Kết nối dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật

2020-10-23 15:52:16 0 Bình luận
Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có 671.659 trẻ em khuyết tật từ 2-17 tuổi. Trong đó, trẻ em khuyết tật từ 6-14 tuổi chiếm tỷ lệ 59%, trẻ em khuyết tật từ 0-5 tuổi (25%), trẻ khuyết tật từ 15-16 tuổi chiếm 17%.

 Ảnh minh hoạ

Bà Châu Thị Minh Anh, Trưởng phòng Chăm sóc trẻ em (Cục Trẻ em – Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Luật trẻ em năm 2016 quy định, “trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hoà nhập xã hội. Luật người khuyết tật năm 2010 quy định "Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em"; "Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật; "Với trẻ em sơ sinh kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp".

Hiện Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật. Về chăm sóc sức khỏe, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế trong đó có trẻ em khuyết tật. Trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo; trẻ em ở vùng hải đảo, dân tộc sống ở vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế, trẻ em thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% chi phí mua thẻ BHYT. Cùng với đó là chính sách tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.

Trẻ khuyết tật được quan tâm hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt giáo dục mầm non, tiểu học. Về chính sách hỗ trợ giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt: Miễn /giảm học phí và hỗ trợ đồ dùng học tập cho trẻ em khuyết tật; hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Nghị định 136/2013/NĐ- CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có trẻ em khuyết tật nặng, đặc biệt năng, trẻ KT thuộc hộ gia đình nghèo được hưởng thêm các khoản trợ cấp thường xuyên (Mức 270.000 đ/tháng theo hệ số). Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Hiện nay, đã có một số dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại cộng đồng: Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện, các điểm tham vấn cộng đồng, các điểm tham vấn trường học, các Trung tâm bảo trợ xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em khuyết tật, phòng khám tư vấn cho trẻ em, trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Tổng đài quốc gia 111 được hình thành và hoạt động 24/24 trong ngày đã hỗ trợ kỹ năng, tư vấn chính sách, tư vấn giới thiệu dịch vụ cho trẻ em. Bà Minh Anh cho biết, tại một số địa phương có đội ngũ cộng tác viên về công tác xã hội nhằm hỗ trợ cha mẹ, người chăm sóc trẻ , theo dõi đánh giá nhu cầu của trẻ để hỗ trợ. Mạng lưới kết nối dịch vụ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật được hình thành và thí điểm triển khai tại một số địa phương.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Trẻ em, hiện nay, kiến thức, kỹ năng về chăm sóc trẻ em khuyết tật của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tại các gia đình còn hạn chế. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật đươc tiếp cận với các dịch vụ xã hội còn thấp: Khoảng 35% trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng; 78% trẻ em khuyết tật có thẻ bảo hiểm y tế; Khoảng 41% trẻ em khuyết tật được đi học.

Việc tiếp cận các công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao còn rất hạn chế và chưa đánh giá được. Việc phát hiện sớm khuyết tật và can thiệp sớm chưa thực sự được phát triển, đặc biệt là các khuyết tật về thần kinh, tâm thần, các khuyết tật về gen. Chưa theo dõi, đánh giá được tình hình trẻ em khuyết tật tiếp cận với dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng, tâm lý, bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực. Chưa thống kê, cập nhật, quản lý được toàn bộ trẻ em khuyết tật và đánh giá được nhu cầu của trẻ em khuyết tật tại cộng đồng. Việc tiếp cận dịch vụ của nhiều trẻ em khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo còn khó khăn do không đủ chi phí cho trẻ. Hiện nay, các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật tại gia đình và cộng đồng vẫn còn thiếu và phân tán; Thiếu các hướng dẫn về chăm sóc toàn diện cho trẻ em khuyết tật tại gia đình và cộng đồng.

Cũng theo bà Minh Anh, Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình, cộng đồng giai đoạn 2018-2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật. Một trong những nội dung của Đề án là thí điểm triển khai các mô hình: Kết nối dịch vụ hỗ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với dịch vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em theo nhu cầu; Mô hình phục hồi chức năng tại gia đình; Mô hình tư vấn phát hiện sớm trẻ em khuyết tật; Mô hình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khuyết tật tại gia đình; Mô hình chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...