Thay đổi về xếp lương cho viên chức giáo dục nghề nghiệp
Cụ thể, Thông tư áp dụng với giảng viên giảng dạy trình độ cao đẳng, giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập).
Nhà giáo đang làm công tác giảng dạy môn văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập việc chuyển xếp lương áp dụng theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành.
Theo các quy định hiện hành, viên chức là nhà giáo thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chưa có mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp riêng. Ngạch lương, thang, bảng lương vẫn hưởng theo ngạch, thang, bảng lương của giáo viên trung học (GVTH).
Bộ LĐ-TB&XH vừa có hướng dẫn chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp |
Việc ban hành Thông tư có mục đích bổ sung căn cứ pháp lý trong thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Đồng thời đảm bảo cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được xếp vào đúng vị trí chức danh riêng, thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Từ đó khẳng định vị thế của đội ngũ này trong xã hội cũng như đảm bảo các quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng theo quy định.
Theo đó, việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định thành
Trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư số 10/2018/TT-BNV và Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH, được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
Đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I, mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II, mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III, mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III, mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV, mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Việc xếp lương đối với viên chức đang làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hiện đang xếp lương ở các ngạch công chức, viên chức ngành GD-ĐT quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC và Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
Đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Xếp lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01 đối với viên chức hiện đang xếp lương giảng viên cao cấp, mã số 15.109 (Quyết định số 202/TCCP-VC) hoặc giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 (Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV);
Xếp lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02 đối với viên chức hiện đang xếp lương giảng viên chính, mã số 15.110 hoặc giáo viên trung học cao cấp, mã số 15.112 (Quyết định số 202/TCCP-VC) hoặc giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 (Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV);
Xếp lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03 đối với viên chức hiện đang xếp lương giảng viên, mã số 15.111, hoặc giáo viên trung học, mã số 15.113 (Quyết định số 202/TCCP-VC) hoặc giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 (Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV);
Xếp lương giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04 đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn), mã số 15c.207 (Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC).
Đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp, xếp lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II, mã số: V.09.02.06 đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học cao cấp, mã số 15.112 (Quyết định số 202/TCCP-VC);
Xếp lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III, mã số: V.09.02.07 đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học, mã số 15.113 (Quyết định số 202/TCCP-VC);
Xếp lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III, mã số: V.09.02.08 đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn), mã số 15c.207 (Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC);
Xếp lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV, mã số: V.09.02.09 đối với viên chức hiện đang xếp lương giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn), mã số 15c.207 (Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC).
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.