Thương binh Đỗ Văn Bẩm với ký ức về quá khứ hào hùng, anh dũng

2020-08-10 13:43:30 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước chiến tranh gian khổ, những người thanh niên khi ấy không có gì ngoài sức trẻ và ký ức về quá khứ hào hùng, anh dũng chiến đấu để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Là một người con quê Đất Tổ, ông Đỗ Văn Bẩm sinh ngày 1 tháng 7 năm 1945 tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Nay đang sinh sống tại khu 18 xã Vạn Xuân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.

Sinh ra khi đất nước còn nghèo khó, lớn lên cũng hiến cho đất nước nên giờ đây, khi được sống trong khung cảnh hòa bình, người thương binh ấy lại càng trân quý thêm những sự hy sinh lớn lao của những người anh hùng đã ngã xuống.

Một thời oanh liệt

Đối với thương binh Đỗ Văn Bẩm, khi đã đi qua quá nửa đời người, ông vẫn luôn tự hào và nhớ mãi thời trai trẻ ấy: “Được sống và cống hiến hết mình cho dân tộc”. Lên 9 tuổi, theo bố mẹ tản cư về xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (nay là khu 18, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) để làm ruộng. Năm 20 tuổi, ông tham gia thanh niên xung phong trong thời gian sáu tháng. Tại đây ông được huấn luyện tiếp xúc với cách mạng, bước đầu làm tiền đề cho những năm tháng chiến đấu về sau của ông.

Với những đóng góp và sự hy sinh thương binh Đỗ Văn Bẩm được nhận nhiều phần thưởng cao quý.

Năm 1966 ông đi bộ đội, được tham gia vào trung đoàn 2, sư đoàn 250B là bộ binh. Tháng 2/1968, ông hoạt động cách mạng với vai trò trung sĩ tiểu đội trưởng. Tại đây, đoàn quân ta sẽ hành quân từ Bắc vào Thái Nam. Đặc biệt phải hành quân vào ban đêm do địa hình nơi đây thông thoáng, sơ hở, địch dễ phát hiện. Đi bộ xuyên đêm, ăn uống dọc đường, ròng rã suốt một tuần, cả đoàn sẽ được nghỉ một ngày. Ba lô nặng, hành trang nhiều nên đây là một trong những thời gian vất vả nhất của cả đoàn.

Ông Bẩm vẫn còn nhớ những buổi hành quân là những ngày tháng ông nhớ nhà nhất. Đơn giản vì tuổi trẻ phải xa bố mẹ, xa anh em, không được cảm nhận không khí gia đình nên mỗi lần hành quân thấy bà con trong xóm thổi cơm, ánh đèn dầu le lói, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng bố mẹ gọi con về,... là ông lại nhớ về quê hương.

Sau đợt nghỉ phép 15 ngày tại quê nhà, ông tiếp tục trở lại chiến trường. Khi được đưa ra bến đò gần nhà thờ Bù Lạng (nay là xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) để nhìn về quê hương lần cuối, những giọt nước mắt đã tuôn rơi trên khuôn mặt người chiến sĩ trẻ.

Sau nhiều ngày hành quân, đến địa phận nước Lào, nhận thấy địa hình nơi đây nhiều rừng, các tầng lá cây cao và dày khiến địch không thể quan sát dễ dàng nên đoàn quân lại thay đổi kế hoạch từ hành quân ban đêm sang hành quân ban ngày.

Trong lúc kể chuyện với chúng tôi, thương binh Đỗ Văn Bẩm vẫn luôn nhắc đi nhắc lại rằng: “Vất vả, gian khổ lắm cô chú phóng viên ạ! Nhưng tình đồng đội là thứ tồn tại và giúp chúng tôi duy trì sức chiến đấu mạnh mẽ”. Đối với ông, niềm vui đơn giản chỉ là có anh em thanh niên cùng kề vai sát cánh chiến đấu, ăn chung miếng rau rừng, bữa cơm đạm bạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.

Thương binh Đỗ Văn Bẩm hào hứng kể lại những ngày tháng gian khổ mà đầy kỉ niệm.

