Nhiều băn khoăn về Dự thảo Quy chế tổ chức thi THPT quốc gia 2017
2016-12-08 10:07:00
0 Bình luận
Một số ý kiến băn khoăn về việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên trong Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 để lấy ý kiến xã hội, nhiều ý kiến cho rằng, văn bản của Bộ chặt chẽ và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tổ chức thi. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên.
Nhiều ý kiến đều đánh giá, Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 đã đưa ra những quy định cơ bản trong tổ chức kỳ thi như đơn vị chủ trì tổ chức thi, lựa chọn môn thi của thí sinh, sắp xếp phòng thi riêng cho từng nhóm thí sinh, coi thi, chấm thi...
Cụ thể, kỳ thi năm nay sẽ do các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố chủ trì; các trường đại học tham gia phối hợp tổ chức thi, mỗi tỉnh, thành phố chỉ tổ chức 1 cụm thi. Về môn thi, thí sinh hệ trung học phổ thông có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh hệ giáo dục thường xuyên thi 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước (gọi là thí sinh tự do) và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ được xếp phòng thi riêng. Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, những điểm thay đổi này chủ yếu là về mặt kỹ thuật trong tổ chức thi, các địa phương hoàn toàn có thể tổ chức tốt kỳ thi này.
Ông Lê Tuấn Tứ nói: “Việc giao cho Sở tổ chức thi sẽ chủ động và thuận lợi hơn. Vì cách đây mấy năm, có sự phối hợp của trường đại học với Sở để tổ chức thi. Bây giờ giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo đứng ra tổ chức thi và có phối hợp kiểm tra của các trường đại học cũng rất tốt. Còn việc tách học sinh tự do ra thi riêng là một động tác kỹ thuật, không có gì phức tạp, Sở cũng thực hiện được. Quan trọng là tổ chức thi sao cho tốt và đảm bảo quy chế”.
Theo ông Nghiêm Quý Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh (Hà Nội), lâu nay khâu chấm thi hay xảy ra hiện tượng một số địa phương chấm điểm chưa sát với hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong các bài thi tự luận. Năm nay, việc tổ chức thi trắc nghiệm, chấm thi bằng máy sẽ hạn chế được tình trạng này. Các quy định về quy trình chấm thi trong dự thảo cũng chặt chẽ hơn.
Nội dung còn có ý kiến băn khoăn đó là việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên trong các buổi thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Theo Dự thảo, ở bài thi Khoa học xã hội gồm 3 phần thi là Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, nhưng các thí sinh hệ giáo dục thường xuyên chỉ thi 2 phần là Lịch sử và Địa lý thì có đề thi môn tự chọn riêng cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên hay không.
Các thí sinh tự do cũng chỉ phải thi các môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, hoặc Khoa học xã hội nên cần có các quy định rõ đối với quá trình thi của thí sinh.
Ông Phan Vĩnh Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Tự Minh, tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: “Nếu các em thi môn Khoa học tự nhiên, những em đã tốt nghiệp rồi thì các em chỉ tham gia thi 1 hoặc 2 trong tổ hợp 3 môn đó để xét đại học, cao đẳng chứ không lấy kết quả để xét tốt nghiệp.
Trong cùng một buổi thi có 3 môn như thế, phương án học sinh đến điểm thi và ra điểm thi, thu bài như thế nào? Hiện nay trong quy chế chưa nói rõ. Tôi nghĩ đấy cũng là một khó khăn, vì thời gian thi của 3 môn này là tổng 150 phút, thì thời gian để thu bài và tổ chức cho học sinh vào phòng thi không thể là 150 phút được”.
Một số ý kiến cũng băn khoăn, số bài thi để xét tốt nghiệp giữa học sinh hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là khác nhau. Như vậy, bằng tốt nghiệp cấp cho học sinh có khác nhau hay không?.
Nhiều ý kiến đều đánh giá, Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 đã đưa ra những quy định cơ bản trong tổ chức kỳ thi như đơn vị chủ trì tổ chức thi, lựa chọn môn thi của thí sinh, sắp xếp phòng thi riêng cho từng nhóm thí sinh, coi thi, chấm thi...
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ do các Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố chủ trì |
Cụ thể, kỳ thi năm nay sẽ do các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố chủ trì; các trường đại học tham gia phối hợp tổ chức thi, mỗi tỉnh, thành phố chỉ tổ chức 1 cụm thi. Về môn thi, thí sinh hệ trung học phổ thông có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh hệ giáo dục thường xuyên thi 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước (gọi là thí sinh tự do) và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ được xếp phòng thi riêng. Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, những điểm thay đổi này chủ yếu là về mặt kỹ thuật trong tổ chức thi, các địa phương hoàn toàn có thể tổ chức tốt kỳ thi này.
Ông Lê Tuấn Tứ nói: “Việc giao cho Sở tổ chức thi sẽ chủ động và thuận lợi hơn. Vì cách đây mấy năm, có sự phối hợp của trường đại học với Sở để tổ chức thi. Bây giờ giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo đứng ra tổ chức thi và có phối hợp kiểm tra của các trường đại học cũng rất tốt. Còn việc tách học sinh tự do ra thi riêng là một động tác kỹ thuật, không có gì phức tạp, Sở cũng thực hiện được. Quan trọng là tổ chức thi sao cho tốt và đảm bảo quy chế”.
Theo ông Nghiêm Quý Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh (Hà Nội), lâu nay khâu chấm thi hay xảy ra hiện tượng một số địa phương chấm điểm chưa sát với hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong các bài thi tự luận. Năm nay, việc tổ chức thi trắc nghiệm, chấm thi bằng máy sẽ hạn chế được tình trạng này. Các quy định về quy trình chấm thi trong dự thảo cũng chặt chẽ hơn.
Nội dung còn có ý kiến băn khoăn đó là việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên trong các buổi thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Theo Dự thảo, ở bài thi Khoa học xã hội gồm 3 phần thi là Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, nhưng các thí sinh hệ giáo dục thường xuyên chỉ thi 2 phần là Lịch sử và Địa lý thì có đề thi môn tự chọn riêng cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên hay không.
Các thí sinh tự do cũng chỉ phải thi các môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, hoặc Khoa học xã hội nên cần có các quy định rõ đối với quá trình thi của thí sinh.
Ông Phan Vĩnh Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Tự Minh, tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: “Nếu các em thi môn Khoa học tự nhiên, những em đã tốt nghiệp rồi thì các em chỉ tham gia thi 1 hoặc 2 trong tổ hợp 3 môn đó để xét đại học, cao đẳng chứ không lấy kết quả để xét tốt nghiệp.
Trong cùng một buổi thi có 3 môn như thế, phương án học sinh đến điểm thi và ra điểm thi, thu bài như thế nào? Hiện nay trong quy chế chưa nói rõ. Tôi nghĩ đấy cũng là một khó khăn, vì thời gian thi của 3 môn này là tổng 150 phút, thì thời gian để thu bài và tổ chức cho học sinh vào phòng thi không thể là 150 phút được”.
Một số ý kiến cũng băn khoăn, số bài thi để xét tốt nghiệp giữa học sinh hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là khác nhau. Như vậy, bằng tốt nghiệp cấp cho học sinh có khác nhau hay không?.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn