Tay robot cho người khuyết tật: Nối dài những ước mơ

2021-04-03 08:00:00 0 Bình luận
Chứng kiến những người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động, hai em học sinh lớp 11 ở Bắc Ninh đã mày mò nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm cánh tay robot.

Thầy giáo Ngô Văn Tiến và 2 em Linh, An phân tích, nghiên cứu sản phẩm Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần.

Hai em Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, lớp 11A4, Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh, đã mày mò nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần.

Sản phẩm đã xuất sắc giành giải Nhất của Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh Trung học năm học 2020-2021.

Từ ý tưởng nhân văn

Trở về sau Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh Trung học năm học 2020-2021, em Phạm Đức Linh chia sẻ em rất tự hào khi giành giải Nhất cuộc thi. Đây là sự ghi nhận của các thầy, cô giáo đối với em, qua đó, tạo động lực cho em phấn đấu chinh phục những dự án khác trong tương lai.

Chia sẻ về lý do lựa chọn đề tài này, Linh tâm sự em chứng kiến các bác thương binh, những người không may bị tai nạn cụt tay hoặc liệt tay gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Nhất là nhiều người còn trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Để giúp họ có cuộc sống bình thường, không phụ thuộc vào người khác, Linh và An đã quyết tâm tạo ra một sản phẩm hữu ích.

Theo Linh, trước đây, có nhiều ý tưởng, mô hình và sản phẩm về cánh tay robot như, cánh tay robot sử dụng sóng não, cơ bắp, học lệnh và giọng nói để điều khiển.

Tuy nhiên, với những người liệt cơ tay toàn phần hay có phần mỏm tay còn lại ngắn hầu như không thể sử dụng được cánh tay robot trên thị trường. Thực tế đó đã thôi thúc Linh và An có ý tưởng chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay hoàn toàn.

Linh và An trình bày ý tưởng với thầy giáo Ngô Văn Tiến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ STEM (viết tắt của 4 từ Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics) và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía thầy giáo cũng như Ban Giám hiệu nhà trường.

Thầy Ngô Văn Tiến chia sẻ Linh và An ham học hỏi, rất hăng hái trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Khi nghe các em trình bày ý tưởng, thầy đã hoàn toàn bị chinh phục, một phần vì bản lĩnh dám nghĩ, dám vượt qua thử thách nhưng cao cả hơn đó là sự nhân văn của “món quà” các em muốn dành cho những người không may bị khuyết tật tay. Chính vì thế, thầy và trò đều quyết tâm thực hiện ý tưởng.

Bắt tay thực hiện ý tưởng, từ giữa năm 2020, Linh và An phân chia công việc rất cụ thể. Cả hai tập trung phân tích, tìm hiểu thông tin về các phương pháp điều khiển cánh tay trên thế giới và tại Việt Nam.

Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp, tham khảo trên diễn đàn lập trình và đồ họa, tìm tài liệu liên quan đến cảm biến, linh kiện điện tử, thiết kế bản in 3D cánh tay robot, lựa chọn linh kiện điện tử, lắp đặt và thử nghiệm thiết bị.

Em Nguyễn Đức An cho biết: "Khối lượng công việc rất lớn, chúng em bố trí quỹ thời gian hợp lý để vừa làm tốt việc học trên lớp và vừa nghiên cứu đề tài. Vì vậy, sau mỗi buổi học, chúng em tập trung tại thư viện, phòng thí nghiệm để cùng nhau nghiên cứu. Linh phụ trách thiết kế phần cánh tay robot và An làm phần mạch điện, lập trình."

Sau nhiều tháng nghiên cứu, mày mò sáng tạo, lập trình trên máy, có được mô hình, thầy và trò bắt tay thực hiện ý tưởng.

Tuy nhiên, việc chế tạo cánh tay robot là lĩnh vực mới, vì vậy, trong phòng thí nghiệm của trường không có sẵn các vật dụng, thiết bị, cả thầy và trò phải đi nhiều nơi tìm linh kiện.

Quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, có lúc cả thầy và trò rơi vào bế tắc khi các linh kiện, mạch điện và thiết bị liên tục cháy, hỏng. Với quyết tâm, sự giúp đỡ, tư vấn nhiệt tình của chuyên gia, các thầy, cô giáo trong trường, thầy và trò đã nhanh chóng “bắt bệnh,” từ đó điều chế “liều thuốc” chữa trị.

Cuối cùng, sản phẩm cánh tay robot cho người liệt cơ tay hoàn toàn của thầy và trò Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên cũng đã hoàn thiện. Sản phẩm nặng gần 1kg, gồm hai phần chính là cánh tay và hộp điều khiển.

Bộ phận hộp điều khiển gồm một chiếc hộp được đặt tại cẳng chân và một cảm biến uốn cong đặt tại đầu ngón chân cái người sử dụng.

Thông qua hoạt động co duỗi ngón chân có thể điều chỉnh biên độ co duỗi các ngón tay. Ngoài ra, người sử dụng dễ dàng xoay cổ tay 180 độ thông qua tín hiệu thu được từ cảm biến uốn cong điều khiển bằng ngón chân.

Vinh dự là người thử nghiệm sản phẩm, anh Nguyễn Văn Đức, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cho biết do tai nạn lao động nên anh bị mất đi cánh tay phải. Sau khi sử dụng sản phẩm, anh thấy cánh tay này có thể thực hiện tốt các thao tác cơ bản như cầm, nắm, giữ, bấm, co duỗi cẳng tay cũng như xoay cổ tay. Anh rất mong muốn cánh tay có thể phát triển hoàn thiện hơn nữa để sản xuất đại trà.

Sau khi giành giải Nhất Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh Trung học năm học 2020-2021, dự án của Linh và An đang trong quá trình lựa chọn để tham gia Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế.

Nhân lên phong trào giáo dục STEM

Theo lộ trình phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Bắc Ninh đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đẩy mạnh phát triển thành phố thông minh.

Bởi vậy, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết. Thực hiện chủ trương đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đẩy mạnh các hoạt động giáo dục STEM.

Từ năm 2019, Bắc Ninh đã thí điểm triển khai giáo dục STEM tại 11 trường trên địa bàn. Qua đó, góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh là một trong số các trường được lựa chọn thí điểm giáo dục STEM và đang phát huy hiệu quả tích cực.

Cô Đặng Thị Bích Vân, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên, cho biết Nhà trường luôn xác định mục tiêu kết hợp giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn, tăng cường tuyên truyền đổi mới giáo dục, thành lập Câu lạc bộ STEM. Thông qua đó, trường sẽ phát hiện, bồi dưỡng và phát triển các nhân tố mới.

Theo cô Vân, thực tế, thời gian qua, Câu lạc bộ STEM của nhà trường hoạt động rất hiệu quả, thu hút đông đảo các thầy, cô giáo và học sinh  tham gia, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học.

Những năm gần đây, đề tài khoa học của học sinh đều đoạt giải cao trong Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia. Tiêu biểu như, sản phẩm xe lăn đa hướng dành cho người khuyết tật của em Nguyễn Đức Thái và Phùng Quang Huy giành giải Nhất năm 2016; hai em Thân Hoàng Gia Huy và Vũ Nhật Hào đoạt giải Nhất năm 2017 với dự án xe lăn điều khiển bằng cử chỉ của đầu…

"Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục phát động các phong trào dạy và học, trong đó tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cho các lớp học, khối học để khơi dậy tinh thần nghiên cứu, ham học hỏi của học sinh. Qua đó phát hiện sản phẩm mới chuẩn bị cho cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong những năm tới," cô Đặng Thị Bích Vân cho biết thêm./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội Bãi Viên

Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) tỉnh Nam Định tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội Bãi Viên, một trong những công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển nhà ở bền vững, hướng đến mục tiêu an cư cho người thu nhập thấp và công nhân lao động tại Nam Định.
2025-05-20 08:40:39

Tỏa sáng hào khí Cách mạng Tháng Tám: Người CCB được Tổng thống Pháp hỏi kinh nghiệm nuôi tôm

Đó là Anh hùng Lao động, thương binh Trần Hồng Quảng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc xí nghiệp Quang Minh (Hải Phòng).
2025-05-19 17:30:00

Lời chia buồn

Nhận được tin cụ Vũ Xuân Biên là thân phụ ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã tạ thế vào hồi 05h30’ n 19/05/2025 (tức ngày 22/4 năm Ất Tỵ). Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Ngọc Anh và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-05-19 16:55:36

Quảng Ninh: Ngày sinh nhật Bác, 1.279 đảng viên được nhận huy hiệu Đảng

Đã thành truyền thống vẻ vang, dịp sinh nhật Bác Hồ Tỉnh ủy Quảng Ninh vinh danh đảng viên có thâm niên tuổi Đảng, trao tặng Huy hiệu Đảng. Đợt 19/5/2025 này, Tỉnh ủy Quảng Ninh tặng-truy tặng Huy hiệu Đảng cho 1.279 đảng viên; trong đó, có 2 người 80 năm tuổi Đảng.
2025-05-19 16:43:00

Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường

Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV đã ra mắt gói vay mua nhà có quy mô lớn nhất và điều kiện ưu đãi nhất thị trường dành riêng cho khách hàng dưới 35 tuổi. Gói tín dụng này đã nhanh chóng thu hút khách hàng và tạo nên một làn sóng “Có BIDV người trẻ có nhà” trên thị trường.
2025-05-19 14:33:32

Hơn cả một chiếc Thẻ: BIDV 68 mang tới những giá trị và trải nghiệm độc bản

Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khách hàng không chỉ tìm kiếm một chiếc thẻ ngân hàng thanh toán đơn thuần, mà kỳ vọng vào những trải nghiệm độc đáo, từ tài chính thông minh đến phong cách sống tiện lợi. Thấu hiểu nhu cầu đó, BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.
2025-05-19 14:19:53
Đang tải...