Hàng trăm nông dân đòi lại đất lúa ở Khu Công nghiệp Tiền Hải: Giải quyết ra sao?

2021-03-14 11:55:19 0 Bình luận
Trong số những người bị thu hồi đất phục vụ KCN Tiền Hải, không ít thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có thương binh liệt sỹ, nay có hoàn cảnh rất khó khăn. Vậy nhưng họ cho rằng, chính quyền giải quyết đất đai không thỏa đáng.

Vấn đề tranh chấp pháp lý nảy sinh sau khi chính quyền thu hồi đất ruộng của dân làm dự án đô thị, khu công nghiệp,... vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều địa phương cả nước. Người nông dân mất tư liệu sản xuất, chính quyền giải quyết thỏa đáng hay chưa, công tác an sinh xã hội có được đảm bảo? Nhiều hệ lụy tại các vùng nông thôn mà người dân thiếu đất, thiếu việc làm. Nhiều trong số đó còn là các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ, người già mất sức lao động. Nếu chính quyền địa phương không có biện pháp hỗ trợ thỏa đáng, thường dẫn đến những tranh chấp khiếu nại kéo dài. Tại tỉnh Thái Bình, câu chuyện người dân khiếu nại đòi lại đất ở nhiều khu công nghiệp vẫn xảy ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp thấu đáo, triệt để.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc đối thoại với người dân xã Đông Lâm (huyện Tiền Hải) để giải quyết yêu cầu đòi đất hàng loạt doanh nghiệp đang thuê sử dụng tại Khu công nghiệp Tiền Hải. Đại diện người dân khiếu nại là ông Phan Anh Dũng.

Theo nội dung làm việc, từ năm 2001 đến năm 2007, UBND tỉnh thu hồi đất của hàng trăm hộ dân các xã tại Tiền Hải, trong đó có Đông Lâm, giao cho 4 công ty: Công ty Hảo Cảnh, Công ty Long Hầu, Công ty Phương Bắc, Công ty Kỹ thương Thiên Hoàng. 

Ông Phan Anh Dũng cho rằng, các hộ dân chỉ đồng ý cho 4 công ty này thuê đất với thời hạn 10 năm. Theo ông, các quyết định thu hồi đất đối với các công ty nêu trên trái pháp luật vì: Luật đất đai không có quy định nào thu hồi đất trồng lúa đối với các hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất từ năm 1996. Người dân đề nghị UBND tỉnh trả lại đất cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống.

Tại buổi đối thoại, ông Phan Anh Dũng cũng cung cấp nhiều tài liệu liên quan việc thu hồi đất của dân phục vụ KCN và đơn thư, văn bản giải quyết khiếu nại của tỉnh.

Cuộc đối thoại chỉ có ý kiến người dân, còn đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường không đưa ra quan điểm gì.

Người dân nhiều năm đòi lại đất Khu công nghiệp Tiền Hải.

Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân tại 2 xã Đông Cơ và Đông Lâm (huyện Tiền Hải) đội đơn khiếu nại khắp cơ quan ban ngành yêu cầu trả lại đất ruộng mà họ bị thu hồi hơn 10 năm trước để cho các doanh nghiệp thuê tại Khu công nghiệp Tiền Hải. Người dân cho rằng thời điểm đó, chính quyền và họ đã thống nhất cho các doanh nghiệp gạch, gốm sứ như: Viglacera, Long Hầu, Hảo Cảnh, MIKADO,... thuê đất trong 10 năm. Vậy nhưng hết thời hạn 10 năm, họ được trả lời rằng đất của họ đã bị thu hồi vĩnh viễn. 

Trong hàng trăm hộ dân đòi đất, rất nhiều người thuộc diện gia đình chính sách, người già cả có hoàn cảnh khó khăn. Rất nhiều gia đình người có công, thương binh, liệt sỹ.

Người dân tại xã Đông Cơ chủ yếu đòi lại đất thuộc khu vực 9 doanh nghiệp đang sử dụng như: Xí nghiệp Đông Thái (Công ty Nicotex), Công ty Long Hải, Công ty gốm sứ Hảo Cảnh, Công ty Thanh Hải, Công ty nước khoáng Vital,...

