Người phụ nữ bị cha ruột nhốt dưới hầm, hãm hiếp suốt 24 năm và sinh hạ 7 người con
Người cha "ác quỷ"
Elisabeth Fritzl là con gái của ông Josef Fritzl và bà Rosemarie, sống tại Áo. Gia đình cô có cả thảy 7 chị em, trong đó Elisabeth là thứ tư. Người bố trong mắt gia đình Elisabeth là một kỹ sư chăm chỉ, luôn có thói quen xuống tầng hầm mỗi ngày vào lúc 9h sáng để làm việc, thiết kế các loại máy móc rồi đem bán. Thỉnh thoảng ông ta sẽ ở đó qua đêm, nhưng bà Rosemarie không chút lo lắng, nghi ngờ vì Josef được đánh giá là một người đàn ông chăm chỉ, hết lòng vì công việc và gia đình.
Vào ngày 28/8/1984, thiếu nữ trẻ trung xinh xắn Elisabeth Fritzl (khi đó 18 tuổi) đột ngột mất tích. Khi đó, cô đang sống ở nhà cùng gia đình tại Amstetten. Trong suốt nhiều năm sau đó, gia đình đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi mãi không tìm thấy tung tích của cô. Còn cha của Elisabeth là Josef Fritzl nói với cảnh sát rằng ông ta không biết con gái mình đi đâu nhưng ông ta nghi ngờ rằng Elisabeth đã tham gia vào một giáo phái nào đó vì trước đây cô từng nhắc đến.
Elisabeth bị bắt cóc bởi chính bố ruột khi mới 18 tuổi
Thế nhưng, sự thật thì Josef chính là người đã dựng nên màn kịch này để hòng bắt cóc con gái mình. Vào cái ngày định mệnh ấy, ông Josef Fritzl yêu cầu con gái Elisabeth, khi đó mới 18 tuổi, xuống hầm nhà để giúp y mang một chiếc cửa lên gara. Tuy nhiên, khi Elisabeth xuống đến nơi, ông ta trùm chiếc khăn có tẩm thuốc mê lên mặt, khiến con gái ngất xỉu. Ông ta sau đó kéo lê Elisabeth vào căn hầm đã chuẩn bị hàng tháng trước đó.
Suốt 24 năm, ông ta đã thực hiện hành vi đồi bại với cô con gái tội nghiệp, kết quả Elisabeth có với cha mình tới 7 đứa con. Trong 7 lần vượt cạn, Elisabeth không được trợ giúp gì về mặt y tế và cũng không có thuốc giảm đau. Cô thậm chí bị bỏ rơi hoàn toàn khi sinh con đầu lòng Kerstin vào ngày 30/8/1988.
Elisabeth vượt cạn trong hầm trên một chiếc chăn bẩn và chỉ được cho một quyển sách về sinh nở trước đó 2 tháng. Đến phút cuối, cô được thêm một chiếc chăn. Những dụng cụ duy nhất mà cô có là kéo và mấy chiếc tã. 10 ngày sau khi cô sinh, Josef Fritzl mới đến thăm con.
Căn hầm chật chội nhốt 7 mẹ con Elisabeth
Đứa trẻ thứ hai, Stefan, sinh năm 1990, tiếp theo là Lisa vào năm 1992 và Monika năm 1994. Cặp song sinh Alexander và Michael chào đời năm 1996 và Felix sinh năm 2002. Josef Fritzl chỉ có mặt tại hai trong số những lần vượt cạn này. Được biết, Elisabeth vượt cạn lần đầu năm 1988, khi bé trai Michael vừa lọt lòng bị ốm nặng, Josef Fritzl từ chối đưa em đến bác sĩ. Ông ta đã thiêu thi thể đứa bé.
Những đứa trẻ cứ thế cùng với mẹ sống sót bằng lượng thức ăn, nước uống ít ỏi mà Josef mang xuống mỗi tuần. Trong hoàn cảnh tăm tối ấy, bằng bản năng của một người mẹ Elisabeth vẫn cố gắng dạy dỗ con với những kiến thức mà cô đã học được trong 18 năm được “sống trên mặt đất”, cô muốn mang đến cho con một cuộc sống bình thường nhất có thể trong hoàn cảnh khủng khiếp ấy.
