Các công trình công cộng vẫn "bỏ quên" người khuyết tật, người già, thai phụ

2021-04-20 08:00:00 0 Bình luận
Sự thiết sót khiến người khuyết tật khó tiếp cận các công trình công cộng, khi chìa tay giúp đỡ họ lên một bậc cầu thang, bế họ lên xe buýt... khiến họ thiếu tự tin, mặc cảm hơn, cản bước họ sống độc lập, bình đẳng với xã hội.

Một số điểm nhà chờ xe buýt BRT vẫn chưa thật sự mở cho người khuyết tật.

Cứ vài tháng, chị Lê Thị Hà (Quận Hà Đông, Hà Nội) lại dành dụm tiền bán đồ online cùng cậu con trai đến rạp xem phim. Buổi đầu tiên người bán vé ở rạp nhìn chằm chằm vào chiếc xe lăn, ánh mắt ái ngại: chẳng biết chiếc xe lăn này sẽ vào rạp bằng cách nào. Có vào được cũng khó tìm được vị trí ngồi bởi lối đi là bậc thang. Không muốn quay về khi nhìn thấy niềm háo hức được xem phim của cậu con trai nhỏ, chị Hà cố vớt vát: "Có lối đi nào khác mà đẩy được xe lăn không em, gập ghềnh chút cũng được?". Một "sáng kiến" chợt lóe lên, nhân viên rạp chiếu phim hướng dẫn mẹ con chị Hà vào phòng chiếu phim bằng đường thoát hiểm.

"Việc nâng cao khả năng tiếp cận để đảm bảo được cuộc sống độc lập cho người khuyết tật... bao gồm các cơ hội thưởng thức và tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí" là một trong 3 trụ cột chính được nêu rõ trong "Kế hoạch tổng thể về lồng ghép các quyền của người khuyết tật ASEAN" (từ năm 2018). Ba trụ cột đó là: An ninh - chính trị; Kinh tế và Văn hóa.

"Hơn 400 hội viên Hội người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội), chắc tôi là người duy nhất được thưởng thức các bộ phim ở rạp" - chị Hà là Trưởng Ban kiểm tra của Hội 2 nhiệm kỳ hẳn nắm rất rõ thực tế này.

Trong 16 quy chuẩn Bộ Xây dựng đã ban hành thì có quy chuẩn số 10, ban hành năm 2014 chính là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng (QCVN 10:2014/BXD). Đây là hành động của Chính phủ Việt Nam thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam là nước thứ 158 trên thế giới phê chuẩn vào năm 2014.

Ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, ngay khi quy chuẩn QCVN 10-2014/BXD ra đời, Bộ có văn bản gửi đến các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu cho các đối tượng là cơ quan quản lý, các kỹ sư, tư vấn hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.

Hiện nay, nhiều công trình xây mới, cải tạo đã chú trọng đến quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. "Nhận thức của xã hội đã thay đổi nhiều hơn theo hướng tích cực. Người khuyết tật tham gia giao thông: xe buýt, máy bay, tàu hỏa..., đến các công trình công cộng để đi học, đi làm... Nhưng số đó không nhiều" - Bà Dương Thị Vân - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội khẳng định.

Diện mạo của các công trình đã thay đổi, hỗ trợ cho người khuyết tật sử dụng như nâng cấp lòng đường, hè phố. Một số vỉa hè đã có những đường gờ trên gạch lát đường để người khiếm thị nhận dạng, như ở Hà Nội có đường Bà Triệu, Văn Cao, Tràng Thi..."Thiết kế xây dựng có thể rất chỉn chu, đáp ứng quy chuẩn thế nhưng khi đưa vào sử dụng, chúng tôi phát hiện một số tuyến vỉa hè có gạch chỉ dẫn cho người khiếm thị lại đâm thẳng vào gốc cây hoặc cột điện" - Anh Hoàng Văn Lý (Hội Người mù Quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận sử dụng quy định rõ về đường cho xe lăn phải đảm bảo chiều ngang, độ dốc, tay vịn, cửa thang máy, nhà vệ sinh... Thế nhưng, nhiều nơi làm cho có, hoặc bớt xén diện tích. Một số nhà vệ sinh có biển ghi dành cho người sử dụng xe lăn nhưng sau một thời gian lại thành "nhà kho", khóa trái.

"Xe buýt hiện nay đã có thông báo bằng âm thanh tại các điểm dừng nhưng tại các bến chờ xe lại không có loa thông báo số xe buýt đang đến để người mù có thể chủ động di chuyển. Đó là tiếp cận nửa vời, không đồng bộ", bà Nguyễn Hồng Hà, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập cho biết. Bản thân bà là ủy viên Ban chấp hành Diễn đàn Người khuyết tật ASEAN, cùng xây dựng Kế hoạch tổng thể ASEAN nhưng lại chưa một lần đi xe buýt.

"Vừa rồi có trường hợp người khuyết tật ở TPHCM bị phụ xe buýt từ chối phục vụ. Phải nói rất ít xe buýt hiện nay có giá nâng để xe lăn lên được xe buýt. Không phải lúc nào người khuyết tật cũng có người hỗ trợ. Công trình tiếp cận là để hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập", bà Hồng Hà chia sẻ.

Một khi người khuyết tật vẫn khó tiếp cận công trình công cộng thì khoan hãy nói đến tạo việc làm cũng như thụ hưởng, tham gia xây dựng văn hóa của người khuyết tật. Vô tình, họ vẫn bị xem là người lệ thuộc.

* Tít bài đã được thay đổi*

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quế Võ - Si Ma Cai: Mang lòng tương thân tương ái tới với vùng biên giới phía Bắc

Thực hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn” và hưởng ứng chỉ thị của Trung ương về việc hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định đời sống, tái thiết sau bão lũ tại mảnh đất địa đầu biên cương của Tổ quốc. Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã phối hợp cùng với Thị Đoàn Quế Võ, Chùa Bảo Khánh (Bắc Ninh) và một số đoàn thể thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong ngày 27/9.
2024-09-27 18:38:27

Hiệp hội VAIDE-Chỗ dựa tin cậy cho các Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam luôn cố gắng là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, nhiều thương binh, người khuyết tật đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
2024-09-27 18:20:01

TP.Hạ Long: Đầu tư gần 120 tỷ đồng xây dựng nhóm dự án về nước sạch, trụ sở công an xã và trường học

Sáng 27/9, thành phố Hạ Long tổ chức Lễ khởi công nhóm các dự án, gồm: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 4 xã (Sơn Dương, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hòa Bình); xây dựng bổ sung phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học Sơn Dương (điểm trường trung tâm); Trụ sở công an xã Sơn Dương. Tổng mức đầu tư xây dựng của 3 dự án là gần 120 tỷ đồng. Đây thể hiện sự quyết tâm của thành phố nhằm giữ vững mục tiêu tăng trưởng và xây dựng TP Hạ Long “Kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”.
2024-09-27 13:55:37

HNM Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII

Được sự chỉ đạo của TW Hội, sự cho phép của lãnh đạo tỉnh, sáng ngày 26/9/2024, tỉnh hội Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 39 CT/TW của BTT TW Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Người khuyết tật (NKT).
2024-09-27 13:46:35

Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV

Chiều 26/9, Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An.
2024-09-26 20:00:00

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2024" chính thức được phát động

Ngày 25/9, tại trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2024 với chủ đề “Những ý tưởng xanh”.
2024-09-25 15:29:44
Đang tải...