Nhói lòng cảnh người mẹ trẻ chăm con bại não liệt cứng tứ chi

2022-10-30 14:50:38 0 Bình luận
Hàng ngày, người dân trong tổ dân phố Làng Cả (Tuyên Quang) đều quen thuộc với hình ảnh mẹ bồng bế đứa con bại não đi làm ngoài đồng, ngoài mương bất kể nắng to hay mưa phùn. Cậu bé nằm trên chiếc ghế rung chờ mẹ làm việc khiến ai nấy đều xót xa.

Hoàn cảnh khó khăn của gia đình

Chị Long Thị Vui quê quán tại xã Phụ Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, năm nay mới 26 tuổi. Chị kết hôn với chồng và sinh được hai bé. Bé gái đầu lòng năm nay lên 8 tuổi, sinh non khi mới 31 tuần, chỉ nặng vỏn vẹn 2 kg. Trộm vía sức khoẻ con bình thường, ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Bé trai 4 tuổi nhưng không may bị mắc bệnh bại não liệt cứng tứ chi. Con được phát hiện bệnh khi mới 3,5 tháng tuổi.

 

Mỗi ngày, chị Vui đều đặt bé lên chiếc xe lôi kéo tay cũ kỹ, cùng mẹ đi làm

Trước khi đến với hôn nhân và ở nhà chăm con ốm, chị Vui cũng từng là một cô gái rất nhiệt huyết, yêu đời, luôn mong ước vào một tương lai tươi sáng. Khi mới lên 8 tuổi, bố chị mất sớm, gia đình chỉ còn mẹ già và một người em trai, nên chị khao khát một gia đình trọn vẹn. Chị từng làm công nhân trong một khu công nghiệp tại Hà Nội, thu nhập trung bình, có thể trang trải cuộc sống.

Nặng lòng nhìn con bệnh

Chị Vui chia sẻ: “Chồng tôi không có việc làm ổn định, gia đình khó khăn, thỉnh thoảng anh cũng đi vác gỗ thuê nhưng công việc nặng, lương cũng không được bao nhiêu. Ông bà nội ngoại hai bên neo người, công việc đều phải tự mình gánh vác. Nhiều lúc muốn buông bỏ lắm, thấy con đau đớn tôi lại thương con”.

Chiếc ghế rung bạc màu, bám đầy bụi và đất ruộng là “người bạn đồng hành” từ lúc con mới 3 tháng tuổi

Đứa lớn nay lên lớp 3, đi học ngoan, được thầy cô bạn bè yêu thương rất nhiều khiến chị Vui yên tâm phần nào. Sau khi biết con trai bị bệnh, chị Vui nghỉ hẳn các công việc xa nhà, ở nhà chăm con. Gia đình đưa con đi thăm khám khắp nơi, cho con vào trung tâm tập luyện ở tỉnh, tập nắn và sử dụng các đơn thuốc khác nhau nhưng không tiến triển. Càng lớn, con càng quấy khóc, tiền thuốc nhiều, kinh tế gia đình cạn kiệt, sức khoẻ tinh thần suy sụp.

Thương con không để đâu cho hết, vì nhà nghèo nên mẹ đi đâu con phải theo đấy. Chị Vui tranh thủ những ngày chăm con, trồng thêm những ruộng rau bí, khoai tây, vừa để gia đình ăn, vừa để bán kiếm thêm vài đồng. Hễ thấy nhà nào có ruộng bỏ hoang, chị mượn ruộng trồng thêm rau củ.

Dù nắng hay mưa nhỏ, con vẫn bám mẹ không rời. Con ngoan thì mẹ có thời gian làm thêm việc, con mệt hay quấy khóc mẹ lại dừng công việc và dỗ con

Tên là Vui nhưng cuộc sống của chị chưa được vui vẻ khi nào. Hàng ngày, chị thường để bé trên chiếc xe lôi kéo tay, đưa đi ra đồng cùng mẹ. Đặt bé nằm trên chiếc ghế rung vào một góc râm, chị vừa làm vừa trông con. Chị kể: “ Vất vả lắm anh chị ạ! Hôm nào con ngoan thì mẹ tranh thủ làm được nhiều việc, con quấy khóc mẹ lại bỏ dở và dỗ dành con. Nhiều lúc thay đổi thời tiết, con đau toàn thân, đêm nào cũng ba giờ sáng con mới ngủ. Con lớn sẽ nặng hơn nhưng sức mẹ có hạn, nếu không để con nằm ghế rung, tôi cũng không biết để con nằm ở đâu, bế mãi thì không được”.

