Hành trình trở thành doanh nhân thành đạt của một thương binh - Người lính Cụ Hồ

2024-10-07 14:26:23 0 Bình luận
Tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mang trong mình thương tật 38%, nhưng người lính Cụ Hồ - thương binh Trịnh Xuân Lâm đã phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất của quê hương Thanh Hóa.

Từ người cựu chiến binh, thương binh Bộ đội Cụ Hồ

Ông Trịnh Xuân Lâm sinh ra và lớn lên tại xã Hoằng Quý, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây nổi tiếng là một vùng quê nghèo nhưng hiếu học của xứ Thanh. Năm 1975, giữa lúc cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đang đến giai đoạn cao trào nhất, chàng trai trẻ Trịnh Xuân Lâm xung phong lên đường nhập ngũ. Ông dược phiên chế vào đơn vị pháo mặt đất thuộc Trung đoàn 186, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Đơn vị của ông được huấn luyện nhanh và thần tốc hành quân vào Nam, bổ xung vào các đơn vị tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước thân yêu.

Tổng giám đốc - Thương binh Trịnh Xuân Lâm.

Tâm sự với chúng tôi, ông Lâm cho biết: Những kỷ niệm quân ngũ dù đã gần 50 năm trôi qua, nhưng chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí ông. Ông Lâm vẫn nhớ mãi trận đánh đầu tiên mà ông đã tham gia. Đó là trận đánh tại ấp Bình Cơ, (Bình Mỹ, Bình Dương) ngày 29/4/1975, trước giải phóng Sài Gòn một ngày. Trận đánh đó đã làm rất nhiều bộ đội ta bị thương và hi sinh. Riêng đại đội của ông đã có 3 người bị thương vong, ông vẫn còn nhớ như in tên tuổi từng người và trường hợp thương vong của họ. Ngày 30/4/1975, đơn vị của ông cùng đại quân thẳng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Lúc quân ta ăn mừng chiến thắng, ông Lâm và nhiều anh em trong đơn vị đã không cầm được nước mắt…

Đất nước được thống nhất, sau khi đã ở trong quân ngũ một thời gian, ông Lâm là thương binh hạng 2, với thương tật 38%, được phục viên trở về quê hương. Ông luôn tâm niệm: Trong chiến tranh ác liệt, nhiều đồng đội đã hy sinh, ông may mắn còn sống để trở về, nên nhất định ông phải làm được điều gì đó cho quê hương, để tri ân những những đồng đội đã nằm xuống trên khắp các chiến trường.

Xưởng may của Tập đoàn Tiên Sơn.

Lập nghiệp với cơ sở sản xuất nhỏ

Từ năm 1990 ông Trịnh Xuân Lâm cùng gia đình chuyển đến thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp. Đó cũng là khi đất nước chuyển mình với nền kinh tế mới nhiều thành phần. Các doanh nghiệp tư nhân ngày càng ra đời và phát triển mạnh, đóng góp vào nền kinh tế chung của đất nước. Tháng 7-1995, ông Trịnh Xuân Lâm đi đến quyết định thành lập Công ty TNHH Tiên Sơn, là công ty tư nhân đầu tiên tại thị xã Bỉm Sơn, với mức vốn điều lệ 550 triệu đồng và vẻn vẹn chỉ có 10 lao động. Sau đó đến năm 2000, công ty phát triển thêm xưởng sản xuất sách vở học sinh, tăng thêm gấp đôi số lượng công nhân, đa số được nhận về từ con em các gia đình thương binh, cựu chiến binh trong vùng. Công việc ngày thêm phát triển dần. Năm 2002, công ty mở thêm xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và một số ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động. Có thời điểm số công nhân của công ty lên tới trên 500 người, đứng thứ 2 về số lượng người lao động tại thị xã Bỉm Sơn, chỉ sau Công ty Xi-măng Bỉm Sơn.

Đoàn Cựu chiến binh thăm nhà máy may của tập đoàn.

Xây dựng nên thương hiệu lớn

Với nhận thức Thanh Hóa là một trong những địa phương có nguồn lao động rất dồi dào, ông Trịnh Xuân Lâm luôn trăn trở, ước mơ tạo dựng được nhiều cơ sở sản xuất lớn và hiệu qủa trên quê hương để giúp người dân trong tỉnh có đủ việc làm, không phải đi tha phương cầu việc. Ông kể: Đầu năm 2006, khi nghe nói có một doanh nghiệp may mặc tại thị xã Bỉm Sơn làm ăn không hiệu quả, đang trên con đường giải thể, ông tìm đến để mua lại công ty. Nhưng bạn bè và gia đình đều không tán thành vì sợ ông sẽ thua lỗ trong thương vụ này. Kể cả UBND thị xã cũng không ủng hộ, vì cho rằng thời điểm này nghề may mặc đang thoái trào, và ông Lâm không có kinh nghiệm trong nghề này nên khó thành công. Nhưng với tính quyết đoán của mình, ông Lâm vẫn cương quyết thực hiện ý muốn và thực tế đã chứng minh là ông đúng.

