Phía trước, với vị tân Tổng giám đốc Vietnamobile, đang là bộn bề thách thức...
2019-03-31 20:32:10
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bà Christina Hui, một đại diện đến từ Tập đoàn Hutchison (Hồng Kông) đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile. Phía trước, với vị tân Tổng giám đốc Vietnamobile, đang là bộn bề thách thức.
Thách thức ở băng tần
Khó khăn lớn nhất hiện nay với mạng di động Vietnamobile, nhà mạng đứng vị trí thứ tư về thị phần tại Việt Nam (chiếm 3,6%), chính là băng tần. So với ba nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone, băng tần (yếu tố gần như tiên quyết đến sự phát triển của nhà mạng) của Vietnamobile lại vô cùng khiêm tốn.
Theo tìm hiểu, hiện tài nguyên tần số mà Vietnamobile nắm giữ đang gặp bất lợi lớn so với các "ông lớn" viễn thông trên. Cụ thể, Vietnamobile chỉ có tổng số băng tần 2 x 15MHz (2 x 20 MHz tại khu vực miền Nam), trong khi Viettel có băng tần 2 x 48.2 MHz (2 x 53.2 MHz), VinaPhone có 2 x 43.5 MHz và Mobiphone có 2 x 43.3 MHz.
Tính chung, dung lượng băng tần của Vietnamobile (40MHz ở khu vực miền Nam và 30 MHz ở miền Bắc và miền Trung) chỉ bằng 1/3 so với các doanh nghiệp lớn.
Đại diện nhà mạng này có lần chia sẻ với VnEconomy rằng, vì không đủ và hạn chế về băng tần nên đã cản trở Vietnamobile thu hút khách hàng mới, cản trở việc khuyến khích sử dụng dữ liệu của thuê bao hiện tại. Đồng thời, việc mạng lưới hoạt động bị hạn chế khiến Vietnamobile không phải là đối thủ cạnh tranh có thể tồn tại.
Không chỉ khó khăn về băng tần hiện có, Vietnamobile tới đây cũng sẽ đứng trước áp lực vì có thể phải chi một khoản tiền lớn cho đấu giá băng tần mới - băng tần 2600 Mhz - để phát triển 4G mà nhà mạng này cũng đang mong muốn có được.
Hiện cơ quan quản lý đang xây dựng phương án đấu giá đối với băng tần 2600 Mhz. Theo một vài nguồn tin chưa chính thức, băng tần 2600 có mức giá sàn thấp nhất cũng vài chục triệu USD, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.
Số tiền khá lớn trên chắc chắn sẽ là một bài toán khó đối với bà Christina Hui trong việc chứng minh với chủ đầu tư Hutchison về cơ hội và tương lai của Vietnamobile giữa bối cảnh thị phần di động Việt Nam với khoảng hơn 95% đang nằm trong tay các nhà mạng lớn để Hutchison chấp nhận rót vốn.
Một đại diện nhà mạng này cho rằng, dù vậy phải xem bài toán đấu giá của cơ quan quản lý đưa ra như thế nào thì doanh nghiệp mới xem xét có tham giá đấu giá hay không.
MNP và BTS
Những thách thức không hề nhỏ khác là phát triển thuê bao, cuộc chiến chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) và phát triển mạng lưới (trạm BTS) phủ khắp.
Đối với cuộc chiến MNP, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến ngày 24/3/2019, Vietnamobile chỉ có 1.036 thuê bao đăng ký chuyển đến (thuê bao nhà mạng khác), trong khi có tới 14.767 thuê bao Vietnamobile đăng ký chuyển đi. Trong đó, 348 thuê bao nhà mạng khác đã chuyển đến mạng Vietnamobile thành công, còn thuê bao Vietnamobile đã chuyển đi thành công lên tới 6.047 thuê bao.
Chỉ tính riêng từ đầu tháng 3 đến ngày 24/3, số lượng thuê bao đăng ký chuyển đến Vietnamobile là 131, nhưng số lượng thuê bao nhà mạng này đăng ký chuyển đi gấp… 61 lần, tương ứng 7.996 thuê bao.
Những con số trên cho thấy, nhiệm vụ cốt lõi của tân Tổng giám đốc Vietnamobile không chỉ phát triển thuê bao mới để từng bước gia tăng thị phần mà còn phải hạn chế ở mức thấp nhất có thể số thuê bao đăng ký chuyển đi để tránh bị hao hụt dần lượng thuê bao vốn ít ỏi hiện có. Thách thức này được đánh giá là không hề dễ với bà Christina Hui.
Một thách thức nữa, so với các nhà mạng lớn hiện nay, Vietnamobile có hạ tầng mạng lưới (BTS) khá khiêm tốn. Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình phát triển, xây dựng trạm BTS của doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn từ cả khách quan lẫn chủ quan, trong khi Vietnamobile đang có nhu cầu xây dựng lớn số trạm BTS khoảng gần bằng số trạm hiện có, còn "lý tưởng" thì gấp đôi để mở rộng vùng phủ và nâng cao chất lượng sóng, đặc biệt là chất lượng mạng cho dữ liệu (data).
Cùng những thách thức không dễ có lời giải trên, các yêu cầu về phát triển hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp, các trung tâm hỗ trợ dịch vụ, các kế hoạch quảng bá, marketing, tiếp thị… trong lĩnh vực viễn thông vốn được đánh giá rất tốn kém sẽ là những phép thử trong nhiệm kỳ của bà Christina Hui.
