Thực trạng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay

2020-03-17 09:22:48 0 Bình luận
Quản trị công ty là một trong những chủ đề được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Theo các nhà nghiên cứu nhận định quản trị công ty yếu kém, ít thay đổi hoặc chậm thay đổi trong thời kỳ công nghiệp 4.0 là một trong những nguyên do dẫn đến những câu chuyện kinh doanh bê bối đã xảy ra tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á.

Trước hết, cần phân biệt rõ khái niệm quản trị công ty (Corporate Governance) và Quản trị kinh doanh (Business Management). Quản trị kinh doanh là công tác điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện. Còn quản trị công ty (QTCT) là quá trình quản lý của cổ đông tới hoạt động của toàn công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của mình và xã hội.

Theo quy chế QTCT do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007, thì QTCT được định nghĩa là "hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty".

Theo nghĩa rộng, thì QTCT là việc bảo đảm sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu cá nhân và tập thể. Khung quản trị tồn tại một mặt để khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và mặt khác đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm giải trình trong việc quản lý và kiểm soát các nguồn lực này. Mục tiêu của QTCT là đạt được sự hài hòa tối đa giữa lợi ích của cá nhân, của công ty và của xã hội.  

 Mặc dù chưa thống nhất, song Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra một định nghĩa về QTCT ty đã được chấp nhận phổ biến toàn cầu “là thủ tục và quy trình mà theo đó một tổ chức được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu QTCT quy định rõ việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia khác nhau trong tổ chức - như Hội đồng quản trị, Ban điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác - và đặt ra các nguyên tắc và thủ tục cho việc ra quyết định” .

Vì vậy, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam đang là vấn đề bức thiết của các doanh nghiệp nói chung và các Công ty đại chúng nói riêng.

Về mặt lịch sử, từ thế kỷ 18, Adam Smith đã viết trong cuốn sách "Sự thịnh vượng của các quốc gia" rằng: "các quản trị gia, với vai trò là người quản lý tiền của người khác, không thể kỳ vọng rằng họ sẽ quan tâm đến số tiền này như người chủ thực sự của nó". Điều đó có nghĩa là vấn đề của QTCT đã bắt đầu từ khá lâu, nhưng những biến cố kinh tế xảy ra hiện nay khiến chủ đề này càng trở nên quan trọng.

Theo Ngân hàng thế giới (World bank), OECD và các ngân hàng khu vực đã tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu về QTCT trong nhiều năm qua. Từ năm 1999, OECD đã đưa ra các nguyên tắc QTCT và dùng để làm chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chí này của các quốc gia trong tổ chức. World bank đã dùng những nguyên tắc này để thực hiện các đánh giá tình hình tuân thủ nguyên tắc của các nước để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư.

Năm 2006, World bank đã có báo cáo về tình hình thực hiện tuân thủ các nguyên tắc QTCT tại Việt Nam. Báo cáo này cho thấy, tình hình QTCT ở Việt Nam chỉ tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ các tiêu chí của OECD. Bên cạnh đó, theo Báo cáo của VCCI, trong năm 2014, mức điểm trung bình về khả năng quản trị của doanh nghiệp Việt Nam là 35,1, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (84,5) , Malaysia (75,2), Singapore (70,7) hay Indonesia (57,3). Trong năm 2015, Việt Nam cũng không có đại diện nào lọt vào Top 50 doanh nghiệp niêm yết có chất lượng QTCT tốt nhất khu vực ASEAN.  

Trước kia, việc huy động vốn là một công việc đau đầu của doanh nghiệp, huy động vốn vay đã khó, vốn cổ phần còn khó hơn. Nhưng những tháng gần đây, trào lưu tăng vốn và bán đấu giá cổ phần đã được các nhà đầu tư hưởng ứng nhiệt tình. Giá cổ phần không còn là mệnh giá phát hành mà cao gấp nhiều lần. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà đầu tư có thực sự đánh giá được hiệu quả của việc tăng vốn này, hay chỉ đơn thuần kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ lên cao giống như các doanh nghiệp niêm yết để rồi bán lại kiếm lời?

Về mặt lý thuyết tài chính, giá sử dụng vốn cổ phần cao hơn so với giá sử dụng vốn vay, việc mở rộng phần vốn cổ phần chưa phải là giải pháp tài chính tối ưu, giá sử dụng vốn tăng, việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn. Hậu quả có thể thấy được ở các doanh nghiệp này là họ phải đối diện với tương lai ngặt nghèo hơn khi họ mang trên vai nguồn vốn lớn, giá sử dụng vốn cao hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Tại châu Á, các nghiên cứu cho thấy có nhiều điều chưa rõ ràng về công khai minh bạch liên quan đến quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa chủ nợ và chủ doanh nghiệp, và các chế tài luật pháp liên quan đến phá sản doanh nghiệp và chủ nghĩa thân hữu (cronyism). Gần đây, các vấn đề định giá tài sản doanh nghiệp cổ phần hoá, giao dịch nội gián, và những gian lận tại thị trường chứng khoán vừa qua thể hiện những khiếm khuyết trong cơ chế kiểm soát. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, nhóm người nội bộ dễ dàng có được những lợi thế cho mình nhưng người trả giá lại là các cổ đông nhỏ và xã hội. Các vấn đề này có một điểm chung đó là nó liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế và mối tương quan giữa những nguyên tắc này và cách các doanh nghiệp tổ chức quản lý.

