Thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh
Thương binh nặng (Ảnh minh họa) |
HỎI: Cháu là T.N.H học sinh Trường PTTH Cảm Nhân, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái muốn Tòa soạn giải thích về thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với ông cháu do bị thất lạc hồ sơ. Ông cháu kể, năm 1968, ông nhập ngũ. Sau mấy tháng huấn luyện ông được điều động vào chiến trường miền Đông Nam bộ tham gia chiến đấu. Năm 1972, ông bị thương lần thứ nhất. Sau khi điều trị vết thương ông cháu lại tiếp tục về đơn vị tham gia chiến đấu tiếp. Rồi đến năm 1974, ông cháu lại bị thương lần thứ hai. Vết thương lần này nặng hơn, nên ông được điều đi ăn dưỡng. Do thuyên chuyển đơn vị nhiều lần, ở nhiều nơi, hồ sơ thương tật của ông bị thất lạc, nên đến giờ ông vẫn chưa được công nhận là thương binh. Vậy ông cháu cần phải làm các thủ tục gì để được hưởng trợ cấp thương tật?
ĐÁP: Điều 14, Mục 4, Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng quy định về “Thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh bị ngừng hưởng do khách quan hoặc bị thất lạc hồ sơ” như sau:
“1. Các trường hợp cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật:
a) Thương binh được xác nhận từ ngày 30/4/1975 trở về trước, gửi sổ thương binh ở miền Bắc trước khi đi chiến đấu ở chiến trường B, C, K;
b) Thương binh đã được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong Quân đội, nhưng khi chuyển ra ngoài Quân đội, bị thất lạc hồ sơ;
c) Thương binh đã được giám định thương tật và đã có quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc đã có sổ thương binh hoặc giấy chứng nhận thương binh nhưng khi chuyển về địa phương bị thất lạc;
d) Trường hợp đã được giám định, đủ tỷ lệ xếp hạng thương tật, nhưng khi đối tượng chuyển ra ngoài Quân đội, đơn vị chưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, sổ thương binh hoặc giấy chứng nhận thương binh.
2. Các giấy tờ làm căn cứ cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật
Hồ sơ: 04 bộ (Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị tiếp nhận bản có giấy tờ gốc; Cục Chính trị quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), mỗi bộ gồm:
a) Đơn đề nghị của đối tượng (Mẫu TL), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú; trường hợp đối tượng không cư trú ở nguyên quán phải có xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi nguyên quán; trường hợp đang công tác có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý;
b) Bản chính của một hoặc các giấy tờ sau:
Sổ trợ cấp thương tật (ban hành theo quy định tại Thông tư số 254/TT-LB ngày 10/11/1967 của Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng - Công an);
Sổ Thương binh (ban hành theo Thông tư số 53/TBXH ngày 24/12/1981 của Bộ Thương binh và Xã hội);
Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật (sao y bản chính nếu là quyết định tập thể);
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
3. Trách nhiệm lập hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật
a) Đối tượng làm đơn đề nghị kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi đơn vị đang quản lý cấp trung đoàn và tương đương (đối với người đang công tác trong Quân đội) hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với người đã chuyển ra ngoài Quân đội) xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị cấp có thẩm quyền;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật; cấp lại hồ sơ thương binh, chuyển trả cơ quan, đơn vị đề nghị;
d) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thương binh, có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện chế độ hoặc giới thiệu về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thương binh cư trú (đối với đối tượng đã chuyển ra ngoài Quân đội) để quản lý và thực hiện chế độ.
4. Trường hợp đối tượng là thương binh đồng thời là bệnh binh; thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động có đủ điều kiện hưởng hai chế độ trợ cấp thì căn cứ vào công văn và hồ sơ đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý và chi trả chế độ của đối tượng, Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị có trách nhiệm trích lục hồ sơ thương tật gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đề nghị để làm căn cứ ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật; thời gian được hưởng trợ cấp tính từ ngày ký quyết định.”
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày... tháng... năm... CẤP LẠI HỒ SƠ THƯƠNG BINH VÀ GIẢI QUYẾT TRUY LĨNH TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT
Tên tôi là:....................................... Bí danh................... Nam, Nữ ...................... Sinh ngày...... tháng...... năm............... Nguyên quán: ........................................................................................................ Trú quán: ............................................................................................................... Cơ quan, đơn vị đang công tác ............................................................................. Nhập ngũ:...... Xuất ngũ:....... Tái ngũ:..... Phục viên (hưu trí, chuyển ngành) .... Bị thương lần 1: ngày... tháng... năm....; lần 2, lần 3 (nếu có) ............................. Cấp bậc, chức vụ khi bị thương: ........................................................................... Nơi bị thương (ghi rõ xã, huyện, tỉnh).................................................................. Đơn vị khi bị thương:............................................................................................ Tình trạng thương tật ............................................................................................ ............................................................................................................................... Đã được giám định thương tật ngày.... tháng..... năm.... tại Hội đồng Giám định y khoa .......................................................................................................................... Tỷ lệ thương tật.......% (bằng chữ....................................... phần trăm). Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh số... ngày... tháng... năm... của... ............................................................................................................................... Giấy chứng nhận thương binh số.......... ngày..... tháng..... năm ........................... Hiện nay đang được hưởng chế độ (bệnh binh, mất sức lao động, hưu trí) ......... Thời gian, lý do thất lạc hồ sơ dẫn đến chưa được hưởng trợ cấp thương tật (tường trình chi tiết, cụ thể)......................................................................................... ............................................................................................................................. Những giấy tờ hiện nay làm căn cứ đề nghị hiện còn lưu giữ được..................... ............................................................................................................................... Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên là đúng, nếu sai tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, lập hồ sơ đề nghị giám định và giải quyết chế độ thương tật cho tôi./.
|
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.