Nỗi niềm người mẹ của gần 200 trẻ khuyết tật khi bị ung thư

2017-11-01 14:19:57 0 Bình luận
Ung thư giai đoạn cuối nhưng người mẹ của gần 200 đứa trẻ khuyết tật vẫn mong có được nhà nấm để các con mình kinh doanh.
Người mẹ của gần 200 người con khuyết tật

Khi tìm tới tầng 10, trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu (bệnh viện Bạch Mai), nơi bà Trần Thị Thanh Hương đang nằm điều trị căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, chúng tôi thấy bà đang nắn nót từng mũi thêu trên bức vẽ Phật Adida.

Người phụ nữ quê gốc Hải Phòng ấy trong suốt 40 năm qua đã nuôi dưỡng, cưu mang gần 200 đứa trẻ khuyết tật. Tất cả chúng đều gọi bà là mẹ và coi ngôi nhà Thiện Giao ở Đồ Sơn là ngôi nhà thứ 2 của chúng. Hiện tại, bà đang nuôi dưỡng 28 đứa trẻ khuyết tật, đứa bị ảnh hưởng từ chất độc da cam, đứa bị down, đứa câm điếc bẩm sinh.

Chú thích ảnh

Nhớ lại mối lương duyên này của mình, bà Hương kể rằng, khi còn ở chiến trường, bà đã nhận nuôi giúp con cho đồng đội vì thương anh em. Do số lượng các cháu khuyết tật đông nên bà Hương đành phải chọn lựa các trường hợp có 1 trong 3 điều kiện: Con ruột hoặc cháu của các cựu chiến binh, gia đình thuộc diện hộ nghèo; bố, mẹ đã chết hoặc là người tàn tật. Khi ở Thiện Giao, tất cả không phải đóng góp bất cứ một khoản tiền nào. Tiêu chuẩn, chế độ, trẻ đều được hưởng như nhau. Riêng chế độ của Nhà nước, bà Hương dành lại cho gia đình các cháu.

Chăm sóc bà là chị Hoàng Thị Hương – người từ nhiều năm nay vẫn gọi bà là mẹ xưng con dù họ không có chút máu mủ ruột già nào. Chị Hoàng Hương bị teo hai chân. Muốn di chuyển, chị phải dùng đôi tay để đẩy thân đi. Dù vậy, chị được xem là khỏe mạnh, tỉnh táo nhất trong số 28 người "con" kia.

Khi cánh tay vẫn đang chăm chút cho từng đường kim, mũi chỉ trên bức tranh Phật thêu dở, bà Hương nở nụ cười nói, căn bệnh ung thư đã tìm tới bà từ nhiều năm nay nhưng chính thức khiến bà phải sống chung với những cơn đau là 4 năm trở lại đây.

Cách đây một tuần, bà bị chảy máu ở chỗ khối u vỡ không cầm được nên phải đi cấp cứu ở bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng), rồi bà được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư vú giai đoạn cuối, đã di căn. Hiện bà chỉ uống thuốc và tiêm kháng sinh liều cao.

Ngoài ra, các bác sĩ cho biết, có thể bà sẽ phải trải qua 8 đợt điều trị kéo dài bằng cách dùng các phương pháp kết hợp, nhưng sợ rằng sức khỏe của bà không chịu được. Hơn nữa, các biện pháp trên cũng chỉ là kéo dài thời gian sống chứ không thể khỏi được.

“Tôi bị ung thư phổi đã nhiều năm trước. Sau một vài đợt xạ trị, tôi đã tự uống thuốc nam và nấm linh chi nên bệnh đỡ dần. Tuy nhiên, đến năm 2015, tôi lại phát hiện bị ung thư vú. Tôi tìm hiểu, được biết ung thư thì rất hiếm trường hợp chữa khỏi, trong khi chi phí điều trị lại cao nên xin về tự điều trị ở nhà. Tôi tiếp tục uống thuốc nam và nước nấm linh chi.

Tôi luôn nghĩ rằng, khi mình đi điều trị như thế sẽ mất nhiều tiền và các con lại mất đi những khẩu phần ăn. Chính vì thế cũng có nhiều lần tôi trốn viện để về với các con.

Bệnh phát ngày càng nặng nhưng tôi không để ý tới điều ấy. Nếu có mệnh hệ gì xảy tới thì tôi cũng tự hào vì mình là một trong những người bị ung thư nhưng có thời gian sống lâu”, bà Hương cười vui.

Sống lạc quan để quên đi nỗi đau bệnh tật

Cũng theo bà Hương, thời gian gần đây, mọi công việc bà đã giao cho 3 người con là Thành, Phương, Việt tự quản nên bà cũng yên tâm nằm lại bệnh viện điều trị.

Đau đớn về thể xác vì căn bệnh ung thư hành hạ nhưng bà Hương luôn sống lạc quan, yêu đời. Một phần cũng bởi bà không muốn các con mình phải lo lắng.


