Cô giáo trẻ hết lòng với xã đảo nghèo ở TPHCM
2016-11-19 10:52:53
0 Bình luận
Ngay tại trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên khi về công tác ở xã đảo cũng gặp nhiều khó khăn.
Sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em, cô giáo Quảng Thị Thúy Ngân từ nhỏ từng phải thay ba mẹ chăm sóc cho các em của mình. Lớn hơn chút nữa, cô giáo trẻ sinh năm 1991 này còn thích trông cả trẻ em trong xóm nghèo, bằng cách tập hợp các em nhỏ lại để chơi trò dạy học.
Tình cảm dành cho các em nhỏ và ước mơ được làm cô giáo đã được nhen nhóm từ đấy. Để hiện thực hóa ước mơ dạy trẻ, học xong lớp 12, Ngân đã đăng ký thi và học hệ Trung cấp Mầm non của Đại học Sài Gòn. Rồi Ngân ra trường và về lại xã đảo nghèo của mình để làm việc. Đến nay, gần 5 năm Ngân gắn bó với nghề trông trẻ ngay tại chính nơi mình sinh ra và lớn lên.
Cô Nguyễn Thị Hoàng Cúc, một đồng nghiệp của cô giáo Ngân nhận xét: “Ngân nhiệt tình lắm, với nghề, Ngân rất tận tâm, thường giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc. Ngân rất thích trẻ con, trong lớp cứ ôm học trò, khi các em khóc Ngân cứ cố gắng ôm vào lòng dỗ nín. Lúc trước ở đây toàn người chỗ khác đến, người ta dạy một thời gian rồi người ta chuyển đi. Ở đây bị thiếu thốn rất nhiều, dù quê còn nghèo, nhưng những người trẻ như Ngân vẫn về đây giúp cho xã đảo”.
Cô giáo Ngân chia sẻ: Khi được nhận quyết định về dạy học tại trường, Ngân rất xúc động và chỉ muốn lên lớp ngay lập tức. Giây phút hạnh phúc đó có đã theo Ngân đến tận hôm nay. Những ngày đầu đến lớp, cô giáo trẻ không khỏi lúng túng trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Lớp có 20 trẻ nhỏ, nhiều em quấy khóc dỗ mãi không chịu nín khiến đôi lần cô giáo trẻ khóc theo vì bất lực.
Dần dà, Ngân tìm ra cách dỗ trẻ hiệu quả. Trường ở đảo ít đồ chơi, Ngân tự mày mò làm đồ chơi và sáng tạo ra trò chơi cho trẻ. Thương các em ít được cha mẹ dành thời gian chăm sóc vì phải lo kiếm sống, Ngân đến lớp sớm và rời lớp muộn để chăm các em được nhiều hơn, trò chuyện, hỏi han để tập nói cho các em quá nhỏ.
“Khó khăn nhất là đi lại khi muốn vào đất liền. Hoặc như khi muốn ăn món ngon như trong đất liền cũng khó, muốn mặc đồ đẹp cũng khó vì ở đây không ai bán. Khi bão hoặc áp thấp tàu không chạy được, người dân ở đây bị cô lập với đất liền, người dân chỉ có thể ăn cá khô dự trữ”, cô giáo Ngân chia sẻ.
Gần đây, trường Mầm non xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được thành phố đầu tư xây mới, khang trang hơn, điều kiện chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Nhưng khó khăn thì vẫn còn rất nhiều. Theo cô Nguyễn Thị Hoàng Bích Thắm, Hiệu trưởng trường Mầm non Thạnh An, giáo viên mầm non bên cạnh việc tận tâm, yêu nghề, yêu trẻ, thì việc khắc phục những khó khăn trở ngại trước mắt để tiếp tục gắn bó với nghề là điều rất quan trọng. Những điều này đồng nghiệp nhìn thấy ở cô Ngân.
“Em Ngân là Bí thư Chi đoàn trường, rất năng nổ trong hoạt động của nhà trường, hòa đồng với đồng nghiệp, hòa đồng hỗ trợ, giúp đỡ một số giáo viên mới ra trường. Em Ngân rất muốn về chính quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên để chăm sóc, giáo dục các em nhỏ. Đó là điều làm tôi thấy rất tích cực, giúp đỡ cho xã hội, đặc biệt là cho xã đảo Thạnh An”, cô giáo Bích Thắm cho biết.
Với cô giáo Quảng Thị Thúy Ngân, mỗi ngày, được gần gũi, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em nhỏ nơi xã đảo là động lực lớn nhất để Ngân vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ vì thế, Ngân chưa từng có ý định chuyển công tác, dù đã vài lần có cơ hội việc làm tốt hơn trong đất liền. Để dạy dỗ các em tốt hơn, Ngân đã vừa làm vừa học và tốt nghiệp hệ Cử nhân Mầm non của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nếu cho em cơ hội lần hai em chọn nghề, em vẫn chọn nghề mầm non. Khi thấy ánh mắt hồn nhiên của trẻ, em rất thương trẻ. Em muốn đóng góp hoặc cống hiến hết mình cho người dân xã đảo này”, cô giáo Ngân bộc bạch.
Mới đây, Quảng Thị Thúy Ngân là một trong hơn 40 thầy cô giáo trẻ được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ với thầy cô", do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ngân cho biết sẽ tiếp tục dành cả cuộc đời gắn bó với các em nhỏ. Bởi với Ngân, dù khó khăn đến mấy, chỉ cần nhìn vào ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của trẻ sẽ giúp cô vượt qua./.
