Kiến nghị về việc ngừng trợ cấp tuất

Ông Nguyễn Văn Thanh, chồng của tôi là bộ đội xuất ngũ, được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo mức mất sức lao động 61%, chết năm 2016 do bệnh ung thư phổi. Con của tôi sinh năm 2007, được hưởng trợ cấp tuất từ lúc chồng tôi chết, nhưng ngày 3/6/2018 cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thái Bình yêu cầu tôi bổ sung hồ sơ bệnh án ung thư phổi của chồng tôi nếu không con tôi sẽ bị cắt trợ cấp. Tôi đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu nhưng con của tôi vẫn có quyết định ngừng hưởng trợ cấp tuất. Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về vấn đề này.

Điều kiện giải quyết chế độ bệnh binh

Tôi nhập ngũ tháng 2/1981. Tháng 8/1981, được cử đi học sĩ quan không quân tại Nha Trang. Tháng 9/1984, tốt nghiệp, được cử về F371, E921 sân bay Đa Phúc. Tháng 11/1986, giám định sức khỏe, nhận kết quả bệnh binh loại III, mất sức 45%. Tháng 7/1987, tôi có quyết định chuyển ngành về doanh nghiệp và công tác đến nay. Vậy, tôi có được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không? Nếu có thì phải làm những thủ tục gì? Tại cơ quan nào?
2019-11-24 14:21:55

Quy định về khám giám định phơi nhiễm chất độc hóa học

Tôi tham gia chiến đấu tại khu vực quân đội Mỹ rải chất độc hóa học. Theo kết luận của bác sĩ, tôi bị gai xương thoái hoá bờ thân các đốt sống thì có phải bị phơi nhiễm chất độc hóa học không?
2019-11-24 14:17:24

Thủ tục lập hồ sơ công nhận liệt sĩ

Bác ruột của tôi tên là Phạm Văn Liễu, sinh năm 1930, nhập ngũ năm 1950, hy sinh năm 1953. Năm 1954, bác của tôi được công nhận là liệt sĩ. Năm 2012, gia đình tôi bị cắt hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ mà không rõ lý do.Theo trả lời của chính quyền xã, gia đình tôi phải cung cấp Bảng vàng danh dự để làm căn cứ giải quyết. Tuy nhiên, trong trận bão năm 1968, nhà của gia đình tôi bị đổ, mọi giấy tờ liên quan đến liệt sĩ đều bị mất. Hiện tên của bác tôi vẫn có trên bia đá tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Xuân Trường. Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Thủy vẫn ghi bác của tôi là liệt sĩ. Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, gia đình tôi cần làm thủ tục gì để tiếp tục được hưởng chế độ gia đình liệt sĩ?
2019-11-24 14:15:22

Mức miễn, giảm thuế đất phi nông nghiệp đối với con liệt sĩ

Bác tôi là con ruột của liệt sĩ. Từ trước đến nay, bác cùng mẹ (là vợ liệt sĩ) trên một mảnh đất được cấp quyền sử dụng mang tên bác. Cuối năm 2018, mẹ của bác chết. Tôi xin hỏi, việc miễn giảm thuế đất ở đối với thân nhân người có công với cách mạng từ trước đến thời điểm cuối năm 2018 (thời điểm mẹ bác tôi chết) được thực hiện như thế nào? Từ cuối năm 2018 đến nay việc miễn giảm thuế đất ở đối với gia đình bác được quy định cụ thể ra sao?
2019-11-24 14:11:10

