Quảng Ninh: Một liệt sỹ còn hư danh khuất tích

2021-07-29 09:07:48 0 Bình luận
Thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một bức tượng toàn thân, đắp bằng xi măng, hình dáng một thiếu sinh quân thời kháng chiến chống thực dân Pháp được đặt ở sân trụ sở UBND phường Hà Lầm TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo lãnh đạo địa phương, đây là bức tượng của một thiếu niên tên là Nguyễn Văn Thuộc hy sinh trong một trận đánh đồn Hà Lầm – Căn cứ quân sự lớn của Pháp lúc bấy giờ. Hiện nay, bức tượng được đặt tại sân trường học ở địa phương.


Bức tượng liệt sĩ Nguyễn Văn Thuộc dựng ở sân trường THCS lấy tên ông ở phường Hà Lầm, TP Hạ Long.

Từ khi bức tượng chuyển về trường học, trường đã đổi tên từ trường cấp II Hà Lầm thành trường THCS Nguyễn Văn Thuộc. Hàng năm, ông Phạm Viết Tiến, công nhân nhà máy sắt tráng men Hải Phòng, là bạn chiến đấu với Nguyễn Văn Thuộc đã đến thắp hương cho đồng đội. Có điều Nguyễn Văn Thuộc là phu mỏ, không phải là thiếu niên.

Ông Phạm Viết Tiến cho biết: Họ không chỉ là đồng đội còn là bạn “mục đồng” với nhau. Năm 1944, họ rời làng Lưu Gia, huyện Ngư Thiên, phủ lộ Long Hưng ra mỏ làm than. Sau đó, ông nhập ngũ đóng quân ở Tây Bắc, giải phóng Điện Biên thì chuyển về Hải Phòng công tác. Ông với Nguyễn Văn Thuộc cùng khăn gói rời quê ra mỏ kiếm cơm, khi còn chưa đến tuổi lao động.

Ông Phạm Viết Tiến kể: Ngày 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, ông và Nguyễn Văn Thuộc cùng một số thợ trẻ sớm giác ngộ cách mạng ở mỏ Hà Lầm được giao nhiệm vụ giao liên, phối hợp với đơn vị chủ lực từ căn cứ kháng chiến ở vùng rừng Hoành Bồ ra tấn công quân Pháp ở khu vực mỏ than Hà Lầm.

Đêm ngày 24/12/1946, quân ta do ông Nguyễn Kim Cương chỉ huy đã bí mật ám sát 5 mục tiêu kính tế-quân sự ở khu mỏ Hà Lầm. Đến sáng 25/12/1946, các đơn vị đồng loạt nổ súng, kẻ địch bị đánh bất ngờ không kịp trở tay, quân ta thắng lợi, ít thương vong. Riêng mũi tấn công vào nơi binh sĩ Pháp trú ở tư dinh của chủ mỏ Các-chi-ê, địch đông quân lại nhiều súng đạn, đồng chí Nguyễn Văn Thuộc đã hy sinh. Khi đơn vị rút quân trong đêm tối vào rừng rậm thì không tìm được thi thể đồng chí. Về hậu cứ, đơn vị đã làm lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Văn Thuộc chu đáo.

Trước nhiều thông tin có khác nhau về người được tạc tượng đặt ở sân trường và nguồn gốc tên trường, cô giáo Vũ Chi Ngân - Hiệu trưởng nhà trường nhờ ông Phạm Viết Tiến về quê, tìm hiểu thân thế của Nguyễn Văn Thuộc. Quê hương ông nay đổi tên là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nguyễn Văn Thuộc là một trong 3 liệt sĩ tiêu biểu của xã trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được địa phương tôn vinh, lấy tên người đặt tên cho làng.


Ông Nguyễn Hữu Mỹ (thôn Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, Thái Bình) là em họ của Nguyễn Văn Thuộc, đang nhận chế độ liệt sĩ của người anh em mình.

Gia tộc đồng chí Nguyễn Văn Thuộc còn có gia phả ghi chép cẩn thận. Ông sinh năm 1929, bố tên là Sủng, ông nội tên là Phùng. Nhà có hai anh em trai, người anh tên là Quyến. Anh em ruột thịt ở quê, người thọ cuối cùng cũng đã chết trong nạn đói năm 1945. Nguyễn Văn Thuộc hy sinh, người thân của ông nhân hưởng chế độ liệt sĩ, hương khói cho ông hiện là Nguyễn Hữu Mỹ, anh em họ hàng lo liệu.

Tại trận đánh khởi đầu theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, ở khu mỏ đã dành thắng lợi lớn. Riêng mũi tập kích vào nơi quân Pháp trú ở dinh thự chủ mỏ, quân ta tiêu diệt 24 sĩ quan binh lính Pháp, chiến lợi phẩm thu được 7 khẩu súng trường Mút-cơ-tông, 1 khẩu trung liên Bro-ninh, 1 khẩu tiểu liên Tom-sơn, 5 ngàn viên đạn, cùng nhiều quân trang quân dụng khác. Bên ta thương vong một người là đồng chíNguyễn Văn Thuộc.