Theo Forbes Việt Nam chính thức công bố danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” được Forbes Việt Nam đánh giá quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa, theo phương pháp xếp hạng danh sách Global 2000 (2.000 công ty lớn nhất toàn cầu) của Forbes (Mỹ). Khác với danh sách “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất” (đối tượng là các doanh nghiệp niêm yết tại HSX và HNX) công bố vào tháng 6 hằng năm nhấn mạnh đến hiệu quả và tăng trưởng, danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” mở rộng phạm vi tới các doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM và công ty đại chúng chưa niêm yết. Các doanh nghiệp Việt Nam từng xuất hiện trong danh sách Global 2000 của Forbes (US) như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Vingroup chia nhau các vị trí dẫn đầu của danh sách. Đặc biệt Top 10 ghi nhận dấu ấn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chiếm đến 5/10 vị trí. Các doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Hòa Phát, Techcombank, VPBank, THACO, Masan Group… có thứ hạng cao trong danh sách. Nhiều thành viên các tập đoàn kinh tế tư nhân như Vingroup, Masan Group, FPT có mặt trong danh sách bên cạnh sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa.

Với đặc thù ngành, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo với 22 đại diện, trong đó có 6 vị trí nằm trong Top 10. Tiếp theo sau là các ngành dầu khí, bất động sản và bán lẻ. Trong danh sách, Petrolimex là quán quân về doanh thu với 8,35 tỉ USD trong khi Vietcombank quán quân về lợi nhuận sau thuế với 636 triệu USD. Với 57 tỉ USD, ngân hàng BIDV giữ vị trí quán quân về tổng tài sản và Vingroup dẫn đầu về vốn hóa với giá trị xấp xỉ 16,5 tỉ USD (theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2018).

Theo thống kê của Forbes Việt Nam, sàn HSX có 65 đại diện, UPCoM có 23 đại diện, HNX có 7 đại diện, còn lại là các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết. Về phương pháp tính, Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp xếp hạng Global 2000 của Forbes. Bước đầu tiên chúng tôi tập hợp danh sách các công ty đại chúng bao gồm các công ty cổ phần có trên 100 cổ đông chưa niêm yết và các công ty niêm yết tại HSX, HNX và UPCoM. Tiếp theo, tập hợp số liệu tài chính về tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa theo báo cáo tài chính kiểm toán thường niên gần nhất - năm 2018. Vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết chốt mức giá đóng cửa ngày 13/12/2019; vốn hóa doanh nghiệp chưa niêm yết xác định bằng cách lấy số cổ phần nhân với P/E trung bình của các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành. Kế tiếp, chấm điểm các doanh nghiệp trên bốn chỉ tiêu tài chính. Tổng điểm cuối cùng xác định vị trí thứ hạng của các công ty trong danh sách. Danh sách có sự tính toán định lượng của công ty Chứng khoán Bản Việt.

Stt

                                                                TÊN CÔNG TY

1.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

51.

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE Corp)

2.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

52.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng

3.

Tập đoàn Vingroup - công ty cổ phần (CTCP)

53.

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank)

4.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

54.

Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi

5.

Công ty cổ phần Vinhomes (Vinhomes)

55.

Công ty cổ phần tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

6.

Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas)

56.

Công ty cổ phần tập đoàn Đất Xanh

7.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

57.

Công ty cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn

8.

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)

58.

Tổng công ty cổ phần Viglacera

9.

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

59.

Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (Vinacomin Power)

10.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank)

60.

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoasen Group)

11.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

61.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)

12.

Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO)

62.

Tổng công ty Thép Việt Nam- CTCP (VNSteel)

13.

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex)

63.

Tổng công ty cổ phần Bia Nước Giải khát Hà Nội (Habeco)

14.

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)

64.

Công ty cổ phần Vicostone

15.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

65.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

16.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines)

66.

Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền

17.

Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJet)

67.

Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

18.

Công ty cổ phần Lọc - Hóa dầu Bình Sơn

68.

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo)

19.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV)

69.

Công ty cổ phần tập đoàn FLC

20.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

70.

Công ty cổ phần tập đoàn Sao Mai

21.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

71.

Công ty cổ phần Gemadept

22.

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank)

72.