Ngay sau khi hoàn thành việc mua lại nhà máy may, ông Lâm đã tiến hành cải tổ lại sản xuất. Ông tuyển thêm nhân sự giỏi, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, cạnh đó mở rộng phối kết hợp, liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để tìm kiếm các hợp đồng mới, nhằm duy trì đủ việc làm cho đơn vị và phát triển sản xuất kinh doanh. Với bản lĩnh vũng vàng, dám nghĩ dám làm cùng sự quyết đoán đã được tôi luyện trong chiến tranh của một cựu chiến binh, sau một thời gian, nhà máy may với sự chỉ đạo của ông đã dần đi vào hoạt động ổn định, sản xuất ngày càng phát triển, tạo công ăn việc hiệu quả làm cho hơn 300 cán bộ công nhân viên trong nhà máy - nay là một đơn vị trong Tập đoàn Tiên Sơn hùng mạnh.

Tập đoàn tặng nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh.

Nhân đà thắng lợi trên, ông Lâm càng thêm có cơ sở tự tin trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề khác. Trong các năm từ 2006 dến năm 2024, Tập đoàn Tiên Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng được thêm 13 nhà máy may xuất khẩu, 2 khách sạn, 1 toà nhà tổng hợp đa năng, với tổng giá trị đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. Đặc biệt trong đó có trên 2/3 lao động là con, cháu của các cựu chiến binh, thương bệnh binh và các gia đình chính sách. Hơn nữa, Tập đoàn Tiên Sơn là doanh nghiệp đầu tiên của Thanh Hóa đã thực hiện việc đưa các nhà máy, cơ sở sản xuất về tại địa bàn của các huyện trong tỉnh, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, thực hiện khẩu hiệu: “ly nông không ly hương”.

Tập đoàn tặng quà cho quỹ khuyến học.

Không chỉ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện lời hứa của người cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm với quê hương, nhiều năm qua, Tập đoàn Tiên Sơn luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa. Tập đoàn luôn làm tốt công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo và luôn đi đầu trong việc ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt. Tập đoàn hiện nhận phụng dưỡng suốt đời 3 mẹ liệt sỹ, 4 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Xây tặng tổng số 36 ngôi nhà tình nghĩa. Tặng hàng trăm sổ tiết kiệm, hàng nghìn xuất quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Tập đoàn cũng chú trọng đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, học bổng cho sinh viên nghèo, tặng thưởng cho học sinh đoạt huy chương quốc tế. Tài trợ khám và cấp thuốc chữa bệnh cho người nghèo, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid, hỗ trợ cho bộ đội Trường Sa... với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng.

Tập đoàn tặng quà hỗ trợ bộ đội Trường Sa.

Tương lai vẫn còn ở phía trước

Ngoài việc lãnh đạo công ty, lo việc làm cho hàng vạn con người, ông Trịnh Xuân Lâm cũng là Bí thư Đảng ủy tập đoàn với hơn 100 đảng viên. Ông được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nhân CCB Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2008), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2015), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2020), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2007, 2014)... và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Chia sẻ với PV, thương binh Trịnh Xuân Lâm cho biết: Hiện Tập đoàn Tiên Sơn đang có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 3 nhà máy may xuất khẩu; đầu tư 2 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu đến năm 2030 đưa vốn hóa của tập đoàn lên trên 3.000 tỷ đồng. Đây là bước đi táo bạo nhưng chúng tôi hoàn toàn có cơ sở thực tế để hoàn thành tốt mục tiêu này. Tiên Sơn cần phát triển hơn nữa, tạo nhiều công ăn việc làm nhiều hơn nữa cho bà con trong tỉnh. Đối với Tiên Sơn, tương lai vẫn còn ở phía trước.

Tập đoàn ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lụt.

Nhận xét về người thương binh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tiên Sơn, ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng ban Tuyên giáo thị xã Bỉm Sơn cho biết: Ông Trịnh Xuân Lâm là một cựu chiến binh gương mẫu, một doanh nhân có trách nhiệm,  một tấm gương về sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Ông đã có rất nhiều đóng góp tích cực cho địa phương. Ông là động lực truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng quê hương đất nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...