Dạy học trực tuyến, những cái khó giờ mới biết!

2020-04-10 09:13:02 0 Bình luận
Từ khi Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học trực tuyến như một giải pháp thay thế học trực tiếp do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 quá dài, nhiều địa phương đã 'nháo nhào' thay đổi dù chưa thực sự sẵn sàng.

Một học sinh tiểu học ở Hà Nội tham gia buổi học trực tuyến

Thành thị, miền núi đều gặp khó

Sở GD-ĐT Hà Nội mới có văn bản hướng dẫn, đặt ra mục tiêu bằng mọi biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100% học sinh (HS) được học tập qua internet.

Để đạt mục tiêu này, Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn các phòng GD-ĐT, các đơn vị, trường học thực hiện theo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, về học liệu, về tổ chức hoạt động dạy học và quản lý HS… Sở này cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT, đơn vị trường học… xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến và báo cáo bằng văn bản về Sở GD-ĐT trước ngày 10.4.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, cho hay việc dạy học trực tuyến rất khác nhau ở các nhà trường. Hà Nội rất rộng và không phải gia đình nào cũng có internet cũng như thiết bị để con học trực tuyến.

Chị T.H, ở một khu đô thị lớn trên đường Minh Khai (Hà Nội), cũng cho hay nhà có 2 con, 1 học tiểu học, 1 học lớp 9 nên bố mẹ có 2 máy tính đều phải nhường con vì ưu tiên việc học. Tuy nhiên, khi cách ly xã hội, yêu cầu làm việc trực tuyến thì bố mẹ phải xin cơ quan cho đến nhiệm sở làm việc vì ở nhà không còn máy tính.

Hà Nội đã vậy, nhiều tỉnh miền núi còn khó khăn hơn. Ông Lê Thanh An, Trưởng phòng GD-ĐT H.Con Cuông (Nghệ An), chia sẻ toàn huyện có 44 trường trực thuộc huyện và chỉ có 8 trường ở vùng thuận lợi có thể triển khai được dạy học trực tuyến vì phụ huynh có điều kiện hơn. Các trường còn lại phần lớn chưa thể dạy - học trực tuyến.

Bà Lê Thị Thủy, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, thì cho biết Sở đã làm việc với Đài truyền hình Lai Châu về dạy học trên truyền hình tỉnh, mỗi ngày khoảng 30 phút. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở vùng sâu không có ti vi thì thật khó để triển khai giải pháp này. Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, dạy học trên truyền hình với các tỉnh miền núi như Điện Biên “là một thử thách, khi kinh nghiệm chưa có. Các thầy, cô giáo phải vừa làm vừa dò, chứ chưa thể làm tốt được ngay”.

Học sinh mệt mỏi vì những tiết học dài lê thê

Do chưa có kinh nghiệm xây dựng, thiết kế các bài giảng trực tuyến nên mỗi nhà trường, thậm chí mỗi giáo viên (GV) thiết kế bài giảng theo một cách khác nhau. Có trường lên thời khóa biểu rõ ràng về thời gian học từng môn gần giống như giờ lên lớp trực tiếp nhưng có trường thì cả buổi chỉ học 1 môn khiến cho tiết học kéo dài lê thê.

Trên các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm dạy học trực tuyến, có GV cho biết trường yêu cầu xây dựng giờ dạy là 2 tiếng để dạy theo chuyên đề cho... gọn. Điều này cũng có thuận lợi là giúp người học ở một lớp đông HS có nhiều cơ hội tương tác hơn. Tuy nhiên, GV khó kiểm soát HS có tham gia cả thời gian học hay không…

Một GV dạy tiểu học ở Hà Nội chia sẻ việc kéo dài thời gian không phải vì GV xây dựng bài giảng quá dài mà là do cả cô trò đều chưa quen với việc học trực tuyến. Nhiều khi chờ các em đăng nhập, điểm danh xong đã mất vài chục phút. Chưa kể, trong quá trình học còn trục trặc về kết nối mạng, đường truyền, micro của HS phát biểu mà cô không nhận được…

Phụ huynh có con học tiểu học, nhất là ở lớp 1 và lớp 2 phải rất vất vả khi kèm con học trực tuyến. Không ít ý kiến phản ánh, không chỉ trò rất vụng dại, lúng túng mà GV cũng chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý công nghệ thông tin, phụ huynh cũng lúng túng khi các thiết bị gặp trục trặc… Thậm chí, có HS khi vào được hệ thống, buổi học trực tuyến chỉ còn 5 - 10 phút thì kết thúc, hoặc đang học đường truyền bị gián đoạn, mất tiếng, mất hình... GV không xử lý được. "Bố mẹ ngồi kèm con học còn mong nhanh hết giờ nữa là con trẻ mới 6, 7 tuổi", một phụ huynh cho biết.

Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên cho thấy, điều lo lắng nhất của cả phụ huynh, HS và các nhà trường là với điều kiện dạy học trực tuyến quá chênh lệch như hiện nay, nếu áp chung một cách thức kiểm tra, đánh giá và tính vào thời gian học chính khóa thì khó tránh khỏi “bệnh hình thức” và hậu quả là HS sẽ chịu thiệt thòi lớn nhất, khi đã học mà như chưa.

Nên chọn tương tác qua từng nhóm nhỏ

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), cho biết ông nhận được rất nhiều email của GV nhờ hỗ trợ do dạy và học trực tuyến hiện nay đang là giải pháp tình thế, lúc đại dịch tràn đến mà nhiều trường, nhiều GV chưa kịp chuẩn bị kịch bản sư phạm. Lời khuyên mà ông Ngọc đưa ra là mỗi tiết dạy trực tuyến không quá 40 phút vì người học không thể ngồi nghe quá lâu.

Ông Ngọc cũng cho rằng GV nên chọn phương án tương tác không đồng bộ với HS, tốt nhất là qua nhóm email của từng lớp, từng GV, hay qua mạng xã hội, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, để kiểm tra kiến thức HS qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm. Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ HS thì GV mới giảng bài được và HS thậm chí không cần webcam (để chat video với GV) mà vẫn học bài được.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đề nghị các nhà trường tuyệt đối không chuyển đổi cơ học các tiết dạy (trước đây) thành các tiết dạy trực tuyến theo thời gian thực với thời lượng tương đương; ví dụ: 5 tiết (45 phút) thành 225 phút dạy trực tuyến liên tục trong 1 buổi. Nên bố trí xen kẽ các môn học, mỗi môn kéo dài khoảng 35 - 40 phút, giữa có giải lao 10 - 15 phút, mỗi buổi chỉ nên 3 tiết, ngày 2 buổi, thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học linh hoạt, phù hợp với thời gian sinh hoạt gia đình HS hiện nay.

Về nguyên tắc sư phạm, phương pháp triển khai, tiến sĩ Tôn Quang Cường lưu ý, cách dạy học trực tuyến cần tuân theo nguyên tắc lớp học đảo ngược, dạy học hỗn hợp và dạy học cá nhân hóa. Theo đó, trước mỗi bài học trực tuyến, GV phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho HS. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích, giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem HS tiếp thu được đến đâu, lưu ý đến các điểm HS chưa rõ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24
Đang tải...