Thầy giáo già tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”

2019-02-18 14:29:51 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày đầu năm mới 2019, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng thầy giáo Đoàn Văn Thoại, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Quang Trung tại xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Dù đã nghỉ hưu hàng chục năm nhưng thầy chính là người sáng lập, xây dựng và phát triển thành công mô hình trường THPT tư thục đầu tiên, có hiệu quả nổi tiếng ở vùng quê hiếu học này…

Thầy giáo Đoàn Văn Thoại, Bí thư chi bộ, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Quang Trung (Nam Trực, Nam Định) - Ảnh: Hồ Thanh


Năm nay đã 78 tuổi, nhưng thầy giáo Đoàn Văn Thoại vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, lạc quan, đặc biệt là mắt sáng và trí nhớ tốt. Không cần đến sổ sách, tài liệu, thầy vui vẻ bộc bạch: “Từ năm 2003, khi là hiệu trưởng đi chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 tại địa phương, tôi nhận thấy hàng năm có cả trăm học sinh không vào được cấp 3. Tôi tự hỏi tương lai những em này sẽ ra sao nếu không được tiếp tục cắp sách đến trường? Cần phải có một trường học mới để mọi học sinh đều được đến lớp, tiếp tục nuôi dưỡng những ước mơ. Nung nấu ý định đó, sau nhiều nỗ lực chuẩn bị đến tháng 6 năm 2006 tôi đã mạnh dạn đứng ra thành lập Trường THPT Tư thục Quang Trung tại xã Nam Hồng, huyện Nam Trực. Đến tháng 5 năm 2012, nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh cho đổi tên thành Trường THPT Quang Trung, thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định”.

Trong câu chuyện, chúng tôi được biết: Thầy giáo Đoàn Văn Thoại tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm Nam Định năm 1962, về quê hương trực tiếp giảng dạy và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường cấp 2 Nam Hồng khi mới 25 tuổi. Thầy đã có thâm niên đứng lớp vài chục năm, nhiều năm giữ chức vụ quản lý tại nhiều trường học khác nhau. Có thể nói thầy là hiệu trưởng của các loại hình giáo dục đào tạo tại địa phương.


Một góc khuôn viên Trường THPT Quang Trung (Nam Trực, Nam Định) - Ảnh: Hồ Thanh


Thầy Đoàn Văn Thoại nhớ lại: Khi quyết định mở trường tư thục, ban đầu bản thân thầy gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là do người dân còn e ngại, chưa hiểu rõ về hoạt động của trường tư thục nên sức thu hút học sinh chưa cao. Tiếp theo là nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho một trường học rất lớn. Thầy đã phải vay thêm nguồn vốn ngân hàng, vay mượn người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè…để đầu tư theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Ban đầu nhà trường mới chỉ có 6 phòng (1 văn phòng, 5 lớp học) với trên 200 học sinh. Đến năm học 2007 - 2008 nhà trường đã có 9 lớp học với 460 học sinh. Từ đó đến nay nhà trường liên tục phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục, tạo nên uy tín và thương hiệu vững chắc. Năm học 2018 - 2019, nhà trường đang có 672 học sinh ở 14 lớp học và 45 cán bộ, giáo viên (trong đó có 28 giáo viên cơ hữu). Thầy giáo Đoàn Văn Thoại còn trực tiếp mời nhiều giáo viên dạy giỏi của Trường THPT Lý Tự Trọng, Trường THPT Trần Văn Bảo trên địa bàn huyện Nam Trực về thỉnh giảng. Thầy cho biết: Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường luôn gương mẫu, đoàn kết, có trình độ, chuyên môn vững vàng, đam mê tận tụy trong công việc và hết lòng vì học sinh. Chi bộ Đảng của nhà trường hàng năm đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh xuất sắc.

