Làm cha nuôi bất đắc dĩ, 25 năm sau người đàn ông nhận cái kết bất ngờ

2022-03-31 10:23:32 0 Bình luận
Nhân duyên đưa 2 con người ấy gặp nhau và trở thành cha con. Sau nhiều năm vất vả, chăm sóc, cô con gái nuôi ngày nào đã thành đạt và vô cùng hiếu thuận.

Một ngày tháng Ba năm 1997, ông Trương Song Kì sống tại Hà Nam, Trung Quốc trên đường đi làm về nhìn thấy một đứa trẻ lúc đó chỉ mấy tháng tuổi đang nằm trong chiếc khăn quấn để bên vệ đường.

Không biết do đói hay lạnh, đứa nhỏ liên tục khóc, giọng khàn đi, mặt đỏ bừng. Những người khác thấy đứa trẻ nhưng không ai dám bế. Riêng Trương Song Kì cởi áo khoác, quấn đứa bé lại và ôm chặt vào lòng bằng những động tác vụng về.

Trời dần tối, không một ai muốn nhận đứa bé nên ông đành bế về nhà mình. Ngày hôm sau, ông đến tìm trưởng thôn mong tìm lại gia đình cho đứa bé.  Nhưng đáng buồn thay, nhiều ngày trôi qua vẫn không có ai đến nhận.

Trong những ngày đứa bé ở nhà cùng, ông Kì dần đem lòng yêu thương, có tình cảm cha con với một người xa lạ. Sau nhiều ngày tháng tìm cha mẹ đẻ cho bé không thành, ông Kì quyết định nhận đứa bé làm con nuôi và đặt tên là Trương Bạch Các.

Ông Kì dùng toàn bộ tình thương, chăm sóc cho cô bé 

Hàng ngày, người đàn ông 50 tuổi chưa từng chăm đứa trẻ con nào đi từng nhà trong xóm để xin những phụ nữ trong làng mới sinh con, hoặc xin sữa dê của các nhà xung quanh để cho đứa con bé bỏng của mình uống. Chính Trương Song Kì cũng lấy con làm động lực, đi làm thêm rất nhiều việc: từ làm ruộng, đến chăn cừu, nhặt phế liệu, tới các nhà máy địa phương làm thợ nguội…

Liệu cơm gắp mắm, hai cha con cứ có gì ăn đó, sống trong căn nhà nhỏ hẹp, nhưng ngôi nhà ấy vẫn luôn ngập tràn tiếng cười. Nhưng rồi cô bé ấy cũng lớn lên, đến khi đến tuổi vị thành niên, Trương Bạch Các bắt đầu nảy sinh cảm giác tự ti vì các bạn khác trong lớp đều mặc quần áo đẹp, tan trường thì có bố mẹ lái ô tô đến đón. Trong khi đó, Trương Bạch Các nhìn bố suốt ngày hôi hám vì đi nhặt rác, chỉ có trên người độc nhất một bộ quần áo cũ rách.

Khi đó, người thiếu nữ bắt đầu xa cách với cha nuôi. Cô không muốn cho cha đến trường, không giao tiếp với ông khi về nhà. Đến cấp 3, Trương Bạch Các vẫn giữ thái độ tức giận khi thức ăn cha chuẩn bị cho mình không ngon như các bạn.

Cho đến một ngày, Trương Bạch Các về nhà đột xuất vào buổi trưa, cô thấy trên bàn ăn của cha chỉ có một ít bánh bao nguội, bên cạnh có một ly nước lạnh. Cô lúc ấy mới bùi ngùi nhận ra rằng bữa ăn của cô ngon hơn của cha rất nhiều. Cha đã dành những thứ tốt đẹp nhất trong khả năng của mình cho cô.

Sau 3 năm trung học, điểm của Trương Bạch Các không tệ và cô có thể vào một trường đại học tốt. Nhưng cô lại lựa chọn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp vì học phí đại học vượt xa khả năng chi trả của gia đình. Vả lại, cô cũng không muốn cha của mình phải vất vả nhiều nữa nên đã lên thành phố tự bươn trải.

Do không có bằng cấp, Bạch Các ứng tuyển mọi nơi nhưng cũng chỉ được làm bồi bàn. Dù công việc khá mệt mỏi nhưng Trương Bạch Các không nản lòng, tháng đầu tiên cô chỉ nhận được mức lương 800 nhân dân tệ (3 triệu đồng). Chả đáng bao nhiêu nhưng cô đã tiết kiệm hết mức để mua cho cha một chiếc nệm êm ái.

Người con nuôi năm ấy giờ đã thành đạt và toàn tâm báo hiếu cha 

Nhìn thấy cha ngồi trên chiếc nệm mới với nụ cười hạnh phúc, Trương Bạch Các cảm thấy công việc khó khăn của mình là xứng đáng. Song biến cố vội ập đến, ạch Các bị chẩn đoán mắc bệnh nặng. Thấy vậy, người cha nghèo Trương Song Kì vội vàng đưa con gái đến Bắc Kinh. Hai cha con sống trong một căn hầm tối tăm và hôi hám để chạy chữa. Tại đây, Trương Song Kì đã dùng hết số tiền tiết kiệm được nhưng vẫn không đủ để phẫu thuật cho con. Cuối cùng, ông chỉ có thể mua thuốc và đưa con về nhà dưỡng bệnh. May mắn thay, trời thương nên thời gian sau đó, bệnh của cô đã đỡ dần và khỏe trở lại.

Trương Bạch Các lại ngay lập tức trở về guồng quay với công việc, cô xin làm nhân viên thu ngân trong một siêu thị. Sau đó, nắm bắt được xu hướng, Trương Bạch Các bắt đầu bán mỹ phẩm trên nền tảng trực tuyến. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nhờ sự bền bỉ và chăm chỉ, dần dần cô kinh doanh mát tay hơn, thậm chí thành lập công ty riêng và kiếm được thu nhập rất tốt.

Người cha nuôi bấy giờ qua mọi lăn lộn của cuộc sống cũng đã 70 tuổi rồi, sức khỏe yếu dần. Một lần, người hàng xóm phát hiện Trương Song Kì gục trên mặt đất nên đã gọi ngay cho Trương Bạch Các, người đang làm việc bên ngoài.

Cô gái khóc nức nở khi nghe tin dữ này. Cô cũng tự nhận thấy rằng mình mới chỉ tập trung vào sự nghiệp mà quên mất người cha già ở quê của mình cũng cần được chăm sóc, chứ tiền bạc giờ với cha cũng chẳng là điều cần thiết nữa. Suy nghĩ nhiều đêm, cuối cùng tình yêu người cha không cùng dòng máu này đã đi đến một quyết định nhiều người tưởng là “điên”: bán công ty mình đang vận hành rất tốt để ở bên cha báo hiếu.

Năm 2021, Trương Bạch Các đã bán công ty giá trị hàng triệu tệ với nhiều kỳ vọng phát triển lớn mạnh trong những năm tới để mua một chiếc xe dã ngoại RV và đưa cha đi du lịch. Kể từ đó, ông Song Kì đã được con gái đưa đi du lịch rất nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn. Hai cha con đến Hải Nam để thưởng thức phong cảnh nhiệt đới; đến Vân Nam và Quý Xuyên để thưởng thức món ăn trứ danh; ngắm gấu trúc khổng lồ và đến Tân Cương để trải nghiệm các phong tục dân tộc khác nhau.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...