Chính sách người có công
Điều kiện giải quyết chế độ người có công nuôi dưỡng liệt sĩ
Bà Nguyễn Thị An làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ người có công dưỡng liệt sĩ. Trong hồ sơ có ghi, “bà Nguyễn Thị An sinh năm 1941, là con đẻ của ông Nguyễn Văn Bình và bà Trần Thị Lý. Sau khi ông Bình mất, năm 1947 mẹ của bà tái giá. Bà trực tiếp chăm sóc em là liệt sĩ Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1944”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.
Việc nuôi dưỡng liệt sĩ ở đây được hiểu là liệt sĩ khi còn nhỏ đã không còn (không có) người nuôi dưỡng theo quy định pháp lệnh (không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng bản thân cha mẹ không có khả năng lao động và cũng không có khả năng về kinh tế để nuôi con hoặc vì lý do khác mà không thể sống cùng cha mẹ hoặc được cha mẹ cho đi làm con nuôi người khác…) và được người khác nuôi dưỡng, chăm sóc.
Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ phải là người có khả năng tự lập về kinh tế để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình (nếu có), bảo đảm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành bằng tài sản, sức lực và tình cảm, coi liệt sĩ như con đẻ của mình, được gia đình, họ tộc liệt sĩ và UBND cấp xã xác nhận.
Đối với các anh, chị, em trong cùng một gia đình thì đều phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên cần lưu ý, chăm sóc khác với nuôi dưỡng. Anh chị cũng có trách nhiệm góp phần chăm sóc, đùm bọc em cùng khôn lớn trưởng thành nhưng không được coi là người nuôi dưỡng nếu bản thân anh (chị) khi đó vẫn là người sống phụ thuộc hoặc chưa độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành.
Pháp luật về người có công với cách mạng không quy định độ tuổi của người nuôi dưỡng liệt sĩ, do đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần kiểm tra, xác minh, nếu Bà Nguyễn Thị An thực sự độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành thì xem xét, giải quyết chế độ người nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.Tôi xin hỏi, mẹ liệt sĩ tái giá khi bà An 6 tuổi, liệt sĩ mới 3 tuổi. Vậy, thời gian tính hưởng công nuôi dưỡng cho bà Nguyễn Thị An có được tính từ thời điểm này hay không?
Công chức đồng thời là cựu chiến binh hưởng BHYT thế nào?
Tôi tham gia quân đội, chiến đấu tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ tháng 3/1983 đến tháng 6/1989, được BCH quân sự xác nhận. Hiện tôi công tác và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên không được hưởng chế độ, chính sách đối với người có công.
2019-11-24 12:03:48
Trường hợp nào được cấp thẻ BHYT người có công?
Căn cứ Luật BHYT và Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về mã số ghi trên thẻ BHYT và Công văn số 4996/BHXH-CSYT ngày 29/11/2018 về việc triển khai thực hiện một số nội dung theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
2019-11-24 11:44:11
Điều kiện giải quyết chế độ bệnh binh
Tôi nhập ngũ tháng 2/1981. Tháng 8/1981, được cử đi học sĩ quan không quân tại Nha Trang. Tháng 9/1984, tốt nghiệp, được cử về F371, E921 sân bay Đa Phúc. Tháng 11/1986, giám định sức khỏe, nhận kết quả bệnh binh loại III, mất sức 45%. Tháng 7/1987, tôi có quyết định chuyển ngành về doanh nghiệp và công tác đến nay.
2019-11-24 11:38:44
Bệnh binh có thể hưởng thêm chế độ do nhiễm chất độc hóa học
Tôi công tác trong ngành Công an nhân dân từ năm 1972 tại Quảng Ninh. Năm 1978, chuyển công tác vào Quảng Nam-Đà Nẵng. Trong quá trình công tác, do ốm đau, bệnh tật nên năm 1983 tôi về nghỉ mất sức lao động, hiện hưởng trợ cấp bệnh binh 2. Năm 2016, tôi bị u tụy, đã phẫu thuật tại Bệnh viện K3 Hà Nội, sau đó bị thêm bệnh đái tháo đường tuýp II.
2019-11-24 11:33:01
Thân nhân có được hỗ trợ nhà ở khi người có công đã từ trần?
Ông nội của tôi là Trần Văn Minh, tham gia 2 cuộc kháng chiến; được tặng Huân, Huy chương kháng chiến, đã chết tháng 11/2016. Bà nội tôi sống trong căn nhà gỗ. Năm 2016 nhà xuống cấp do bị lũ càn quét. Năm 2018, các con đã góp tiền xây căn nhà cấp 4, diện tích 55m2.
2019-11-24 11:27:08
Hỗ trợ mai táng phí theo đối tượng có mức hưởng cao hơn
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, mức hỗ trợ chi phí mai táng phí đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (mức chuẩn là 270.000 đồng).
2019-11-24 11:22:28
Thương binh, bệnh binh được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/ngày lễ, tết
"Hỗ trợ ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B bị suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương tật (tổn thương cơ thể), bệnh tật từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/người/ngày; số ngày được hỗ trợ theo số ngày lễ, tết được cấp có thẩm quyền quyết định".
2019-11-24 11:17:19
Những bước tiến trong thực hiện chính sách cho người có công
Chính sách, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn mang tính nhân văn sâu sắc
2019-11-23 23:21:31
Thành tựu sau 3 năm thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, trở thành một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2019-11-23 23:08:21
Từ 2019, hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công sẽ bị truy thu
Theo thông tư số 101/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/1/2019, các trường hợp hưởng sai chế độ chính sách ưu đãi người có công sẽ bị truy thu. Cùng với đó, nhiều nội dung khác về hưởng chế độ chính sách đối với người có công cũng đã được ban hành.
2019-11-22 09:53:35