Còn nhớ, thời gian hành quân, ông bị sốt rét do vắt rừng, muỗi đốt khiến ông phải điều trị trong thời gian ba tháng. Khi ấy, anh em trong đội cùng các bác sĩ luôn túc trực lo lắng cho ông. Sau khi khỏi bệnh, ông tiếp tục cuộc hành trình và được bổ sung đi chiến đấu.

Ông kể, khi ở chiến trường Tây Nguyên đánh biệt kích tại rừng le (giải thích) nghe thấy tiếng sột soạt của lá rừng khô, ngó quanh không thấy ai và tiếng động cũng nhanh dứt, chỉ nghĩ là thú rừng chạy qua nhưng bất ngờ bị một tên địch nổ súng bắn trúng cánh tay trái. Nghe tiếng súng, anh em trong đội quân tiến vào vây bắt địch. May mắn thay, ông không bị gãy xương tay, điều trị một tháng rồi ông được xuất viện.

Năm 1975, khi chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra, tiến đánh Buôn Ma Thuột đầu tiên, ông được giao nhiệm vụ ở lại bảo vệ thị xã Kon Tum. Gắn bó với mảnh đất anh hùng suốt 9 năm, đối với ông Bẩm, đây là nơi chứa nhiều kỉ niệm nhất, cũng là nơi gắn liền với thanh xuân của ông.

Tháng 9/1975, sau khi thua Việt Nam, địch tháo chạy về nước, để tất cả vật chất cùng vũ khí chiến đấu ở lai nước ta, quân ta tiến hành cho bộ đội đi kiểm tra kho đạn của địch. Không may, trong lúc kiểm tra, ông bị vướng vào sợi dây thép, kích thích mìn vùi dưới đất nổ mạnh.

Ông Bẩm vẫn nhớ như in lần bị thương đó: “ Khi ấy, tôi đi kiểm tra kho đạn cùng anh em đồng đội thì bất ngờ vướng chân vào dây thép làm nìn nổ. Chiếc đồng hồ kỉ niệm của tôi bị vỡ tan. Cảm thấy phía gò má phải mát lạ thường, tôi đưa tay lên chạm vào đã thấy máu chảy, 8 chiếc răng cũng bị gãy rụng trong miệng. Tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của anh em đồng đội. Sau đó, tôi lại cảm nhận được phía chân trái gồng lên, tê buốt, và tôi mới biết đã bị gãy xương. Một lần nữa tôi được các y bác sĩ cùng đồng đội đưa về trạm cấp cứu. Kể từ khi bị thương ấy, tôi phải trở về nhà, không còn được chinh chiến cùng đồng đội nữa. Hiện nay, trong người tôi vẫn còn những mảnh vụn của mìn, ảnh hưởng đến sức khoẻ”. 

Với những đóng góp của mình ông nhận được nhiều Huy chương, Bằng khen của Nhà nước.

Hạnh phúc trào dâng

Giờ đây, khi chiến tranh đã qua đi, đất nước yên bình ông may mắn được trở về với quê hương. Năm 1977, ông lập gia đình và có được ba người con, tất cả đều khỏe mạnh, có cuộc sống mới và hạnh phúc. Tuy còn khó khăn nhiều mặt nhưng ông vẫn rất lạc quan, yêu đời.

Hằng năm, ông đều nhận được trợ cấp của Nhà nước đối với những thương tật trên cơ thể. Chính quyền luôn có những chính sách phù hợp, kịp thời để giúp đỡ, động viên người thương binh, bệnh binh có công với cách mạng. Đôi chân giờ đi không vững, hễ trái gió trở trời lại đau nhức, phải dùng nạng để đi lại. Mắt đã mờ đi, răng không còn khoẻ nhưng đối với ông được sống trong không khí hòa bình, tự do như ngày hôm nay là điều hạnh phúc nhất. Vì vậy, mỗi khi được hỏi về những năm tháng đó, ông luôn xúc động, cảm giác vẫn bồi hồi, vẹn nguyên và kể lại chi tiết từng quá trình ông đã qua. Ông luôn cảm thấy vui và may mắn khi được góp một phần sức lực tuổi trẻ của mình vào công cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...