Hàng Việt trước xu hướng thôn tính của các đại gia bán lẻ ngoại

2016-02-11 15:16:20 0 Bình luận
Xu hướng mở rộng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ tiếp tục sôi động trong năm 2015, nổi bật là hàng chục trung tâm thương mại nước ngoài đã trực tiếp xây dựng hệ thống hay mua lại thương hiệu bán lẻ Việt.
Song song với hàng Việt Nam, nhiều kệ hàng tại siêu thị Aeon cũng có thêm hàng ngoại để người tiêu dùng lựa chọn (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Nhưng một điểm đáng lưu ý là trong bức tranh sôi động đó nhiều doanh nghiệp Việt đang có nguy cơ phải rời cuộc chơi, nhường chỗ cho doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà. 

Vậy tương lai nào đang chờ đợi hàng Việt khi hàng ngoại sẽ theo chân nhà bán lẻ nước ngoài xâp nhập thị trường Việt Nam? 

Cạnh tranh sát sạt

Siêu thị Fivimart luôn được biết tới là hệ thống bán lẻ hàng Việt hàng đầu trong nước với số lượng hàng Việt lên tới hơn 90% trong hệ thống. Kể từ đầu năm 2015 sau khi chuyển nhượng 30% cổ phần cho nhà bán lẻ Nhật Bản - Aeon, Fivimart cũng bắt đầu dành một phần không gian trưng bày cho nhãn hàng Top Value của đối tác Nhật.

Khi có thêm nhà đầu tư ngoại, nhiều kệ hàng trước đây chỉ có hàng Việt, nhưng giờ đây đã xuất hiện thêm hàng do nước ngoài sản xuất. Nếu xâu chuỗi lại từ khi mở cửa thị trường bán lẻ (năm 2010) thì cuộc chiến dành chỗ đứng trên kệ của hàng Việt thực sự quyết liệt.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam (phụ trách chuỗi siêu thị Fivimart) cho biết, khi có vốn của nhà đầu tư nước ngoài, hàng Việt cũng chịu thêm áp lực cạnh tranh.

Đơn cử, tại Trung tâm thương mại Aeon Long Biên mới hoạt động trong năm 2015 đã thu hút khoảng 50.000-60.000 lượt khách mỗi ngày, thậm chí vào ​những ngày cao điểm đã lên tới 140.000 lượt khách.

Ở siêu thị này, cũng 90% là hàng Việt Nam còn hàng của Nhật Bản thì đa phần được sản xuất ở nước thứ ba như HongKong... Tuy nhiên, có một điểm khác, đó là khoảng 10% hàng ngoại thuộc hệ thống Aeon toàn cầu, hấp dẫn cả phong cách, mẫu mã, giá cả, do vậy nhiều khách hàng đến với Aeon Mall cũng đặt sự quan tâm nhiều tới các mặt hàng có thương hiệu của Nhật Bản.

Ông Tadahiko Ishikawa, Giám đốc Trung tâm Bách hóa và Siêu thị Aeon Long Biên cho biết, hàng hóa vào hệ thống của Aeon đều phải đạt các tiêu chuẩn Nhật Bản. 

“Chúng tôi đặt kế hoạch đến năm 2020 sẽ xây dựng được 16 trung tâm thương mại trên toàn Việt Nam. Riêng tại Hà Nội chúng tôi sẽ có 6 trung tâm,” ông Tadahiko Ishikawa nói. 

Ngoài Aeon những thương hiệu ngoại như Metro, Lotte, Big C, Parkson, BJC… cũng đang phát triển chóng mặt. Bên cạnh đó, hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới như E-mart (Hàn Quốc), Wallmart (Mỹ), Seven & I Holdings và Takashimaya của Nhật Bản… cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam

Và để có thể tồn tại trước làn sóng đầu tư của các “ông lớn ngoại”, ngày càng nhiều nhà bán lẻ Việt phải bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cấp và mở rộng hệ thống. 

Đơn cử như: Fivimart bán 30% cổ phần cho Aeon (Nhật Bản); Citi Mart bán 49% cổ phần cũng cho Aeon; S.mart nay trở thành Simply Mart của AuchanSuper (Pháp); Trần Anh đã bán 31% cho Nojima Corporation (Nhật Bản); Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho Central Group (Thái Lan)... 

Không để trống thị trường nội địa

Làn sóng đầu tư của nhà bán lẻ nước ngoài theo hướng trực tiếp đầu tư hệ thống hay mua lại thương hiệu bán lẻ Việt đều sẽ tạo áp lực lớn hơn cho sự tồn tại của hàng Việt trong siêu thị.

Đó là bởi, mỗi nhà bán lẻ nước ngoài đều có mạng lưới cung cấp riêng tạo nên sự đặc sắc và định vị thương hiệu trên đường chinh phục thị trường thế giới. Không có lý do gì để họ tiếp tục duy trì một hệ thống sản phẩm cũ khi mua lại hay đầu tư một thương hiệu bán lẻ Việt. 

Người tiêu dùng sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cũng là nguyên liệu của Việt Nam, nhưng trong các siêu thị của nước ngoài hàng hóa được chế biến thành hàng trăm món ăn khác nhau và rất hấp dẫn khách hàng, ngược lại các siêu thị trong nước vẫn chưa tận dụng được cơ hội trên và đây là một áp lực cạnh tranh rất lớn để thu hút khách hàng.

Hiện có không ít nhóm hàng tiêu dùng của Việt Nam được xuất khẩu sang những thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Nhật, EU, Mỹ…Điều này cho thấy hàng Việt nếu thực sự cố gắng vẫn có cơ hội trên kệ siêu thị kể cả khi thị trường bán lẻ bị thống trị bởi khối ngoại.

Tuy nhiên, nhà bán lẻ không phân biệt thuần Việt hay nước ngoài đều có mục tiêu cuối cùng là phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Họ sẽ bán những sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua, do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích nghi theo hướng này.

Trước những thách thức đặt ra, theo ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, để đối mặt với nguy cơ rời kệ hàng siêu thị ngày càng lớn trước áp lực hội nhập, mở cửa không có cách nào khác ngoài con đường hàng Việt phải nâng cao sức cạnh tranh cả về giá cả lẫn chất lượng. 

Bên cạnh đó, hàng Việt cũng nên nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nông thôn khi các siêu thị bình dân đang hình thành, tận dụng lợi thế trên sân nhà và các chính sách phát triển thị trường nội địa mà Bộ Công Thương đang triển khải để củng cố hệ thống phân phối, cũng như mở rộng thị phần./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...