Nhà ở xã hội đang “chìm” theo chính sách
2016-10-27 10:34:18
0 Bình luận
Nhà xây xong nhưng không bán được, nguyên nhân theo chủ đầu tư bắt nguồn từ chính sách tín dụng. Đó là thực trạng ở một số dự án nhà ở xã hội hiện nay.
Theo các chủ đầu tư, nếu không có chính sách tín dụng dài hạn, ổn định cho phân khúc nhà ở xã hội thì rất khó thu hút được doanh nghiệp tham gia vào mảng này. Với chính sách cho nhà ở xã hội như hiện nay, không chỉ chủ đầu tư gặp khó mà ngay cả những người có thu nhập thấp cũng khó có cơ hội để “an cư”.
Thấp thỏm mấy tháng chờ đợi xem có chương trình vay ưu đãi nào dành cho những người mua nhà ở xã hội, càng chờ càng thấy vô vọng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Nam (Hà Đông, Hà Nội) quyết định dừng kế hoạch mua nhà. Vợ chồng anh là một trong những người làm hồ sơ mua nhà tại dự án nhà ở xã hội The Vesta Phú Lãm Hà Đông (do Công ty Hải Phát làm chủ đầu tư).
“Hồ sơ của vợ chồng tôi đã được duyệt. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì giờ này chúng tôi đã nhận nhà rồi. Thế nhưng khoảng giữa tháng 5, thời điểm ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì gói 30 nghìn tỷ được thông báo hết. Không vay được vốn ưu đãi nên vợ chồng tôi không dám ký. Chủ đầu tư giải thích rõ là không thể hỗ trợ được lãi suất và bảo chờ một thời gian xem chính sách có thay đổi gì không. Thế nhưng càng chờ càng vô vọng nên vợ chồng tôi quyết định dừng kế hoạch mua”, anh Nam chia sẻ.
Anh Nam cũng đã tìm hiểu nguồn vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, về cơ bản lãi vay không khác gì lãi suất từ gói 30 nghìn tỷ, thế nhưng có một số điều kiện không khác gì đánh đố những người có thu nhập thấp như anh nên vợ chồng anh cũng không làm hồ sơ để vay mặc dù đang rất “khát” nhà ở.
Tìm hiểu câu chuyện này từ chủ đầu tư dự án The Vesta Phú Lãm, ông Nguyễn Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Hải Phát, cũng thừa nhận có rất nhiều khách hàng đã nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở dự án The Vesta nhưng không dám ký hợp đồng mua bán.
“Có đến 90% khách hàng đăng ký mua nhà ở dự án này của chúng tôi đăng ký vay vốn ưu đãi từ gói 30 nghìn tỷ. Thế nhưng gói khép lại đúng vào thời điểm chúng tôi ký hợp đồng mua bán với khách hàng nên khách hàng không dám ký nữa”, ông Giang bộc bạch.
Theo ông Giang, dự án The Vesta có quy mô 2.000 căn hộ, đợt đầu đã tiếp nhận 1.000 hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng hiện nhà vẫn để đó trong khi nhiều người thu nhập thấp đang rất cần lại không có nhà ở.
“Nếu không được vay vốn ưu đãi thì chắc chắn họ sẽ không đủ khả năng tài chính để mua nhà bởi đa phần đều là những người có thu nhập thấp. Tôi đã trực tiếp gặp gỡ họ nhiều lần nên hiểu họ là những người đang có nhu cầu bức thiết về nhà ở nhưng lại không đủ khả năng ngay lập tức. Nếu phải vay với lãi suất thương mại thì không thể mua nổi. Phía doanh nghiệp chúng tôi cũng muốn bán được hàng nhưng khách hàng không dám ký. Chúng tôi cũng chỉ biết gặp gỡ, động viên khách hàng chờ đợi”, ông Nguyễn Kim Giang cho biết.
Ông Phạm Thế Hưng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản AZ, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bright City thừa nhận, dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đã “đóng băng” giao dịch từ vài tháng nay. Theo ông Hưng, nhà ở xã hội có đặc thù là phụ thuộc vào chính sách, gần như toàn bộ khách hàng đều trông chờ vào việc hỗ trợ vay vốn mua nhà. Vì thế, khi chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi không còn, nhà ở xã hội cũng không còn khách mua.
Ông Hưng cho biết thêm, hiện doanh nghiệp này vẫn còn nhiều sản phẩm nhà xã hội, nhưng việc bán được sản phẩm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nếu không có thêm chính sách hỗ trợ sau gói 30.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khó có thể bán được hàng.
Cũng đề cập đến chính sách tín dụng cho nhà ở xã hội, ông Nguyễn Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Hải Phát cho rằng, nếu không có chính sách tín dụng dài hạn cho lĩnh vực nhà ở xã hội thì rất khó để phát triển nhà ở xã hội.
“Doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ được cho khách hàng nhưng chỉ phần nào bởi vì tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đã bị khống chế lãi suất ở mức 10%. Nếu trích từ 10% lãi suất đó ra thì doanh nghiệp cũng chỉ có thể hỗ trợ khách hàng được 1 đến 2 năm đầu với mức lãi suất 5% như gói ưu đãi. Nhưng những năm tiếp theo thì khách hàng sẽ không thể kham nổi với lãi suất thương mại”, ông Giang nói.
Ông Giang cho rằng, phát triển nhà ở xã hội là một chiến lược dài hơi đã được đưa vào Luật và trong Nghị định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thiết phải xây dựng chính sách, những gói vay ưu đãi theo hướng dài hạn cho người nghèo.