Khó khăn lớn nhất hiện nay với mạng di động Vietnamobile, nhà mạng đứng vị trí thứ tư về thị phần tại Việt Nam (chiếm 3,6%), chính là băng tần. So với ba nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone, băng tần (yếu tố gần như tiên quyết đến sự phát triển của nhà mạng) của Vietnamobile lại vô cùng khiêm tốn.
Theo tìm hiểu, hiện tài nguyên tần số mà Vietnamobile nắm giữ đang gặp bất lợi lớn so với các "ông lớn" viễn thông trên. Cụ thể, Vietnamobile chỉ có tổng số băng tần 2 x 15MHz (2 x 20 MHz tại khu vực miền Nam), trong khi Viettel có băng tần 2 x 48.2 MHz (2 x 53.2 MHz), VinaPhone có 2 x 43.5 MHz và Mobiphone có 2 x 43.3 MHz.
Ảnh minh hoạ |
Tính chung, dung lượng băng tần của Vietnamobile (40MHz ở khu vực miền Nam và 30 MHz ở miền Bắc và miền Trung) chỉ bằng 1/3 so với các doanh nghiệp lớn.
Đại diện nhà mạng này có lần chia sẻ với VnEconomy rằng, vì không đủ và hạn chế về băng tần nên đã cản trở Vietnamobile thu hút khách hàng mới, cản trở việc khuyến khích sử dụng dữ liệu của thuê bao hiện tại. Đồng thời, việc mạng lưới hoạt động bị hạn chế khiến Vietnamobile không phải là đối thủ cạnh tranh có thể tồn tại.
Không chỉ khó khăn về băng tần hiện có, Vietnamobile tới đây cũng sẽ đứng trước áp lực vì có thể phải chi một khoản tiền lớn cho đấu giá băng tần mới - băng tần 2600 Mhz - để phát triển 4G mà nhà mạng này cũng đang mong muốn có được.
Hiện cơ quan quản lý đang xây dựng phương án đấu giá đối với băng tần 2600 Mhz. Theo một vài nguồn tin chưa chính thức, băng tần 2600 có mức giá sàn thấp nhất cũng vài chục triệu USD, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.
Số tiền khá lớn trên chắc chắn sẽ là một bài toán khó đối với bà Christina Hui trong việc chứng minh với chủ đầu tư Hutchison về cơ hội và tương lai của Vietnamobile giữa bối cảnh thị phần di động Việt Nam với khoảng hơn 95% đang nằm trong tay các nhà mạng lớn để Hutchison chấp nhận rót vốn.
Một đại diện nhà mạng này cho rằng, dù vậy phải xem bài toán đấu giá của cơ quan quản lý đưa ra như thế nào thì doanh nghiệp mới xem xét có tham giá đấu giá hay không.
MNP và BTS
Những thách thức không hề nhỏ khác là phát triển thuê bao, cuộc chiến chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) và phát triển mạng lưới (trạm BTS) phủ khắp.
Đối với cuộc chiến MNP, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến ngày 24/3/2019, Vietnamobile chỉ có 1.036 thuê bao đăng ký chuyển đến (thuê bao nhà mạng khác), trong khi có tới 14.767 thuê bao Vietnamobile đăng ký chuyển đi. Trong đó, 348 thuê bao nhà mạng khác đã chuyển đến mạng Vietnamobile thành công, còn thuê bao Vietnamobile đã chuyển đi thành công lên tới 6.047 thuê bao.
Chỉ tính riêng từ đầu tháng 3 đến ngày 24/3, số lượng thuê bao đăng ký chuyển đến Vietnamobile là 131, nhưng số lượng thuê bao nhà mạng này đăng ký chuyển đi gấp… 61 lần, tương ứng 7.996 thuê bao.
Những con số trên cho thấy, nhiệm vụ cốt lõi của tân Tổng giám đốc Vietnamobile không chỉ phát triển thuê bao mới để từng bước gia tăng thị phần mà còn phải hạn chế ở mức thấp nhất có thể số thuê bao đăng ký chuyển đi để tránh bị hao hụt dần lượng thuê bao vốn ít ỏi hiện có. Thách thức này được đánh giá là không hề dễ với bà Christina Hui.
Một thách thức nữa, so với các nhà mạng lớn hiện nay, Vietnamobile có hạ tầng mạng lưới (BTS) khá khiêm tốn. Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình phát triển, xây dựng trạm BTS của doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn từ cả khách quan lẫn chủ quan, trong khi Vietnamobile đang có nhu cầu xây dựng lớn số trạm BTS khoảng gần bằng số trạm hiện có, còn "lý tưởng" thì gấp đôi để mở rộng vùng phủ và nâng cao chất lượng sóng, đặc biệt là chất lượng mạng cho dữ liệu (data).
Cùng những thách thức không dễ có lời giải trên, các yêu cầu về phát triển hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp, các trung tâm hỗ trợ dịch vụ, các kế hoạch quảng bá, marketing, tiếp thị… trong lĩnh vực viễn thông vốn được đánh giá rất tốn kém sẽ là những phép thử trong nhiệm kỳ của bà Christina Hui.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Yến Nhi (t/h)