Để yên tâm “Bơm vốn” ra thị trường

2022-12-12 07:50:55 0 Bình luận
Việc xin nới “room” tín dụng luôn “nóng bỏng” trong khoảng từ giữa năm 2022 đến nay, nhất là trước những áp lực đến từ “gam màu trầm” của “bức tranh” thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Ưu tiên tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng

Trong những buổi làm việc với địa phương gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã liên tục nhắc về những chỉ đạo và giải pháp điều hành tín dụng. Mới đây nhất, làm việc tại tỉnh Bạc Liêu vào ngày 4/11/2022, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng tiến hành rà soát, phân loại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững, nghiên cứu và thực hiện ngay việc nâng hạn mức tín dụng phù hợp, hiệu quả để vừa kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tập trung vào 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

 Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang. Ảnh Trọng Triết

Thực tế, nguyên nhân doanh nghiệp khó tiếp cận vốn không chỉ do ngân hàng thiếu room để cho vay mà chính các ngân hàng cũng cạn vốn, thanh khoản trên thị trường đang bị “tắc nghẽn”. Thống kê từ báo cáo tài chính quý 3/2022 của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng bình quân vượt 100%, trong khi cuối năm 2021 chỉ ở mức 97,9%.

Theo NHNN, tín dụng 10 tháng tăng 11,5%, nhưng huy động vốn chỉ tăng 4,8%. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện nay dư nợ cho vay và tổng huy động vốn gần như tương đương nhau, các ngân hàng đang rất khó khăn về hệ số an toàn vốn. Nên ngay cả khi NHNN có nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay thêm. Do đó, để đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng buộc phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh khó khăn thanh khoản, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngành Ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực nợ xấu có xu hướng tăng cao.

Hiện nay, ngoài kiểm soát cung tiền một cách trực tiếp là đưa ra chỉ tiêu room tín dụng, NHNN đang kiểm soát cung tiền bằng các yếu tố khác, như: lãi suất điều hành, hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… Nếu tận dụng tốt các công cụ này, NHNN hoàn toàn có thể bỏ room tín dụng. Ngoài ra, để tránh hiện tượng tín dụng tăng trưởng giật cục như năm nay, NHNN nên giao hẳn chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm để ngân hàng và doanh nghiệp chủ động kế hoạch kinh doanh.

Còn doanh nghiệp muốn huy động vốn trung, dài hạn phải ra thị trường vốn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thị trường trái phiếu chưa thể phục hồi một cách bình  thường, ngân hàng phải đóng vai trò chính trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường. Do đó, bên cạnh sự điều hành linh hoạt chính sách tín dụng từ NHNN, cần sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với chính sách tài khóa, trong đó cần tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thêm dòng vốn ra nền kinh tế; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực thanh khoản về tỷ giá.

“Bơm vốn” “cứu” thanh khoản

Nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để “cứu” thanh khoản cho nền kinh tế đang rất được quan tâm. Vì thế, một cơ chế điều hành linh hoạt là điều các doanh nghiệp luôn mong muốn.

Sau khi NHNN phát đi thông cáo quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng (room tín dụng) định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng mới đạt 12,2%. Như vậy “room” tín dụng phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% “room” tín dụng cho thời gian tới. Dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Đáng chú ý, sau khi NHNN nới “room” tín dụng và “mở hầu bao” các gói vốn kỳ hạn dài trên OMO, nhiều ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay. Ngay lập tức ngân hàng SHB đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5% - 2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh… Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.

Đồng thời, SHB còn miễn hoặc giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết.

Tương tự, VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022 - 30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (MSME) vay kinh doanh tại VIB.

Hay tại ngân hàng MB cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu... Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, đã giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp, có điều kiện giảm lãi vay.

Theo chủ trương của NHNN, những đơn vị nào thực hiện giảm lãi suất cho vay và có thanh khoản tốt sẽ được nhà điều hành ưu tiên nới “room” tín dụng. 

Trước đó, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay gồm Agribank, Vietcombank, HDBank và ACB.

Thống kê cho thấy, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền là 3.312 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm. 

Khách hàng đến quan hệ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tại BIDV An Giang. Ảnh Trọng Triết

Với quan điểm điều hành “không để ngân hàng nào thiếu thanh khoản”, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách và giải pháp, như: “bơm” thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng; tăng biên độ tỷ giá; 2 lần liên tiếp điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng… . Kết quả đến nay, thị trường tiền tệ và ngoại hối đã ổn định, áp lực lên tỷ giá đã “nguội”, thanh khoản toàn hệ thống duy trì ở trạng thái tốt và cải thiện hơn nhiều so với thời điểm tháng 10/2022.

Một trong những động thái tích cực thể hiện rõ thông điệp “không để ngân hàng nào thiếu thanh khoản” của cơ quan điều hành, đó là trong phiên giao dịch ngày 7/12/2022 trên thị trường OMO, NHNN đã chính thức đưa ra kỳ hạn 91 ngày trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, thay vì chỉ 14 ngày như những phiên giao dịch trước đó. Quyết định tăng kỳ hạn trên kênh cầm cố giấy tờ có giá lên 91 ngày là tín hiệu tích cực trong việc hỗ trợ thanh khoản cho thị trường từ cơ quan quản lý.

Những điều chỉnh của NHNN đã giúp thanh khoản của toàn hệ thống được cải thiện, từ đó kéo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm nhanh, cũng như giúp giảm áp lực và hỗ trợ tốt hơn đến sự ổn định của tỷ giá./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...