Công ty cổ phần tập đoàn Thủy sản Minh Phú

23.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

73.

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (NamABank)

24.

Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)

74.

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

25.

Tập đoàn Bảo Việt

75.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

26.

Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland)

76.

Công ty cổ phần PVI

27.

Tổng Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power)

77.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng

28.

Công ty cổ phần FPT (FPT Corp)

78.

Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt

29.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

79.

Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

30.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

80.

Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

31.

Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng (Masan Consumer)

81.

Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

32.

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

82.

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)

33.

Công ty cổ phần Vincom Retail

83.

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank)

34.

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)

84.

Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi)

35.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

85.

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC)

36.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank)

86.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (Navibank)

37.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC)

87.

Công ty cổ phần Thép Pomina

38.

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)

88.

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long

39.

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)

89.

Công ty cổ phần VNG

40.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

90.

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau)

41.

Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PV OIL)

91.

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

42.

Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GELEX)

92.

Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex

43.

Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons)

93.

Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans)

44.

Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

94.

Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại SMC

45.

Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources)

95.

Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII)

46.

Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

96.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

47.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI

97.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank)

48.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)

98.

Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa

49.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

99.

Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)

50.

Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa

100.

Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico)

Bảng - Danh sách 100 Công ty đại chúng lớn nhất tại Việt Nam

(nguồn: Danh sách và số liệu chi tiết đăng trên tạp chí Forbes Việt Nam, số 80, tháng 1.2020)

Theo các chuyên gia nhận định, tình trạng tụt hậu trong thực hành quản trị doanh nghiệp Việt Nam làm dấy lên lo ngại về sự mất cân đối giữa quy mô công ty và khả năng quản trị, không đáp ứng được đà tăng trưởng của hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ trở nên thiếu bền vững, dễ bị tổn thương trước những rủi ro trên thương trường. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được đánh giá cao trên bản đồ đầu tư của khu vực và thế giới. Trong đó, việc minh bạch hóa các hoạt động quản trị và sự tham gia của các cổ đông vào việc điều hành công ty bị đánh giá rất thấp.

Thực trạng quản trị yếu kém của các công ty Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng, một số chuyên gia nhận định rằng động cơ nâng cao năng lực quản trị của ban lãnh đạo ở doanh nghiệp niêm yết chưa được minh bạch và công khai kịp thời, do đó đã bị xử phạt... Đó là chưa kể đến một số doanh nghiệp còn lẫn lộn giữa quản trị (mô hình và quy trình đảm bảo tính công bằng, minh bạch, trách nhiệm và giải trình của lãnh đạo) và quản lý công ty (sử dụng các công cụ cần thiết để thực hiện quy trình quản trị).

Nhìn sang các doanh nghiệp chưa niêm yết, vẫn còn có các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm mà vẫn chưa xây dựng được bộ quy tắc QTCT. Ngoài ra, những khó khăn trong việc xây dựng động cơ nâng tầm QTCT, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước, đến từ mâu thuẫn trong vai trò và trách nhiệm của các cổ đông trong hội đồng quản trị. Đa phần các cổ đông này vừa đóng vai trò là người đại diện phần vốn của Nhà nước, vừa là người đại diện cho lợi ích cá nhân trong công ty, và cũng là người quản lý điều hành doanh nghiệp. Sự mâu thuẫn nảy sinh giữa việc tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, của cá nhân và hoàn thành vai trò quản lý sẽ gây xung đột giữa các vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu của người đó. Những xung đột này cản trở việc cải thiện tính minh bạch, định rõ trách nhiệm và giải trình trong hoạt động quản trị.

Ngoài ra còn phải kể đến việc một số doanh nghiệp tồn tại mô hình “gia đình trị”. Trong các doanh nghiệp này, các thành viên trong gia đình là thành viên hội đồng quản trị, đồng thời đảm nhiệm các chức vụ điều hành doanh nghiệp, qua đó cản trở việc minh bạch hóa thực hành QTCT. Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật chứng khoán 2019… đã có những bước điều chỉnh cụ thể về QTCT. Các thông tư của Bộ Tài chính ban hành sau đó cũng nâng dần tiêu chí quản trị, dần tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã xác định những thay đổi căn bản về mô hình quản trị, trong đó có mô hình tập đoàn kinh tế.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải áp dụng bộ nguyên tắc cơ bản trong QTCT và kết hợp một số kỹ năng nhà quản lý để xây dựng một doanh nghiệp trường tồn trước cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra như vũ bão hiện nay.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  State Securities Commission of Vietnam and IFC and the World Bank Group, (2019), Vietnam Corporate Governance Code of Best Practices, The First edition of SSC and IFC.
  2. https://enternews.vn
  3. http://ssc.mof.gov.vn
  4. https://forbesvietnam.com.vn
  5. https://www.amis.vn
  6. https://vnu.edu.vn
  7. https://www.misa.com.vn

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...