“Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ”…!

2020-08-05 08:53:31 0 Bình luận
Đó là câu nói của Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) với các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm gìn giữ biển đảo Quê hương.

Đô đốc Giáp Văn Cương sinh ngày 13/9/1921 trong một gia đình nông dân tại xã Bảo Đại, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Năm 1942, ông xin vào ngành hỏa xa, trước là Ký ga, sau làm Truwongr ga Quy Nhơn, Diêu Trì (Bình Định). Ông tham gia cách mạng tháng 1/1945, đến tháng 8/1945 là Ủy viên quân sự tỉnh Bình Định, phụ trách công binh xưởng Hoàng Hoa Thám; năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đô đốc Giáp Văn Cương và Tổng Bí thư Lê Duẩn - Ảnh Tư liệu

Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã từng giữa chức vụ Tiếu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 96; Trung đoàn trưởng Trung đoàn 84 và Trung đoàn 108 thuộc Liên khu V.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324, Sư đoàn 3 và Sư đoàn 2; Tham mưu trưởng Quân khu V; Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Mặt trận 44 Quảng Đà; Tư lệnh Quân khu IV.

Năm 1974, ông được thăng hàm Thiếu tướng, giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN. Từ tháng 3/1977 – 1980, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Năm 1984, ông được bổ nhiệm là Tư lệnh Quân chủng Hải quân lần thứ 2 và giữ cương vị này đến khi ông qua đời vào ngày 23/3/1990 tại Hà Nội.

Nhắc đến ông, cán bộ chiến sĩ Hải quân không chỉ nói về vị Đô đốc đầu tiên của Quân chủng mà thường nhắc đến “Tầm nhìn Giáp Văn Cương”, “Ý chí Giáp Văn Cương”… hay “Vị Đô đốc hết mực thương yêu lính…”.

Để hiểu hết được tình thương yêu lính của Đô đốc Giáp Văn Cương, tôi xin trích đăng nguyên văn cuộc đối thoại giữa Đô đốc Giáp Văn Cương và chiến sĩ Hải quân dưới quyền ông.

Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) bảo: “Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ? Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ! Thế nên chúng mày mới phải chịu cảnh này”.

“Tớ già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn tư lệnh nhiều, khổ hơn tư lệnh nhiều vì tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho? Ở đây có cậu nào làm được tư lệnh không, xung phong nào! Cậu nào làm được tư lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương”.

Đô đốc Giáp Văn Cương kiểm tra bắn đạn thật ở Trường Sa năm 1988

Ông tâm tình: “Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ Tư lệnh nghèo quá, đất nước nghèo quá. Chúng ta vừa qua chiến tranh, còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tàu ra, tàu về, rồi tàu lại ra. Mà dầu thì ta không có, phải mua của nước ngoài, rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn...”.

Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc: “Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm”. Tướng Cương bảo: “Chẳng ai nỡ làm cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu. Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho đi ngay, bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Trai trẻ gì mà kém thế! Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy”. Thế là tướng với lính cười bò. Cười mà nước mắt giàn giụa./.

  • Đô đốc Giáp Văn Cương được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.
  • Ngày 07/05/2010, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Năm 2009 Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đặt tên đường Giáp Văn Cương cho một đường phố tại quận Liên Chiểu. Sau đó đến Khánh Hòa và Bắc Giang là 2 tỉnh tiếp theo đã đặt tên đường Giáp Văn Cương.

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chúc mừng Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước.
2025-04-18 08:47:27

Hành trình thiện nguyện vì cộng đồng theo cách của sinh viên khuyết tật

Nhân dịp kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 – 18/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã và đang được triển khai nhằm tăng cường nhận thức xã hội, tôn vinh đóng góp của người khuyết tật trong các lĩnh vực. Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), chương trình hiến máu "Nắng Hồng Nhân Văn" là một sự kiện nhân đạo đặc biệt, nơi mà tinh thần hòa nhập và sẻ chia được lan tỏa mạnh mẽ từ những sinh viên thầm lặng và đặc biệt .
2025-04-18 08:30:00
Đang tải...