Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) - Nơi cội nguồn của mẫu
Tục truyền rằng, nàng là Tiên Nữ của Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Phạm từ năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đời vua Lê Thánh Tông ở xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, Phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (mà nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Nàng tên là Phạm Tiên Nga - một “Tiên nữ giáng trần”, không chỉ xinh đẹp mà Tiên Nga còn chăm đọc chữ giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật nên thường được gọi là “Đệ Nhất Tiên Thiên Công Chúa”. Nàng Tiên Nga không lấy chồng mà ở vậy phụng dưỡng cha mẹ. Sau khi cha mẹ qua đời, nàng lập chùa đi tu, còn có công lao tu sửa chùa Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định), Chùa Long Sơn ở (Duy Tiên - Hà Nam) Chùa Thiện Thành (ở Bình Lục Hà Nam) đến năm nàng Tiên Nga 40 tuổi thì nàng qua đời trở về với Thiên Đình dân làng thôn Vỉa Nhuế đã lập đền thờ để thờ nàng.
Phủ Nấp- nơi tiêu biểu nhất của hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn với truyền thuyết thờ Mẫu.
Hàng năm cứ vào ngày 4/3 âm lịch là lại diễn ra lễ hội truyền thồng phủ Quảng Cung (phủ Nấp). Nơi thờ Đệ Nhất Tiên Thiên Công Chúa Phạm Tiên Nga và cũng là đệ nhất giáng sinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tại lễ hội phủ Nấp này dòng người rước Mẫu từ chùa Đồi về khu vực Mẫu Thoải bên dòng sông Đáy để tiến hành nghi lễ “Rước Nước”. Nghi lễ diễn ra rất trang nghiêm, long trọng và có ý nghĩa đặc biệt: Cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an.
Nhân dân rất phấn khởi vui mừng lễ hội, nén nhang thơm, lòng thành kính dâng lên Quốc Mẫu (Mẫu Nghi Thiên Hạ). Cuối buổi chiều ngày diễn ra buổi hội đoàn rước Mẫu về phủ Nấp đóng giá hồi cung.
Với niềm tự hào và trách nhiệm tôn tạo bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia, một bản sắc văn hóa dân tộc lễ hội phủ Quảng Cung giáo dục hướng tới giá trị cái đẹp - chân - thiện - mỹ, động viên nhân dân sau lễ hội tích cực học tập, lao động, sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.