Nghị lực sống của người phụ nữ liệt cả chân và tay

2022-11-03 12:24:02 0 Bình luận
Người phụ nữ mà tôi sắp kể, đó là chị Huỳnh Thị Xậm, sinh năm 1978 ở ấp 7, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trong một gia đình nông dân nghèo, đông con.

Không may mắn như bao đứa trẻ bình thường khác, ngay từ khi mới chào đời, Xậm đã bị liệt cả hai chân và tay. Không tự làm được bất cứ việc gì nên cuộc sống của Xậm hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc và tình yêu thương của bố mẹ và các em.

Gia đình Xậm càng rơi vào khốn khó khi người cha mắc bệnh hiểm nghèo. Không có tiền chạy chữa, mẹ và các em Xậm phải chạy khắp nơi để tự kiếm từng thang thuốc nam về để cha có thể cầm cự qua ngày.

Sống trong ngôi nhà xiêu vẹo tứ bề, không có một đồ vật gì giá trị, thương bố mẹ và các em, mặc dù cả chân tay đều bị liệt nhưng Xậm vẫn cố gắng lặn lội để kiếm con tôm, mớ cá về phụ giúp mẹ kiếm tiền mua gạo.

Mùa thu năm 1990, cha Xậm qua đời, mọi gánh nặng của một gia đình với 7 miệng ăn dồn hết lên đôi vai gầy của mẹ.

Lúc này Xậm đã 12 tuổi, nhưng chưa một lần được đến trường vì điều kiện gia đình quá khó khăn cùng với mặc cảm mình là người tàn tật. Mỗi lần nhìn thấy các bạn ríu rít tới trường, Xậm lại ứa nước mắt.

Hiểu được nỗi lòng của con gái, mẹ đã quyết định cho Xậm vào học ở trường tư. Hằng ngày, Xậm đều phải sử dụng mọi thứ bằng chân một cách nặng nề và khó nhọc, ngay cả việc tập viết.

Những ngày đầu gồng mình tập viết bằng chân, gồng mình nắn nót rất vất vả song Xậm không bỏ cuộc. Xậm tập luyện cả ngày lẫn đêm. Và thật bất ngờ, sau gần 3 tháng kiên trì bền bỉ, Xậm đã tự viết được bằng chính đôi chân của mình.

Năm 2017, chị Huỳnh Thị Xậm là một trong ba người phụ nữ Việt Nam lọt vào top 100 Phụ nữ tiêu biểu toàn cầu

Năm 14 tuổi, thấy mình đã có thể viết thành thạo bằng chân, Xậm nói mẹ xin cho vào học lớp 1. Cũng từ đó chị tập xỏ kim để tự vá quần áo, tập bơi xuồng phòng khi không có bạn đi học cùng… những việc đó với chị là sự nỗ lực đầy đau đớn.

Song thật trớ trêu, mới hoàn thành xong học kỳ 1, Xậm đã phải nghỉ học một thời gian do không có phương tiện đi lại và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Câu chuyện về một cô bé 14 tuổi mới được vào lớp 1, liệt cả hai chân và tay nhưng đã tập luyện để có thể viết bằng chân đã lan truyền khắp huyện. Phòng Giáo dục, UBND và Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã quyết định tặng một chiếc xuồng ba lá cùng nhiều sách vở, bút mực để Xậm có thể tiếp tục tới trường.

Hằng năm, cứ vào dịp khai giảng, Xậm lại nhận được thư động viên và quà của Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ mồ côi TP Hồ Chí Minh. Sự động viên của nhà trường, của địa phương, của các tổ chức xã hội đã giúp Xậm có thêm niềm tin, động lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành chương trình tiểu học.

Từ lớp 2 cho đến lớp 9, đều đặn năm nào Xậm cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Lên THPT, Xậm phải bắt đầu những ngày đi học xa nhà và ở trọ. Biết mình không được như bạn bè đồng trang lứa, chị tự nhủ phải quyết tâm hết sức.

Khó khăn trong sinh hoạt, đi lại và lại phải ở trọ xa nhà, nhiều lúc Xậm đã định nghỉ học giữa chừng, nhưng rồi sự động viên, giúp đỡ của thầy cô và các bạn đã giúp Xậm theo học đến hết cấp.