Elisabeth cũng kể chi tiết cha bỏ đói mình và hành hạ 6 đứa con như thế nào. Trên những mảnh giấy vụn vặt bí mật cất dưới hầm tối, cô ghi lại ngày, tháng, thời gian của từng chiếc tát, lời đe dọa hay những lần đập chén, bát của Josef Fritzl.
Ngoài ra, người phụ nữ bất hạnh ấy còn nhắc đến cả việc cô phải bắt chuột bằng tay không như thế nào và những đứa trẻ thích thú với công việc cọ rửa lớp gỉ sét trên gương hay nhà tắm ra sao. Bọn trẻ sẽ ăn thứ gì đó rồi đứng lên cân để xem trọng lượng của chúng có thay đổi hay không. Một bài viết khác ghi ngày 2/3/1991 có đoạn: “Sữa và thực phẩm khác từ giờ sẽ thật khan hiếm”.
Những đứa trẻ dần lớn lên và căn hầm trở nên chật chội, Josef đã lên kế hoạch đưa 3 đứa trẻ lên để sống chung với gã và vợ. Sợ bị lộ và để che giấu tội ác mình đang làm, mỗi lần mang 1 đứa trẻ lên, Josef lại dàn dựng cảnh nhặt con rơi không chút sơ hở, có thể là đặt đứa trẻ dưới 1 bụi cây gần nhà hoặc ngay cửa nhà. Mỗi lần như vậy, đứa trẻ sẽ được quấn tã gọn gàng và kèm theo một bức thư được cho là của Elisabeth với nội dung rằng cô không thể chăm sóc em bé và muốn bố mẹ giúp đỡ.
Trong suốt 24 năm, Josef liên tục nhắc nhở các tù nhân rằng căn hầm được đặt bẫy với khí gas và điện cao thế. Họ có thể chết nếu tìm cách trốn. Theo đó, ông ta đe dọa nếu căn hầm bị phá, khí gas sẽ tràn vào trong và giết chết mọi người. Để thoát khỏi đây, Elisabeth cũng sẽ phải vượt qua 3 lớp cửa khóa. Tuy nhiên trên thực tế, nơi này thì không hề có chiếc bẫy nào như lời ông ta nói.
Vạch trần mặt nạ người cha bệnh hoạn
Năm 2008, Elisabeth quỳ xuống cầu xin Josef đưa con gái Kerstin 19 tuổi vào bệnh viện vì tình trạng sức khỏe của Kerstin đã rất nguy kịch. Josef đành phải miễn cưỡng đồng ý đưa Kerstin đến bệnh viện.
1 tuần sau đó, cảnh sát cảnh sát đã nghi ngờ Josef và mở lại cuộc điều tra về vụ mất tích bí ẩn của Elisabeth Fritzl. Họ đọc lại những lá thư mà Elisabeth đã gửi cho ông bà Josef Fritzl và bắt đầu thấy sự mâu thuẫn trong đó.
Người bố bệnh hoạn bị kết án chung thân
Cuối cùng, mọi chuyện cũng được hé lộ sau khi các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân căn bệnh của đứa trẻ. Do vậy, họ kêu gọi người mẹ đến bệnh viện. Cuối cùng, Josef cho phép Elisabeth ra ngoài lần đầu sau 24 năm. Khi Elisabeth đến bệnh viện, sau khi được cảnh sát thuyết phục, Elisabeth đã khai mọi chuyện. Ban đầu người mẹ 42 tuổi không hé răng nửa lời, do lo ngại cho tính mạng của những đứa con trong hầm. Tuy nhiên đến ngày 26/4/2008, Elisabeth đã có đủ can đảm để kể sự thật cho cảnh sát
Cảnh sát ngay lập tức tiến hành bắt giữ Josef và tại cơ quan điều tra, hắn đã thừa nhận hầu hết các lời cáo buộc và có thể phải nhận án tù chung thân. Tổng cộng, người đàn ông 73 tuổi này bị kết 6 tội danh. Năm 2009, với các tội danh kể trên, Josef Fritzl (khi đó 73 tuổi) bị tòa án Áo tuyên tù chung thân. Người cha loạn luân thừa nhận các tội danh và tuyên bố sẽ không kháng cáo.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.