thầy cô giáo lại mang theo thức ăn dự trữ cho cả tuần, đường đi lại trên đảo rất vất vả, đặc biệt là trong những mùa mưa lũ. Thời tiết mùa hè trên đảo thì nóng oi bức, muỗi đốt khiến thầy cô nhiều đêm không thể ngủ được. Đến mùa đông, thời tiết ngoài đảo còn khắc nghiệt hơn vì các điểm trường thường nằm giữa thung lũng, gió từng cơn thổi vào các phòng học đơn sơ khiến cô trò nhiều khi rét như cắt da cắt thịt. Vượt qua những vất vả của cuộc sống, cô giáo Nguyễn Thị Hợi cùng các thầy cô trong trường có được niềm vui, hạnh phúc đến từ sự yêu thương, kính trọng của học trò.

"Trường của chúng tôi đã khang trang sau khi có điện lưới quốc gia, thế nhưng chúng tôi vẫn còn thiếu thốn. Hiện tại chúng tôi có 1 lớp học vẫn phải đi học nhờ, và chúng tôi vẫn mong muốn Đảng và Nhà Nước quan tâm hơn chúng tôi, giúp đỡ trường xây thêm 1 phòng học và 1 phòng chức năng để chúng tôi có điều kiện giảng dạy và học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Trong những năm tới tôi vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của xã đảo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".


Cô Hợi tận tình hướng dẫn lại cho những bạn chưa hiểu rõ bài.

Để tiếp tục duy trì những thành quả của công tác giáo dục tại xã đảo thì luôn cần sự đồng lòng, nhất trí của tất cả mọi người từ các cấp chính quyền đến nhà trường, các thầy cô giáo cũng như phụ huynh và học sinh tại nơi đây.

Ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch UBND xã Bản Sen bày tỏ tình cảm trân trọng dành cho sự nỗ lực của các thầy cô, đặc biệt là những con người đã rời đất liền để tới những vùng đảo xa gieo chữ: "Đối với địa bàn xã lực lượng giáo viên ít nên sự nhiệt tình của các thầy cô giáo từ đất liền ra với Bản Sen rất đáng quý. Cán bộ, nhân dân, các em địa phương rất biết ơn các thầy cô giáo đã khắc phục những khó khăn của gia đình, ra công tác tại xã đảo".

Với 29 năm cắm đảo, có nhiều lúc khó khăn khiến cô giáo Hợi nản lòng nhưng khi nhìn đám học trò hồn nhiên lắng nghe từng lời dạy của mình cô lại cảm thấy ấm lòng, dần quen và yêu cuộc sống nơi đây. Giữa trập trùng sóng nước biển khơi, bằng tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô Hợi nói riêng và những thầy cô ''cắm đảo" nói chung đã dành trọn sự tin yêu của cha mẹ học sinh, chính quyền, nhân dân tại những vùng đảo xa này./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00
Đang tải...