Mong con lớn khoẻ từng ngày

Từ ngày con bị bệnh, nhà nước và chính quyền địa phương có hỗ trợ mỗi tháng cho con. Bà con hàng xóm cảm thông và động viên gia đình rất nhiều. Việc đồng áng vất vả, phải mang con theo cũng khiến chị chạnh lòng thương con. Nhiều lần chị tập tành bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Ban đầu chị làm cộng tác viên bán sản phẩm son môi. Kinh nghiệm không có cùng số vốn ít ỏi, lượng khách không ổn định nên nhiều lần chị bị tồn hàng, vốn liếng cạn sạch. Tuyệt vọng lắm nhưng nghĩ đến con chị lại mạnh mẽ vươn lên.

Căn bếp lụp xụp, trên nhà cũng không có món đồ nào giá trị. Gia đình không có đủ một chiếc giường để nằm nên mỗi khi đông đến lại lấy mảnh chăn lót xuống làm đệm

Chị thử sức bán hàng trên nên tảng TikTok với mặt hàng là củ sâm đất. Theo Viện Y dược học Dân tộc TPHCM, củ sâm đất thường được biết với tên gọi khác là Yacon hoặc Hoàng Sin Cô, mọi người gọi bằng tên khoai sâm vì nó trông rất giống với củ khoai lang. Củ sau khi đào khỏi đất từ 2 đến 5 ngày sẽ càng ngọt hơn. Tuy nhiên, kích thước củ sâm đất lớn, nặng và dễ dập nát trong quá trình vận chuyển nên bán vất vả hơn các mặt hàng khác. Chị cũng đăng tải các video TikTok khác nhằm lưu làm kỉ niệm, phần khác sẽ chia sẻ để mọi người thấu hiểu và động viên. Những lời an ủi, câu chúc từ những người lạ cũng làm cho nỗi tủi hờn trong chị được vơi đi, nhiều người sẵn sàng hỗ trợ quần áo, bỉm, sữa cho con, san sẻ gánh nặng cho gia đình.

Công việc tuy vất vả và số lượng hàng bom cũng có nhưng chị Vui vẫn thấy nhẹ nhàng hơn bởi chị có thể vừa chăm con tại nhà, vừa tạo ra thu nhập. Mỗi lần thấy con đau không ngủ được, chị chỉ ước có thể thay con gánh những nỗi đau đó. Cuộc sống còn nhiều vất vả, anh chị chỉ mong hai con mạnh khoẻ, phát triển và lớn khôn từng ngày.

Mọi sự hỗ trợ, đóng góp của cá nhân, cộng đồng xin được gửi về chị Long Thị Vui

Số điện thoại: 0354378302

Số tài khoản: 029825520001 - Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Chủ tài khoản: Long Thi Vui

Địa chỉ: Tổ dân phố Làng Cả, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một số giải pháp thực tế giải quyết thách thức trong việc tiếp cận việc làm của người khuyết tật

Trong xã hội hiện đại, quyền tiếp cận việc làm không chỉ đơn thuần là một yếu tố trong hệ thống phúc lợi xã hội mà còn là biểu hiện cốt lõi của sự công bằng và bình đẳng xã hội, nhất là đối với các nhóm yếu thế như người khuyết tật (NKT).
2024-11-12 10:13:59

Lễ Trao giải Báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Tối 11/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024.
2024-11-12 09:05:26

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.
2024-11-12 08:00:00

Hải Phòng: Dân bức xúc vì bị "hun khói" từ bãi rác tập trung

Thời gian qua, người dân ở Tiên Lãng (Hải Phòng) bức xúc khi phải hít khói thải ra do những bãi rác thải sinh hoạt bị đốt mà không được xử lý theo quy định.
2024-11-11 15:44:59

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, ngày 10/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã có các cuộc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile Lautaro Carmona Soto, Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic, đoàn Viện Văn hoá Chile-Việt Nam, thăm gia đình cố Tổng thống Chile Salvador Allende.
2024-11-11 15:24:14

Lời chia buồn

Nhận được tin Nhà báo Trần Quang Đạo đã tạ thế vào hồi 02h00’ ngày 10/11/2024 (tức ngày 10/10 năm Giáp Thìn). Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-11-11 11:09:00
Đang tải...