“Nếu chính sách thay đổi chóng mặt như hiện nay thì khổ nhất vẫn là người mua nhà. Bên cạnh đó cũng sẽ khó thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Bỏ vốn xây nhà lên mà không bán được thì ai muốn tham gia”, ông Giang cho hay.
Thấp thỏm mấy tháng chờ đợi xem có chương trình vay ưu đãi nào dành cho những người mua nhà ở xã hội, càng chờ càng thấy vô vọng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Nam (Hà Đông, Hà Nội) quyết định dừng kế hoạch mua nhà. Vợ chồng anh là một trong những người làm hồ sơ mua nhà tại dự án nhà ở xã hội The Vesta Phú Lãm Hà Đông (do Công ty Hải Phát làm chủ đầu tư).
Phát triển nhà ở xã hội cần chính sách tín dụng dài hạn. |
“Hồ sơ của vợ chồng tôi đã được duyệt. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì giờ này chúng tôi đã nhận nhà rồi. Thế nhưng khoảng giữa tháng 5, thời điểm ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì gói 30 nghìn tỷ được thông báo hết. Không vay được vốn ưu đãi nên vợ chồng tôi không dám ký. Chủ đầu tư giải thích rõ là không thể hỗ trợ được lãi suất và bảo chờ một thời gian xem chính sách có thay đổi gì không. Thế nhưng càng chờ càng vô vọng nên vợ chồng tôi quyết định dừng kế hoạch mua”, anh Nam chia sẻ.
Anh Nam cũng đã tìm hiểu nguồn vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, về cơ bản lãi vay không khác gì lãi suất từ gói 30 nghìn tỷ, thế nhưng có một số điều kiện không khác gì đánh đố những người có thu nhập thấp như anh nên vợ chồng anh cũng không làm hồ sơ để vay mặc dù đang rất “khát” nhà ở.
Tìm hiểu câu chuyện này từ chủ đầu tư dự án The Vesta Phú Lãm, ông Nguyễn Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Hải Phát, cũng thừa nhận có rất nhiều khách hàng đã nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở dự án The Vesta nhưng không dám ký hợp đồng mua bán.
“Có đến 90% khách hàng đăng ký mua nhà ở dự án này của chúng tôi đăng ký vay vốn ưu đãi từ gói 30 nghìn tỷ. Thế nhưng gói khép lại đúng vào thời điểm chúng tôi ký hợp đồng mua bán với khách hàng nên khách hàng không dám ký nữa”, ông Giang bộc bạch.
Theo ông Giang, dự án The Vesta có quy mô 2.000 căn hộ, đợt đầu đã tiếp nhận 1.000 hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng hiện nhà vẫn để đó trong khi nhiều người thu nhập thấp đang rất cần lại không có nhà ở.
“Nếu không được vay vốn ưu đãi thì chắc chắn họ sẽ không đủ khả năng tài chính để mua nhà bởi đa phần đều là những người có thu nhập thấp. Tôi đã trực tiếp gặp gỡ họ nhiều lần nên hiểu họ là những người đang có nhu cầu bức thiết về nhà ở nhưng lại không đủ khả năng ngay lập tức. Nếu phải vay với lãi suất thương mại thì không thể mua nổi. Phía doanh nghiệp chúng tôi cũng muốn bán được hàng nhưng khách hàng không dám ký. Chúng tôi cũng chỉ biết gặp gỡ, động viên khách hàng chờ đợi”, ông Nguyễn Kim Giang cho biết.
Ông Phạm Thế Hưng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản AZ, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bright City thừa nhận, dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đã “đóng băng” giao dịch từ vài tháng nay. Theo ông Hưng, nhà ở xã hội có đặc thù là phụ thuộc vào chính sách, gần như toàn bộ khách hàng đều trông chờ vào việc hỗ trợ vay vốn mua nhà. Vì thế, khi chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi không còn, nhà ở xã hội cũng không còn khách mua.
Ông Hưng cho biết thêm, hiện doanh nghiệp này vẫn còn nhiều sản phẩm nhà xã hội, nhưng việc bán được sản phẩm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nếu không có thêm chính sách hỗ trợ sau gói 30.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khó có thể bán được hàng.
Cũng đề cập đến chính sách tín dụng cho nhà ở xã hội, ông Nguyễn Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Hải Phát cho rằng, nếu không có chính sách tín dụng dài hạn cho lĩnh vực nhà ở xã hội thì rất khó để phát triển nhà ở xã hội.
“Doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ được cho khách hàng nhưng chỉ phần nào bởi vì tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đã bị khống chế lãi suất ở mức 10%. Nếu trích từ 10% lãi suất đó ra thì doanh nghiệp cũng chỉ có thể hỗ trợ khách hàng được 1 đến 2 năm đầu với mức lãi suất 5% như gói ưu đãi. Nhưng những năm tiếp theo thì khách hàng sẽ không thể kham nổi với lãi suất thương mại”, ông Giang nói.
Ông Giang cho rằng, phát triển nhà ở xã hội là một chiến lược dài hơi đã được đưa vào Luật và trong Nghị định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thiết phải xây dựng chính sách, những gói vay ưu đãi theo hướng dài hạn cho người nghèo.
“Nếu chính sách thay đổi chóng mặt như hiện nay thì khổ nhất vẫn là người mua nhà. Bên cạnh đó cũng sẽ khó thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Bỏ vốn xây nhà lên mà không bán được thì ai muốn tham gia”, ông Giang cho hay.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo cand.com.vn