Thật đáng buồn, gần đến ngày thi thì Xậm lại bị ốm nặng nên không thể tham gia được kỳ thi tốt nghiệp THPT. Buồn chán và thất vọng, có lúc Xậm đã tìm đến những ý nghĩ tiêu cực nhưng rồi khao khát phải sống, phải học để thành người có ích đã vực Xậm dậy. Kết quả là năm 2003, Xậm đã vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp THPT lần thứ 2 với số điểm khá cao.

Năm 2004, Huỳnh Thị Xậm được các cô chú trong Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ mồ côi TP Hồ Chí Minh giới thiệu về "Mái ấm thành đạt" để học nghề. Tại đây, Xậm nhận được sự chia sẻ của những người bạn cùng cảnh ngộ. Học tin học được 6 tháng, lúc chuẩn bị về quê, Trung tâm Dạy nghề cho NKT và trẻ mồ côi TP Hồ Chí Minh chuẩn bị mở phòng thư viện, chị được Ban Giám đốc Trung tâm sắp xếp làm thủ thư, với sự hỗ trợ chuyên môn của cô Đinh Thị Hỏi, cô Nguyễn Ngọc Hồng - hai người luôn sát cánh bên chị. Việc sắp xếp sách vở, cắt dán mã số sách, phân loại sách đều khó khăn với chị, song chị vẫn cố gắng vượt qua. Chị sống bằng tình yêu thương, nên chị ráng vun đắp, lan tỏa tình người. Mỗi tối, chị dạy các em mồ côi, khuyết tật tại trung tâm học chữ. Để dạy được các em khiếm thính, khiếm thị, chị lại mày mò học động tác, học chữ nổi. Lúc trung tâm mở lớp dạy vẽ, chị được tạo điều kiện để học. Phải mất 1 tuần luyện tập, chị Xậm mới có thể làm quen với cây cọ vẽ vì nó quá nhỏ so với cây bút viết. Và phải mất 5 tháng, đôi chân của chị mới thành thục với những nét vẽ đầu tiên.

 Với ý chí và nghị lực đó, Chị Xậm đã dùng chính những khiếm khuyết của mình để vẽ lên cuộc đời của mình – “Sắc màu của Xậm”. Chủ đề chính trong các bức tranh chị Xậm vẽ là phong cảnh thiên nhiên, khung cảnh đồng quê. Rất nhiều trong số đó đã được bán trên thị trường.

Tiếng lành đồn xa, tài vẽ tranh bằng chân của chị Xậm đã lan rộng ra toàn thành phố. Năm 2005, Chị Xậm vinh dự nhận bằng "Xác lập kỷ lục Việt Nam" và "Cúp kỷ lục" do Đài THVN cùng Công ty Vietbook phối hợp tổ chức. Năm sau, Chị Xậm lại đoạt thêm danh hiệu "Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam 2006" do Bảo tàng Phụ nữ TP Hồ Chí Minh trao tặng.

Năm 2009, chị Xậm được trung tâm đưa đi học đại học tại Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh ngành xã hội học. Đồng hành cùng chị là một nhân viên của trung tâm suốt 4 năm trời đưa rước. Bước đến giảng đường biết bao bỡ ngỡ, nhưng sự mặc cảm không thắng được mong muốn biết thêm nhiều cái chữ của chị. Năm 2014 chị tốt nghiệp đại học.

Không đầu hàng số phận, dù bị liệt cả hai chân và tay, nhưng chị Huỳnh Thị Xậm đã nỗ lực, vượt lên chính mình thực hiện được ước mơ trở thành người có ích cho xã hội.

Chính nghị lực sống cộng với sự phấn đấu không mệt mỏi đó mà năm 2017, chị Xậm là 1 trong 3 phụ nữ Việt Nam có tên trong danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu.

Câu chuyện của chị Xậm đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người lành lặn, chị đã sống xứng đáng với cuộc đời, sống như những đóa hoa luôn hướng về phía mặt trời, dù rằng cơ thể của chị vẫn còn chứa đựng nhiều khiếm khuyết./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...