Tín dụng ngân hàng và bảo hiểm nông nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu

2023-10-25 08:22:05 0 Bình luận
Để triển khai những hợp tác trong Đề án thí điểm xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 - 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank và tỉnh An Giang đã có những bước đi đầu tiên trong việc thí điểm thúc đẩy tín dụng ngân hàng và bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi liên kết trong vùng nguyên liệu lúa gạo và trái cây khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thông tin từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai giai đoạn 1 của Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương đã xây dựng được nhiều vùng nguyên liệu lớn ở khắp cả nước với tổng diện tích khoảng 166.800ha, bao gồm: cây ăn quả, cà phê, lúa gạo, gỗ rừng trồng theo chứng chỉ bền vững. Các vùng nguyên liệu này đang thu hút hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và hàng triệu hộ dân tham gia. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư sẽ rất lớn, cần có sự tiếp sức từ ngân sách Trung ương và địa phương phân bổ cho đề án này theo tính toán khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Hơn 1.400 tỷ đồng còn lại phải nhờ vào vốn đối ứng của doanh nghiệp, HTX khoảng 572,2 tỷ đồng và vốn vay của hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 552,3 tỷ đồng. Do vậy, từ nay đến cuối năm, nhu cầu vốn để hoàn thiện các mô hình chuỗi liên kết vùng nguyên liệu ở các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên sẽ rất cao. “Các doanh nghiệp liên kết sẽ cần hàng trăm tỷ đồng vốn tín dụng để vận hành các chuỗi sản xuất bao tiêu sản phẩm cây ăn trái, lúa gạo, cà phê”, ông Thịnh cho biết.

123 máy nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời tặng các HTX ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Ảnh Trọng Triết

Riêng ngành hàng lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL, Giám đốc vùng An Giang của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời, Võ Văn Vang, hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng cho việc xây dựng các cánh đồng liên kết rất lớn. Đơn cử đối với ngành lúa gạo, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha để ứng trước vật tư đầu vào cho nông dân, HTX; và khoảng 15 triệu đồng/ha để thanh toán khi mua lúa hàng hóa. “Nếu tính chung cả khu vực ĐBSCL, mỗi vụ lúa nông dân và các HTX cần vay khoảng 30 - 40 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp cần khoảng 60 -80 nghìn tỷ để bao vật tư đầu vào và thanh toán khi vào vụ mua lúa”, ông Vang ước tính.

 

Theo Giám đốc Agribank khu vực miền Tây Nam bộ, Bùi Thanh Quang cho biết, từ tháng 5/2023, ngân hàng này đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đồng hành tài trợ vốn tín dụng đối với những dự án phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Mới đây, ngân hàng cũng đã cam kết tăng cường tài trợ vốn cho Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Vì thế, hệ thống các chi nhánh Agribank tại các vựa lúa, vựa trái cây trọng điểm tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… hiện nay đều đầu tư tỷ trọng lớn cho các liên kết vùng nguyên liệu. Tính chung toàn vùng, đến cuối tháng 8 năm 2023, chỉ riêng Agribank đã cho vay khoảng 58.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lúa gạo và khoảng hơn 8.000 tỷ đồng cho lĩnh vực cây ăn trái. Trong số này, chiếm tỷ trọng lớn là các hợp đồng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân có tham gia vào các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu khép kín.

Cơ giới hóa đồng ruộng. Ảnh Trọng Triết

Riêng về lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, trên cơ sở tài trợ nguồn tín dụng lớn cho các vùng nguyên liệu nông sản, Agribank và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank (ABIC) tiếp tục triển khai rộng rãi các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ tài sản, quyền lợi và giảm thêm rủi ro cho các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu. Dữ liệu thống kê của ABIC, đến cuối tháng 6 năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp của đơn vị này đạt 865,7 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng so với mức 355,3 triệu đồng vào cuối quý I/2023.

Hiện nay, ABIC đã cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 3 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó, riêng sản phẩm bảo hiểm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có khoảng 52 sản phẩm bảo hiểm được phân phối ở các khu vực nuôi, trồng trọng điểm trên cả nước.

Theo lãnh đạo Agribank cho biết, trong các mô hình bảo hiểm phi nhân thọ thì ABIC hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, sản phẩm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, góp phần cho ngân hàng giảm rủi ro khi người vay vốn gặp rủi ro. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào những điều kiện khách quan nên việc có những sản phẩm “bảo an tín dụng” là cần thiết, việc tham gia bảo hiểm này mang lại lợi ích đôi bên ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, cá nhân và tổ chức khi vay vốn ngân hàng nên mua các sản phẩm của ABIC để hạn chế những rủi ro, tổn thất ngoài ý muốn.

Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/ha đối với chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng nguyên liệu nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ lãi suất vay vốn bằng tiền cho các doanh nghiệp đủ điều kiện với mức hỗ trợ tối đa tương đương 4%/năm lãi suất vay vốn cho các khoản vay đã trả lãi cho ngân hàng thương mại; thời gian hỗ trợ tối đa 5 năm. Mức vốn hỗ trợ cho mỗi dự án tối đa là 25 tỷ đồng và chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay không bị quá hạn đối với cả gốc và lãi./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương sẽ hợp nhất hai địa phương

Chiều ngày 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức họp, nhằm phối hợp xây dựng và triển khai nội dung Đề án “hợp nhất hai địa phương thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”.
2025-04-18 21:26:39

Hải Phòng khởi công Dự án khu công nghiệp Tiên Thanh

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng). Dự án do Tập đoàn Việt Phát làm chủ đầu tư.
2025-04-18 20:45:24

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17
Đang tải...