Điều kiện giải quyết chế độ người có công nuôi dưỡng liệt sĩ

Bà Nguyễn Thị An làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ người có công dưỡng liệt sĩ. Trong hồ sơ có ghi, “bà Nguyễn Thị An sinh năm 1941, là con đẻ của ông Nguyễn Văn Bình và bà Trần Thị Lý. Sau khi ông Bình mất, năm 1947 mẹ của bà tái giá. Bà trực tiếp chăm sóc em là liệt sĩ Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1944”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên. Việc nuôi dưỡng liệt sĩ ở đây được hiểu là liệt sĩ khi còn nhỏ đã không còn (không có) người nuôi dưỡng theo quy định pháp lệnh (không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng bản thân cha mẹ không có khả năng lao động và cũng không có khả năng về kinh tế để nuôi con hoặc vì lý do khác mà không thể sống cùng cha mẹ hoặc được cha mẹ cho đi làm con nuôi người khác…) và được người khác nuôi dưỡng, chăm sóc. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ phải là người có khả năng tự lập về kinh tế để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình (nếu có), bảo đảm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành bằng tài sản, sức lực và tình cảm, coi liệt sĩ như con đẻ của mình, được gia đình, họ tộc liệt sĩ và UBND cấp xã xác nhận. Đối với các anh, chị, em trong cùng một gia đình thì đều phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên cần lưu ý, chăm sóc khác với nuôi dưỡng. Anh chị cũng có trách nhiệm góp phần chăm sóc, đùm bọc em cùng khôn lớn trưởng thành nhưng không được coi là người nuôi dưỡng nếu bản thân anh (chị) khi đó vẫn là người sống phụ thuộc hoặc chưa độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành. Pháp luật về người có công với cách mạng không quy định độ tuổi của người nuôi dưỡng liệt sĩ, do đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần kiểm tra, xác minh, nếu Bà Nguyễn Thị An thực sự độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành thì xem xét, giải quyết chế độ người nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.Tôi xin hỏi, mẹ liệt sĩ tái giá khi bà An 6 tuổi, liệt sĩ mới 3 tuổi. Vậy, thời gian tính hưởng công nuôi dưỡng cho bà Nguyễn Thị An có được tính từ thời điểm này hay không?
2019-11-24 14:08:53

Công chức đồng thời là cựu chiến binh hưởng BHYT thế nào?

Tôi tham gia quân đội, chiến đấu tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ tháng 3/1983 đến tháng 6/1989, được BCH quân sự xác nhận. Hiện tôi công tác và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên không được hưởng chế độ, chính sách đối với người có công. Vậy, tôi có được đổi mã quyền lợi thẻ BHYT từ HC4 sang HC2 không? Nếu được thì tôi cần chuẩn bị những gì?
2019-11-24 14:04:58

Căn cứ giải quyết chế độ người bị nhiễm chất độc hóa học

Bố tôi đi bộ đội, đóng quân tại chiến trường miền Nam, thuộc vùng bị rải chất độc da cam. Trước đây bố tôi đi khám được kết luận mất trên 81% sức khỏe, nhưng không có con ảnh hưởng nhiễm chất độc nên không được hưởng chế độ. Bố tôi có đầy đủ giấy tờ. Hiện nay em gái tôi bị u đa nhân tuyến giáp và con gái của em tôi hai bàn chân đều 6 ngón. Vậy, trường hợp của bố tôi có được xem xét lại không?
2019-11-24 12:16:19

Công chức đồng thời là cựu chiến binh hưởng BHYT thế nào?

Tôi tham gia quân đội, chiến đấu tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ tháng 3/1983 đến tháng 6/1989, được BCH quân sự xác nhận. Hiện tôi công tác và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên không được hưởng chế độ, chính sách đối với người có công.
2019-11-24 12:03:48

Trường hợp nào được cấp thẻ BHYT người có công?

Căn cứ Luật BHYT và Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về mã số ghi trên thẻ BHYT và Công văn số 4996/BHXH-CSYT ngày 29/11/2018 về việc triển khai thực hiện một số nội dung theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
2019-11-24 11:44:11

Điều kiện giải quyết chế độ bệnh binh

Tôi nhập ngũ tháng 2/1981. Tháng 8/1981, được cử đi học sĩ quan không quân tại Nha Trang. Tháng 9/1984, tốt nghiệp, được cử về F371, E921 sân bay Đa Phúc. Tháng 11/1986, giám định sức khỏe, nhận kết quả bệnh binh loại III, mất sức 45%. Tháng 7/1987, tôi có quyết định chuyển ngành về doanh nghiệp và công tác đến nay.
2019-11-24 11:38:44