Tìm vốn cho 1 triệu ha lúa theo quy chuẩn “xanh”

2023-04-11 09:29:55 0 Bình luận
Theo dự thảo Đề án “Sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng “xanh” vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, tổng vốn đầu tư cho Đề án lên tới 500 triệu USD, trong đó 70% là nguồn vốn xã hội hóa… Song song với việc hoàn chỉnh và trình Chính phủ ban hành, Bộ NN-PTNT đang tìm kiếm các nguồn tài chính cho Đề án.

Quy chuẩn “xanh” cho lúa gạo

Xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng nằm trong Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Gặt lúa bằng máy trên cánh đồng Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh Trọng Triết

Đáng chú ý, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo của vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu là nâng cao giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo và thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng cao với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Việc chuyển đổi 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao tương đương khoảng 50% diện tích lúa ĐBSCL hiện nay. Lộ trình xác định, đến năm 2024, Đề án có thể bán tín chỉ carbon ở 200.000ha lúa và sau đó nhân rộng.

Với đa mục tiêu đặt ra cho Đề án, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng lường trước sẽ đầy khó khăn, thách thức, nhất là khi diện tích vùng chuyên canh lớn của ĐBSCL hiện còn hạn chế và việc thay đổi thói quen canh tác không phải chuyện “ngày một, ngay hai”. Để làm được điều này, cần nhiều nguồn lực. Nếu chỉ dùng ngân sách thì không thể đủ. Do đó, đòi hỏi huy động nguồn lực xã hội, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng thương mại. Nguồn lực sẽ tập trung vào các chủ thể chính của Đề án là nông dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN), để xây dựng chuỗi giá trị bền vững…Nhằm góp phần vào thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ, 1 triệu ha trồng lúa chất lượng cao sẽ phải áp dụng các quy trình canh tác bền vững hơn, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống…

Được vay vốn ưu đãi và chi trả carbon trong nông nghiệp

Theo dự thảo Đề án, với suất đầu tư bình quân 1 ha lúa chất lượng cao là 12 triệu đồng, tổng đầu tư năm 2023 - 2030 là khoảng 12.000 tỉ đồng (tương đương 500 triệu USD). Trong đó, vốn ngân sách 3.000 tỉ đồng, chiếm 25% (125 triệu USD); vốn xã hội hóa 8.400 tỉ đồng, chiếm 70% (350 triệu USD); vốn hợp pháp khác 600 tỉ đồng, chiếm 5% (25 triệu USD).

Về vốn ngân sách thực hiện đề án, Bộ NN-PTNT dự kiến nguồn vốn này được lồng ghép trong các chương trình, dự án của trung ương và địa phương, với mục đích chính cho đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở vùng sản xuất liên kết, ứng dụng khoa học công  nghệ và khuyến nông, đào tạo và tập huấn cho HTX và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân, HTX và DN tham gia liên kết.

Vốn xã hội hóa bao gồm vốn của các DN, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Đại diện các tổ chức quốc tế đã đưa ra những đề xuất hỗ trợ về mặt tài chính, các giải pháp khoa học công nghệ, đặc biệt là xây dựng hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) ở vùng chuyên canh để định lượng mức giảm phát thải, làm cơ sở đăng kí chứng nhận sản phẩm gạo carbon thấp.

Đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) cho biết đã phối hợp với Cục Trồng trọt triển khai dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL”. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA trị giá 15 triệu USD là đòn bẩy để huy động đầu tư của khu vực tư nhân trong đẩy mạnh công nghệ sản xuất lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới tính đa mục tiêu, đa giá trị của dự án. Qua khảo sát, các DN trong chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL cam kết triển khai từ 200 -300.000ha đất lúa chất lượng cao.

Theo Điều phối viên Chương trình quốc gia về nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, vốn của các cơ quan phát triển quốc tế có thể sử dụng cho xây dựng hạ tầng. Áp dụng các thành tựu từ dự án VnSat vào Đề án, WB mong muốn Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính có yêu cầu rõ ràng với WB về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và đề xuất các hỗ trợ hạ tầng. Và khi có thư đề xuất chính thức, Đề án sẽ nằm trong danh mục ưu tiên của WB. Qua đó, WB có khoảng 120 triệu USD hỗ trợ Việt Nam thực hiện Đề án này.

Bên cạnh đó, ngân hàng Agribank cũng luôn xác định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực hoạt động truyền thống, nông dân là bạn đồng hành. Do đó, Agribank rất ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, coi đây là cơ hội đóng góp vào Đề án cũng như mở rộng kinh doanh. Hiện trạng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn của Agribank lên tới 1 triệu tỉ đồng. Đối với ĐBSCL, có đến 80% dư nợ của nông thôn nông nghiệp dành cho lúa gạo. Agribank đã thành lập được nhiều tổ vay vốn để truyền tải vốn đến các nông hộ.

Theo Agribank, nông dân tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL sẽ được hỗ trợ chi phí mua giống lúa xác nhận, được ngân hàng cho vay không thế chấp tối đa 20 triệu đồng/vụ. Thời gian vay 6 tháng, được hỗ trợ bảo hiểm với cây lúa.

HTX tham gia Đề án được ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, kiến thiết đồng ruộng. Được vay vốn ưu đãi không thế chấp để xây dựng kho, máy sấy và máy móc, thiết bị. 

Còn DN tham gia Đền án cũng sẽ được vay đủ vốn ngắn hạn để tiêu thụ lúa từ vùng liên kết. Đồng thời, được vay đủ vốn dài hạn đầu tư xây dựng kho, hệ thống sấy, chế biến.

Cùng với đó, có thể huy động 20 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại từ dự án hệ thống lương thực, thực phẩm, để làm tiền cam kết hỗ trợ nông dân tiếp cận các vốn  vay từ ngân hàng BIDV hoặc các ngân hàng tư nhân khác. Sau năm 2027, WB dự kiến tiếp tục dành ra 60 triệu USD để phục vụ chương trình tín chỉ carbon./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46

Hải Phòng tăng cường tuyên truyền việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Thành ủy Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 455 - KH/TU về triển khai “công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
2025-04-23 07:51:50

Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01

Triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin

Phương pháp lấy mẫu ADN thân nhân liệt sỹ đang được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tích cực triển khai để sớm xác định danh tính, phần mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
2025-04-22 23:50:31
Đang tải...