Những nhân viên đặc biệt của doanh nghiệp
Theo anh Trần Hữu Đông- Giám đốc công ty cho biết doanh nghiệp có 5/40 người lao động là người khuyết tật. ác nhân sự này đều có thể tham gia chính vào dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện. Họ cố gắng hơn người bình thường. Nếu biết sắp xếp đúng vị trí thì họ hoàn thành tốt, thậm chí đạt hiệu suất cao khi làm việc.
Ảnh: Vietnamnet
Đối với người không nói, không nghe được sẽ chậm một nhịp tiếp nhận thông tin. Khi đó, cần kiên nhẫn trong trao đổi công việc. Chuyện va chạm giữa nhân viên khuyết tật và người bình thường trên cùng dây chuyền sản xuất là không hiếm gặp. Xích mích do không ăn ý nhưng rồi mọi thứ dần quen.
Tại đây, mức lương người khuyết tật được trả bằng với những lao động khác. Tiền công dựa trên hiệu quả, năng suất lao động. Anh Đông chỉ mong lan tỏa thông điệp tích cực đối với các DN khác, nếu có nhu cầu tuyển dụng. Còn trong năm mới 2022, công ty dự định tuyển thêm từ 3-5 nhân viên khuyết tật, tăng dần tỷ lệ người khuyết tật lên 20-30%.
Như vợ chồng chị Trần Thị Mỹ Lý và anh Nguyễn Quang Khải là người khuyết tật. Đôi vợ chồng đặc biệt tại bộ phận sản xuất này tiếp nhận trao đổi thông tin trong công việc bằng những tin nhắn điện thoại hoặc giấy viết lời nhắc nhở. Sau thời gian đầu còn bỡ ngỡ, họ dần làm tốt và đạt năng suất như người bình thường. Nếu không lại gần giao tiếp, không ai biết đây là những lao động có khiếm khuyết chức năng cơ thể.
Đôi vợ chồng khuyết tật trò chuyện trong giờ nghỉ giải lao (Ảnh: Vietnamnet)
“Cố lên. Đó là chữ tôi thường viết vào giấy cho Lý và Khải trong thời gian đầu họ đến làm việc tại đây”, anh Đông- chur doanh nghiệp nói.
Lý do anh tìm những nhân viên đặc biệt này vì chính gia đình cũng có người thân khiếm khuyết cơ thể nên đồng cảm về mặt tâm lý.
Tương tự, ông doanh nhân Hirotsugu Natsume, 44 tuổi, lãnh đạo Hiệp hội La Barca ở Nhật cũng đạo tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Công ty Quon chocolate thành công với 52 chi nhánh trên nước Nhật, tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật.
Thông thường, những công việc này do các loại máy móc thực hiện với những tiêu chuẩn được cài đặt sẵn. Tuy nhiên, ý tưởng của Quon chocolate đã giúp đỡ đáng kể cho đội ngũ nhân viên khuyết tật nặng. Họ được trả 50.000 yen (435USD) mỗi tháng nếu làm 5 giờ mỗi ngày và đủ 5 ngày mỗi tuần. Tính về thù lao theo giờ, khoản tiền nhận được cao gấp đôi so với các cơ sở phúc lợi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.