Nguyễn Văn Thuộc hy sinh khi ấy ở tuổi 18, đã có thâm niên 2 năm làm phu mỏ, nhưng lại cho ông cái “mũ” thiếu niên. Có lẽ thời ấy để dân vận “toàn dân, toàn diện kháng chiến”, ta tuyên truyền vậy là cần thiết. Khi đạt được mục đích, thời bình thì nên trả lại danh phận cho ông. Nhưng có người còn “bảo thủ” gọi Nguyễn Văn Thuộc là “nhau”,tiếng “lóng” thời ấy ám chỉ những đứa trẻ vùng mỏ lang thang nhặt than vãi, than trôi hoặc phụ việc phu mỏ cho người lớn.

Mười năm trước, Cựu chiến binh Trung tá Nguyễn Hữu Vị cùng người thân đồng chí Nguyễn Văn Thuộc đã dày công gõ cửa cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Ninh, đề nghị trả lại đúng danh phận cho liệt sĩ, tôn vinh ông đúng với vị trí là người thợ mỏ hy sinh trong kháng chiến nhưng không được. Ngày Nguyễn Văn Thuộc hy sinh, họ hàng người thân chỉ có vài người đến chân bức tượng thắp hương.


Ông Đoàn Văn Sửu - nguyên tỉnh đội phó Quảng Ninh (nay không còn nữa) thăm tượng đồng đội đặt ở bảo tàng Quảng Ninh.

Nhân chứng cùng chung chiến hào với  liệt sĩ Nguyễn Văn Thuộc nay người còn người mất, như ông Phạm Ngọc Sâm, ông Đoàn Văn Sửu nguyên là cán bộ chủ chốt của tỉnh Quảng Ninh. Tuy đã mất, ông vẫn để lại “đoạn video” lời trăn trối rằng Nguyễn Văn Thuộc là tự vệ mỏ. Ông Tống Khắc Hài, nhà viết sử hàng đầu ở Quảng Ninh, nay không còn nữa cũng để lại trên báo Đảng của tỉnh một tác phẩm cho biết Nguyễn Văn Thuộc là thợ mỏ trước khi hy sinh. Báo Hạ Long cũng đã có nhiều bài viết tranh luận Nguyễn Văn Thuộc là “nhau” hay thợ mỏ, chưa ngã ngũ.


Ông Lê Bùi trong đơn vị đánh đồn Hà Lầm năm ấy, nay 94  tuổi. Ông là lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Ông Lê Bùi, xạ thủ súng trung liên, hỏa lực mạnh nhất của ta trong trận đánh đồn Hà Lầm năm xưa, nay 94 tuổi, ngụ tại số nhà 8, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, nguyên là Ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tuổi cao nhưng còn minh mẫn, thận trọng cho biết: Trận đánh đồn Hà Lầm là trận đánh thần tốc, bí mật, bất ngờ. Ngày 23/12/1946, đơn vị từ căn cứ kháng chiến ở Sơn Dương, Hoành Bồ bí mật luồn rừng hành quân đến Hà Lầm; vào đêm ngày 24, hỏa lực phục sẵn ở các mục tiêu đã định, đến đêm ngày 25 tháng 12 năm 1946, giờ phút quân Pháp vui chơi nhảy đầm mất cảnh giác, ta bất thần nổ súng, đánh úp. Quân sự, tính bảo mật trong chiến đấu cao, không có chuyện nhờ một đứa trẻ con trong vùng địch hậu dẫn đường tác chiến được.

Đất nước ta chiến tranh kéo dài, giải quyết tồn đọng sau cuộc chiến tranh còn nhiều gian nan, nhiều người vị quốc vong thân còn chưa trả lại được danh phận. Như bao chiến sĩ tình báo cài trong lòng địch ra đi mãi mãi, còn chưa rửa được tiếng oan theo giặc. Trận “Đồn Hà lầm”, một trận đánh kinh điển của tự vệ mỏ, chỉ 5 ngày sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, quân ta tiêu diệt 24 binh sĩ Pháp, trận đánh lớn như vậy mà lịch sử quân đội chưa thấy ghi, nay bổ sung cũng chưa muộn.

Tỉnh Quảng Ninh vốn là địa phương làm tốt chính sách thương binh liệt sĩ, việc rước tượng người Bí thư Đặc khu ủy đầu tiên ở khu mỏ Vũ Văn Hiếu từ mỏ Hà Tu về khu Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ, vườn hoa trung tâm của thành phố, nơi thâm nghiêm, trang trọng, đúng “ý Đảng, lòng dân”. Quảng Ninh cũng nên tôn vinh người chiến sĩ đầu tiên ngã xuống trên đất mỏ, trong kháng chiến ở vị trí quảng đại để nhân dân biết đến, không nên chỉ để bức tượng liệt sĩ đơn côi ở sân một trường học. Liệt sĩ có lai lịch rõ ràng, nhưng vô tình bị hư danh khuất tích.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14
Đang tải...