Trên khuôn viên hơn 10.000 m2, nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn với 18 phòng học cao tầng (100% được trang bị máy trình chiếu), các phòng chức năng, khu vực vệ sinh, nhà xe và các sân chơi thể dục thể thao. Nổi bật nhất là nhà trường đã xây dựng khu “Nhà giáo dục truyền thống - Uống nước nhớ nguồn” và phòng “Văn - Sử - Địa” để phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử bằng hiện vật. Đây cũng là công trình tâm huyết của thầy giáo Đoàn Văn Thoại nhằm đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử truyền thống văn hóa cho học sinh trong những giờ học ngoại khóa. Bản thân thầy cùng các cán bộ, giáo viên đã dành nhiều thời gian, công phu sưu tầm, tìm hiểu, lựa chọn hình thức trưng bày và đầu tư xây dựng hoàn thiện. Học sinh nhà trường được trực tiếp quan sát, tìm hiểu, nghe nói chuyện chuyên đề, trải nghiệm, thực hành, nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử quê hương, đất nước. Việc làm này đã phát huy hiệu quả rất tích cực trong việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.


Thầy giáo Đoàn Văn Thoại trực tiếp hướng dẫn học sinh tham quan, tìm hiểu lịch sử tại “Nhà giáo dục truyền thống - Uống nước nhớ nguồn” - Ảnh tư liệu Báo Nam Định.


Trải qua gần 13 năm xây dựng, phát triển, Trường THPT Quang Trung đã trở thành trong những điểm sáng của ngành GD&ĐT Nam Định. Nhà trường đã được tôn vinh là đơn vị điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT giai đoạn 2010 - 2015. Năm học 2015 - 2016 nhà trường đã được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT; năm học 2017 - 2018 là “Tập thể lao động xuất sắc”; 5 năm liền được UBND tỉnh Nam Định tặng Bằng khen. Hàng năm nhà trường tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 10 như các trường công lập khác, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt từ 99% - 100%, học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng trên 86%. Đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường 9 năm liền đạt giải cấp tỉnh, được nhận cờ thưởng của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định.

Từ ý tưởng cần có một mái trường tư thục để các em học sinh tại địa phương đều được học hết bậc học phổ thông, đến nay thầy giáo già Đoàn Văn Thoại đã thực hiện thành công ước mơ lớn nhất của đời mình. Dù cao tuổi, thầy vẫn tận tụy với công việc, ngày đêm say mê, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”. Có thể nói trong gần 18 năm qua dù đã nghỉ hưu nhưng nhà giáo Đoàn Văn Thoại chưa bao giờ nghỉ làm thầy. Từ năm 1998 thầy đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2001 đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13%

Vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức 45.942 tỷ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%, giữ vững vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống. Điều này tiếp tục khẳng định cam kết của SHB không ngừng nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Trước đó, SHB đã hoàn tất chi trả 5% cổ tức 2024 bằng tiền mặt.
2025-07-22 12:00:00

Một thời vang bóng và nỗi lòng người nghệ sĩ

Ông Nguyễn Bách Bốn, sinh năm 1948, là một nghệ sĩ đến từ thôn Tây, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – vùng đất linh thiêng nơi cố đô xưa. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông đã dành trọn tuổi trẻ và cả cuộc đời mình cho nghệ thuật rối chèo và sân khấu dân gian.
2025-07-22 09:51:00

Hải Phòng báo cáo nhanh về công tác phòng, chống bão số 3

Theo báo cáo nhanh , vào hồi 4h giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng 70km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
2025-07-22 09:06:19

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thăm, động viên bà con lưu trú

Chiều tối 21/7, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP.Hải Phòng đã xuất hiện mưa, sức gió cũng mạnh dần lên nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thiệt hại. Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Hải Phòng Lê Tiến Châu đã đến thăm, động viên bà con tại các điểm tạm lánh phường Ngô Quyền.
2025-07-22 07:08:29

Hình ảnh cơn bão Wipha đổ bộ vào châu Á

Việt Nam đã chuẩn bị ứng phó với cơn bão Wipha vào khi các tỉnh ven biển được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp và các hãng hàng không đã hủy các chuyến bay trước khi cơn bão dự kiến đổ bộ.
2025-07-21 21:55:24

Đặc sản 'vàng đen" trên cây ở Nghệ An

Quả trám (người dân địa phương gọi là quả mui) là loại quả to bằng ngón tay, nhọn 2 đầu, lúc chín có màu đen, thơm ngon béo bùi, là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Nhất là đối với những người Nghệ xa quê, cứ đến mùa trám chín vào giữa thu là nhớ về vị bùi béo ngầy ngậy của quả trám quê. Tuy nhiên, để chọn và chế biến được món trám ngon đúng điệu, không phải ai cũng biết.
2025-07-21 18:50:59
Đang tải...