Người mẹ 'bất đắc dĩ'của 2 đứa trẻ chung xóm trọ, 'quên' lấy chồng để chăm sóc con

2022-03-17 09:36:36 0 Bình luận
Hai đứa trẻ mất mẹ, bố bỏ đi, được bà Ngọc xót thương đem về nuôi nấng dù không máu mủ ruột rà. Ước mong của người phụ nữ này là một ngày bọn trẻ biết được nội ngoại, gốc gác họ hàng.

Người phụ nữ vĩ đại đó là bà Hồ Thị Ngọc (53 tuổi, quê Tiền Giang). 12 năm trước, khi xóm trọ trên TP.HCM đang ngủ thì bà giật mình nghe tiếng trẻ khóc ở phòng bên cạnh. Không nghe tiếng người lớn, bà vùng dậy sang xem, thấy cửa khóa. Gọi không thấy anh chồng đâu, thanh niên trong xóm trọ phá cửa xông vào.

"Thằng lớn thì khóc thét. Thằng nhỏ nằm trên giường người tím ngắt, tay chân không đụng đậy, nước tiểu ướt cả lưng lẫn đầu", bà nhớ lại.

Trong trí nhớ của bà, ba mẹ 2 đứa trẻ này người miền Bắc, sống hiền lành và yêu thương nhau. Họ sống cạnh phòng trọ của bà được 3 năm.  Người chồng làm thợ lặn sắt vụn dưới sông, người vợ ai thuê gì làm nấy. Khi đứa con trai đầu gần 2 tuổi, chị vợ mang thai đứa thứ 2. Chị có bệnh tim, bác sĩ khuyên bỏ nhưng chị quyết giữ con.

Cũng như đứa trước, sinh con xong ở viện, người chồng bỏ con trong chiếc giỏ mây, người vợ thay đồ rồi trốn viện. Hai đứa trẻ không đứa nào có giấy khai sinh. Sinh con được 1 tháng 14 ngày, chị qua đời.

Sau khi mẹ hai đứa mất, hàng xóm quyên góp ít tiền để người chồng mang xác vợ đi thiêu. Hôm sau, anh chồng ôm hũ tro của vợ bỏ đi biệt tích, để lại hai đứa con.Cả xóm xúm lại, người lo cho đứa lớn, người tìm quần áo, pha sữa. Đứa nhỏ di truyền bệnh tim từ người mẹ, tím tái, đói lả người, không ai nghĩ nó sống được. 

Bà Ngọc và hai con (Ảnh: Dân trí)

Bà Ngọc trở thành mẹ bất đắc dĩ ở tuổi 42. Tuy nhiên, đứa con thứ 2 bị hẹp van tim, cứ phải đi bác sĩ thường xuyên.  Không dám cho bú sữa bình vì sợ nghẹn, bà chỉ dám đút từng muỗng sữa nhỏ. Ban ngày, bà để má trông rồi đi bưng bê quán hủ tiếu gõ kiếm tiền.

Không đành cho 2 đứa trẻ vào trại trẻ mồ côi, bà Ngọc đánh bạo rau cháo nuôi nấng. Khi đứa nhỏ được một tuổi rưỡi, bác sĩ bảo phải tiến hành mổ nong van tim nếu không sẽ khó sống. Nhưng bà chẳng dư lấy một đồng, lại không có bảo hiểm, mỗi đêm thức giấc đút sữa cho con.

Anh chị em bà Ngọc đông, nhưng ai cũng nghèo không giúp gì được. Mấy anh chị em góp nhau được một ít nhưng chưa đủ tiền mổ, bà Ngọc đánh liều ôm con gõ cửa từng nhà ở một tòa chung cư gần khu trọ. Có người thấy thương, cho bà tận 5 triệu đồng. Sau ba ngày, bà đưa con nhập viện.

Những năm đó, bà Ngọc đi làm, việc trông coi hai đứa trẻ nhờ vả vào người mẹ đã gần 90 tuổi. Năm 2014, mẹ bà Ngọc qua đời, không còn ai trông con, tiền thuê nhà đắt đỏ, bà theo chân người quen, một nách hai con dạt về mé sông Vàm Cỏ, huyện Cần Đước, Long An thuê được phòng trọ rộng, rẻ hơn.

Hằng ngày, bà gửi đứa lớn đi học, đứa nhỏ theo bà chặt mía thuê. Bà lót dưới lớp lá mía, trên phủ tấm bạt, dựng 4 cây mía 4 góc rồi che tấm màn, vừa làm vừa trông con. Hết mùa mía lại chở con đi cả chục km hái chanh thuê.

2 con không có giấy tờ khai sinh, bà mượn hai tờ khai sinh của cháu ngoại một người chị ở quê cho 2 con đi học. Tuy nhiên, đứa lớn học đến lớp 6 thì đòi nghỉ, muốn đi làm cùng phụ mẹ mặc thầy cô ra sức vận động.

Hai năm trước, bà Ngọc có khối u ở ngực phải nằm viện ở thành phố gần một tuần, bà gửi con cho hàng xóm. Chờ kết quả xét nghiệm, bà sợ mình mắc bệnh ung thư. May sao khối u lành tính, bà Ngọc chỉ cần uống thuốc.

Sau bữa đó, bà Ngọc quyêt định nói sự thật cho 2 con biết, nhưng chúng khóc nức nở và ôm chầm lấy bà: "Con chỉ có mẹ thôi". Đứa lớn hiểu chuyện hơn, hôm sau đến chỗ làm ứng 300.000 đồng ra thị trấn in tấm hình, mua trái cây, nhang đèn về đặt lên nóc tủ quần áo thờ mẹ.

Bà Ngọc hiện đang làm thuê cho một cơ sở tái chế rác thải nhựa ở gần nhà, với 200.000 đồng tiền công mỗi ngày. Công việc thời vụ bấp bênh, nhưng hợp với người lớn tuổi và tiện việc đưa đón con trai út đi học. Đoạn đường từ nhà đến trường xe cộ đông, căn bệnh tim bẩm sinh chưa khỏi hẳn và sợ tai nạn.

Sau Tết, công ty bỗng ngưng nhập hàng, bà Ngọc thất nghiệp. Tiền ăn, tiền học phí, tiền nhà trọ tới liền liền. Bà đi cắt cỏ thuê cũng không đủ trang trải nên đã vay tạm 3 triệu, mỗi tháng góp 300.000 đồng tiền lời để xoay sở. Vừa đi làm lại được hơn chục ngày nay thì công ty lại cho nghỉ vì không có hàng mới.

Mải chăm con của người, người phụ nữ này không vướng bận nghĩ đến tình riêng mà toàn tâm toàn ý với các con. "Tui thật sự muốn các con tìm được gia đình nội ngoại để tụi nó có mảnh giấy lận lưng", bà Ngọc tâm sự.


 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...