Có những ngày, bà Hương nói chuyện với mọi người toát hết mồ hôi, phải thay tới 10 bộ quần áo nhưng bà vẫn cười tươi. Bà luôn tâm niệm, đau là việc của bệnh, sống là việc của mình, khi bà kêu cũng đau, nói chuyện cũng đau và những lúc đau ấy bà lấy tranh ra thêu rồi miệng niệm Phật. Bà thả những cơn đau vào từng đường kim, mũi chỉ ấy.

Chia sẻ về những bức tranh mình hàng ngày vẫn tỉ mẩn thêu, bà Hương bảo rằng, bà thêu tranh không phải để bán mà để tặng cho lực lượng vũ trang, những người sống có tâm, có đức, sống vì người khác...

“Có thể những việc làm của tôi sẽ không ai thích. Họ bảo tôi là điên và dở hơi nhưng tôi bỏ ngoài tai những điều ấy, miễn sao tôi sống đúng với những gì lương tâm mình cho phép, và mang lại niềm vui cho các con của tôi”, bà Hương chia sẻ.

Từ khi bà phát bệnh phải đi viện, kinh phí điều trị cao khiến bà Hương rất lo lắng. Tính đến nay, đã hết gần 50 triệu đồng.

“Chúng tôi mới dành được vài chục triệu đồng để sửa lại nhà dùng làm nơi sản xuất nấm thì tôi phải đi cấp cứu. Kế hoạch đã dang dở rồi. Giá tôi không ốm thì các con có thêm công việc, kiếm được đồng ra, đồng vào.

Mong ước lớn nhất của tôi lúc này là làm thêm nhà để trồng nấm vì chúng tôi mới có nhà ươm.

Người khuyết tật muốn sống có nhân cách phải có ngành nghề và khách hàng truyền thống”, bà Hương trải lòng.

Nói về bệnh tật của mình, bà bảo đã xác định trước rồi, bởi ung thư giai đoạn cuối có ai khỏi đâu. Nhưng bà lo nhất là các con, 28 đứa bị trẻ khuyết tật đang điều trị ở nhà. Cách đây ít ngày, hơn 10 đứa con của bà lên Hà Nội thăm mẹ. Nhìn thấy các con vẫn khỏe mạnh, bà đã vỡ òa trong cảm xúc. Những giọt nước mắt nhớ nhung chất chứa trong bao ngày nằm viện ở một thành phố cách xa Trung tâm Thiện Giao tới hơn 100km, cứ thế trào ra.

Và khi chúng tôi hỏi về gia đình riêng của bà, bà Hương chỉ mỉm cười mà dặn rằng, đừng bao giờ hỏi về điều ấy vì các bạn sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời.

Người phụ nữ với tấm lòng nhân hậu ấy vẫn ngày ngày chống chọi với cơn đau của căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối mà trong lòng không thôi canh cánh khi nghĩ về 28 đứa con khuyết tật của mình. Bà nói lòng đã yên tâm nhưng chúng tôi nhận rõ sự canh cánh ấy hiện lên qua ánh mắt của bà.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù tiếp tục tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề năm 2024

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động đã đề ra trong năm 2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc Hội người mù (HNM) tiếp tục tổ chức khai giảng 03 lớp dạy nghề cho người mù năm 2024.
2024-09-28 19:12:51

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 28/9, lễ tang PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đoàn tỉnh Quảng Bình do ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu viếng PGS. Đặng Bích Hà.
2024-09-28 15:55:00

CSGT hướng dẫn du khách nước ngoài đi đường đèo Mèo Vạc, Đồng Văn

Lượng khách đi du lịch bằng xe máy, mô tô tại huyện Đồng Văn (Hà Giang) chiếm khá đông, đặt ra vấn đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết.
2024-09-28 13:44:14

Bổ nhiệm tân giám đốc Sở GTVT Quảng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng vừa ký Quyết định số 2739, về việc bổ nhiệm ông Hoàng Đăng Cương giữ chức giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình từ ngày 1/10/2024.
2024-09-28 09:00:00

Quế Võ - Si Ma Cai: Mang lòng tương thân tương ái tới với vùng biên giới phía Bắc

Thực hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn” và hưởng ứng chỉ thị của Trung ương về việc hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định đời sống, tái thiết sau bão lũ tại mảnh đất địa đầu biên cương của Tổ quốc. Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã phối hợp cùng với Thị Đoàn Quế Võ, Chùa Bảo Khánh (Bắc Ninh) và một số đoàn thể thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong ngày 27/9.
2024-09-27 18:38:27

Hiệp hội VAIDE-Chỗ dựa tin cậy cho các Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam luôn cố gắng là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, nhiều thương binh, người khuyết tật đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
2024-09-27 18:20:01
Đang tải...