Tình cảm dành cho các em nhỏ và ước mơ được làm cô giáo đã được nhen nhóm từ đấy. Để hiện thực hóa ước mơ dạy trẻ, học xong lớp 12, Ngân đã đăng ký thi và học hệ Trung cấp Mầm non của Đại học Sài Gòn. Rồi Ngân ra trường và về lại xã đảo nghèo của mình để làm việc. Đến nay, gần 5 năm Ngân gắn bó với nghề trông trẻ ngay tại chính nơi mình sinh ra và lớn lên.
![]() |
Cô giáo Thúy Ngân đang dạy học sinh chơi đồ chơi |
Cô Nguyễn Thị Hoàng Cúc, một đồng nghiệp của cô giáo Ngân nhận xét: “Ngân nhiệt tình lắm, với nghề, Ngân rất tận tâm, thường giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc. Ngân rất thích trẻ con, trong lớp cứ ôm học trò, khi các em khóc Ngân cứ cố gắng ôm vào lòng dỗ nín. Lúc trước ở đây toàn người chỗ khác đến, người ta dạy một thời gian rồi người ta chuyển đi. Ở đây bị thiếu thốn rất nhiều, dù quê còn nghèo, nhưng những người trẻ như Ngân vẫn về đây giúp cho xã đảo”.
Cô giáo Ngân chia sẻ: Khi được nhận quyết định về dạy học tại trường, Ngân rất xúc động và chỉ muốn lên lớp ngay lập tức. Giây phút hạnh phúc đó có đã theo Ngân đến tận hôm nay. Những ngày đầu đến lớp, cô giáo trẻ không khỏi lúng túng trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Lớp có 20 trẻ nhỏ, nhiều em quấy khóc dỗ mãi không chịu nín khiến đôi lần cô giáo trẻ khóc theo vì bất lực.
Dần dà, Ngân tìm ra cách dỗ trẻ hiệu quả. Trường ở đảo ít đồ chơi, Ngân tự mày mò làm đồ chơi và sáng tạo ra trò chơi cho trẻ. Thương các em ít được cha mẹ dành thời gian chăm sóc vì phải lo kiếm sống, Ngân đến lớp sớm và rời lớp muộn để chăm các em được nhiều hơn, trò chuyện, hỏi han để tập nói cho các em quá nhỏ.
“Khó khăn nhất là đi lại khi muốn vào đất liền. Hoặc như khi muốn ăn món ngon như trong đất liền cũng khó, muốn mặc đồ đẹp cũng khó vì ở đây không ai bán. Khi bão hoặc áp thấp tàu không chạy được, người dân ở đây bị cô lập với đất liền, người dân chỉ có thể ăn cá khô dự trữ”, cô giáo Ngân chia sẻ.
Gần đây, trường Mầm non xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được thành phố đầu tư xây mới, khang trang hơn, điều kiện chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Nhưng khó khăn thì vẫn còn rất nhiều. Theo cô Nguyễn Thị Hoàng Bích Thắm, Hiệu trưởng trường Mầm non Thạnh An, giáo viên mầm non bên cạnh việc tận tâm, yêu nghề, yêu trẻ, thì việc khắc phục những khó khăn trở ngại trước mắt để tiếp tục gắn bó với nghề là điều rất quan trọng. Những điều này đồng nghiệp nhìn thấy ở cô Ngân.
“Em Ngân là Bí thư Chi đoàn trường, rất năng nổ trong hoạt động của nhà trường, hòa đồng với đồng nghiệp, hòa đồng hỗ trợ, giúp đỡ một số giáo viên mới ra trường. Em Ngân rất muốn về chính quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên để chăm sóc, giáo dục các em nhỏ. Đó là điều làm tôi thấy rất tích cực, giúp đỡ cho xã hội, đặc biệt là cho xã đảo Thạnh An”, cô giáo Bích Thắm cho biết.
![]() |
Cô giáo Thúy Ngân chăm lo giấc ngủ cho học sinh |
Với cô giáo Quảng Thị Thúy Ngân, mỗi ngày, được gần gũi, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em nhỏ nơi xã đảo là động lực lớn nhất để Ngân vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ vì thế, Ngân chưa từng có ý định chuyển công tác, dù đã vài lần có cơ hội việc làm tốt hơn trong đất liền. Để dạy dỗ các em tốt hơn, Ngân đã vừa làm vừa học và tốt nghiệp hệ Cử nhân Mầm non của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nếu cho em cơ hội lần hai em chọn nghề, em vẫn chọn nghề mầm non. Khi thấy ánh mắt hồn nhiên của trẻ, em rất thương trẻ. Em muốn đóng góp hoặc cống hiến hết mình cho người dân xã đảo này”, cô giáo Ngân bộc bạch.
Mới đây, Quảng Thị Thúy Ngân là một trong hơn 40 thầy cô giáo trẻ được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ với thầy cô", do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ngân cho biết sẽ tiếp tục dành cả cuộc đời gắn bó với các em nhỏ. Bởi với Ngân, dù khó khăn đến mấy, chỉ cần nhìn vào ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của trẻ sẽ giúp cô vượt qua./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Ngọc Luân/vov.vn
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống
Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00
ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu
Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57
Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc
Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00
Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00
Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%
Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46