“Quan chức Việt uống rượu xịn hơn Nhật, viện trợ cho VN làm gì nữa?"

2016-02-22 10:07:59 0 Bình luận
"Có lần tôi nói chuyện với trưởng JICA, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam, ông nói có lần quan chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật cũng không dám uống. Vậy thì Nhật Bản còn viện trợ cho VN làm gì nữa?"

Đánh giá về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Tôi nghĩ có một con số mà người Việt chẳng đáng tự hào gì đó là người Việt tiêu thụ bia nhiều nhất trong khu vực. Nhất là trong điều kiện Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập thấp, chắt chiu nhiều, vẫn phải ngửa tay đi xin viện trợ và còn nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải làm trong nước”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Theo bà Lan, trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng  mức tiêu thụ rượu bia lại ở mức cực kỳ vô lý.

“Tôi cũng không hiểu nổi những người đàn ông Việt Nam. Trong khi người phụ nữ trong gia đình phải vất vả kiếm tiền, chung sức làm việc nuôi gia đình, cùng nuôi con cái, tạo điều kiện cho con cái học hành, thì đàn ông lại tiêu thụ rượu bia nhiều đến thế”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Càng tàn tệ hơn, rượu bia là nguyên nhân của tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình. Chỉ vì rượu bia mà mất hết lí trí, tàn sát, đâm chém kể cả người thân, gia đình, hàng xóm...

 
 

 

Theo thống kê của các Sở y tế trên cả nước, chỉ trong 8 ngày Tết, cả nước có hơn 5.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 13 người tử vong. Nguyên nhân của rất nhiều vụ đánh nhau ngày Tết là do say rượu bia.

“Mỗi dịp Tết tôi quá buồn về những con số về tai nạn giao thông. Mà trong đó có hơn 70% tai nạn giao thông nguyên nhân do rượu bia. Đó là chưa kể, bệnh tật do rượu bia, gây ra gánh nặng cho xã hội, gia đình.Tôi làm việc, biết những người có trình độ hẳn hoi nhưng có thói quen uống rượu bia quá nhiều, đến lúc bệnh tật, tử vong ở độ tuổi còn  rất trẻ”, bà Lan xót xa.

Bà Lan cho rằng, mặc dù Nhà nước đã có lệnh cấm không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, bữa trưa nhưng thực tế không cấm được hoàn toàn. Thậm chí đi về các nơi có thể thấy, người nhà nước, quan chức ở các địa phương dùng những chai rượu rất đắt tiền.

“Đã có lần tôi ngồi nói chuyện với trưởng JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) ở Việt Nam, ông ấy nói có lần về địa phương, quan chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống. Ngoài ra, quan chức Việt tiêu dùng những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô… cao hơn rất nhiều  với mức sống. Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản còn đi viện trợ cho Việt Nam làm gì nữa”, bà Lan kể lại câu chuyện.

Theo bà, Việt Nam không chỉ đứng top đầu về mức độ tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới mà còn có tình trạng, nhiều quan chức của tỉnh nghèo đang phải ngửa tay xin viện trợ nhưng tiêu dùng rất hoang phí, không thích đáng.

“Tuy ông ấy không nói ra nhưng tôi nghĩ trong đầu ông ấy đang đặt câu hỏi những người đó sử dụng như vậy, phải chăng một phần tiền viện trợ đang chảy vào túi quan tham chứ không phải về đến tay người dân nghèo”, bà Phạm Chi Lan nói.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần đánh mạnh vào thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia để hạn chế tình trạng này. Trước ý kiến này, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng đây là việc nên làm. Theo bà nên đánh vào thuế rượu bia để giảm thuế, những chi phí khác cho người dân như xăng dầu, chi phí tăng lên cho giáo dục, y tế…Nên tăng thêm thuế rượu bia để giảm đi những chi phí khác cho xã hội.

Hiện nay các nhà máy bia đua nhau mở ra, đó là nguồn thu cho địa phương. Chính vì thế mà có những chuyện như tỉnh nọ, tỉnh kia ra lệnh cho các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm trong tỉnh nhà.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, để giải quyết bài toán giữa một bên là thu ngân sách và một bên là hạn chế tiêu thụ rượu bia, thì nên tăng thu từ những cửa hàng kinh doanh rượu bia.

“Đã có lần tôi ngồi nói chuyện với trưởng JICA ở Việt Nam, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam, ông ấy nói có lần về địa phương, quan chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống. Ngoài ra tiêu dùng những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô…cao hơn rất nhiều  với mức sống. 

Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản còn đi viện trợ cho Việt Nam làm gì nữa”, bà Phạm Chi Lan kể .

Các cửa hàng bia mở ra tràn lan chứng tỏ họ thu được lời ghê gớm trong việc tiêu thụ. Đã có lần báo chí đã đưa, có người nước ngoài nhận xét cái dễ tìm nhất ở Việt Nam là cửa hàng bia vì nó có ở khắp nơi. Chính vì vậy tôi nghĩ đánh vào người tiêu dùng, người sản xuất đã đành nhưng đánh vào người kinh doanh như vậy. Họ là người trực tiếp đưa rượu bia tiêu thụ ra thị trường, trực tiếp khuyến khích người sử dụng”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu ý kiến.

Tuy nhiên thuế má cũng chỉ là một phần bởi người uống rượu bia đủ tầng lớp, người giàu, nghèo đều có. Người giàu dùng rượu bia đắt tiền, còn người nghèo kiếm được 1 chút tiền, một chút tích lũy thì việc đầu tiên là mang đi nhậu. Chính vì thế, vị chuyên gia cho rằng, đòn về kinh tế không thể giải quyết được các vấn đề rượu bia ở Việt Nam, gốc rễ của vấn đề nằm ở văn hóa tiêu dùng. Ngoài việc giáo dục, tuyên truyền, theo bà Lan cần có biện pháp trừng phạt mạnh hơn với trường hợp sử dụng rượu bia quá nhiều.

Trong một cuộc họp bà Phạm Chi Lan đã từng phát biểu, Việt Nam xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, nhưng chi ra 3 tỷ USD để tiêu thụ bia.

Con số mà bà nêu ra đủ cho thấy mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt như thế nào. Mỗi năm Việt Nam chỉ xuất khẩu gạo được khoảng 3 tỷ USD, trong đó chưa kể tiền đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi, đường sá…Nếu tính  tất cả các chi phí thì trong 3 tỷ đó chúng ta chỉ thu được hơn 1 tỷ.

“Vậy bao nhiêu công sức của hơn 5 triệu nông dân vật lộn với ruộng đồng làm ra gạo chỉ đáng ngang tiền uống bia, như thế có đáng không? 3 tỷ đó có đáng với công sức của nông dân hay không. Điều này không bõ chút nào với việc tiêu thụ rượu bia nhiều như thế”, bà Lan nhấn mạnh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...