UBTVQH thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)

2018-03-13 15:54:30 0 Bình luận
Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 22 diễn ra vào chiều 13/3.

Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng


Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và nhất trí với nội dung cơ bản của dự án Luật do Chính phủ trình, đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến cho dự án Luật.

Ngay sau kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gồm 10 chương và 123 điều, trong đó bổ sung thêm một chương mới (8 điều), 2 điều mới, gộp 7 điều thành 2 điều, bỏ 3 điều, bổ sung một số điểm, khoản.

Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đã tập trung thảo luận những nội dung còn có ý kiến khác nhau đối với dự án Luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh; trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh; hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước; đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể (Điều 13) và xác định sức mạnh thị trường đáng kể (Điều 28); tố tụng cạnh tranh (Chương VII)…

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật, Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị cần làm rõ tính khả thi của việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật, nhất là quy định nội dung bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cụ thể như thế nào, trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh (Điều 7), theo Ủy ban Kinh tế, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định cơ quan cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương, nhưng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan này trong Luật vì cơ quan này vừa thực hiện chức năng tham mưu trong quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện tố tụng cạnh tranh. Loại ý kiến thứ 2 đề nghị không quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương mà thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh.

Về tố tụng cạnh tranh (Chương VII), theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế, có ý kiến đề nghị quy định về tố tụng cạnh tranh phải chặt chẽ, khoa học, rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các chủ thể tiến hành tố tụng cạnh tranh để bảo đảm tính độc lập trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh. Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, quy định rõ quy trình tố tụng cạnh tranh từ phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh đến giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành tố tụng cạnh tranh, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng cạnh tranh, thời hạn, thời hiệu giải quyết bảo đảm chặt chẽ, khoa học và tính độc lập trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng khẳng định, các nội dung được thể hiện trong dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và dự thảo Luật đã được rà soát tiếp thu, chỉnh lý về kỹ thuật văn bản, sắp xếp lại một số tên điều, nội dung cho phù hợp hơn.

Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển giao Ủy ban Kinh tế cùng với Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tiếp thu ý kiến của UBTVQH tại phiên họp; bổ sung, rà soát lại để hoàn thiện dự án Luật cũng như làm Báo cáo tiếp thu, giải trình sau đó gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội. Sau khi có ý kiến của các đoàn Đại biểu Quốc hội, tiến hành tổng hợp, báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...