Người dân xã Đông Lâm đòi đất của 4 doanh nghiệp đang sử dụng: Công ty Hảo Cảnh, Công ty Long Hầu, Công ty Phương Bắc, Công ty Kỹ thương Thiên Hoàng.

Người dân cho rằng, những người làm lãnh đạo chính quyền địa phương vào thời điểm đó đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân và đưa ra những quyết định và thông tin thiếu minh bạch. Trong các biên bản làm việc của cán bộ xã thôn ngày đó, người dân chỉ đồng ý cho doanh nghiệp thuê đất 10 năm. Theo đó, giá bồi thường nhân theo khối lượng 10 năm cho người dân là khoảng 6,2 triệu đồng/sào.

Người dân cho rằng, đến năm 2013, họ phải được nhận lại đất ruộng của mình để tiếp tục canh tác theo thỏa thuận. Nếu doanh nghiệp muốn thuê tiếp thì phải trả thêm tiền cho họ chứ không thể lấy không đất một cách vô lý và bất minh như vậy. Sau này họ mới ngã ngửa vì nhận được văn bản của tỉnh về việc thu hồi đất và giao cho các doanh nghiệp này đến hết năm 2040, có doanh nghiệp đến 2059.

Trong một văn bản trả lời khiếu nại của 84 hộ dân xã Đông Cơ (cũng chung hoàn cảnh bị lấy đất), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình viện dẫn Luật đất đai năm 2013 cho rằng, tại thời điểm thu hồi đã bồi thường hỗ trợ thì người sử dụng đất bị chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ với đất bị thu hồi. Sở TN&MT cho rằng cán bộ xã và tổ sản xuất thời điểm đó nhận thức sai về Luật đất đai.

Tuy nhiên người dân cho hay, nếu lúc đó cán bộ xã không họp thống nhất và làm biên bản về việc cho thuê đất 10 năm, không đời nào họ để mất đất về tay doanh nghiệp như vậy. "Đây không phải là dự án về an ninh quốc phòng nên không thể ép dân để thu hồi đất. Nếu Sở TN&MT đại diện chính quyền nói rằng lỗi là cán bộ xã nhận thức sai pháp luật, vậy chính quyền phải chịu trách nhiệm chứ không thể bắt người dân phải chịu thiệt thòi vì lỗi không thuộc về mình." - Ông Phan Anh Dũng (đại diện người dân Đông Lâm) nói.

Tháng 8/2016, UBND tỉnh Thái Bình đã có văn bản chỉ đạo với nội dung: UBND huyện Tiền Hải hỗ trợ bổ sung các hộ gia đình bị thu hồi đất ở xã Đông Cơ giai đoạn 2001-2007. Trong đó nêu: Các doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất cộng thêm lãi suất tiền gửi qua từng thời kỳ... Kể cả doanh nghiệp ngoài KCN, UBND huyện vận động hỗ trợ bổ sung cho các hộ gia đình...

Theo đó, UBND huyện Tiền Hải cũng đã có Quyết định phương án bồi thường hỗ trợ bổ sung cho một số hộ gia đình. Tuy nhiên qua các cuộc làm việc thỏa thuận mức bồi thương hỗ trợ, người dân cho rằng việc giải quyết không thỏa đáng và không đồng bộ nên không đồng ý nhận tiền bổ sung.

Tiền Hải không phải là huyện duy nhất ở Thái Bình xảy ra chuyện tương tự. Trước đó không lâu, ở KCN Đồng Tu (huyện Hưng Hà), người dân đã không ít lần "quây" các nhà máy yêu cầu trả lại đất cho họ cũng chỉ vì sự mập mờ trong việc thuê đất 10 năm nhưng thức chất chính quyền đã giao lâu dài cho doanh nghiệp. Báo chí từng phản ánh về việc người dân lập lán trại vây một số doanh nghiệp để yêu cầu chính quyền địa phương đối thoại và có giải pháp, khiến hoạt động KCN Đồng Tu bị tê liệt.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...