Hành trình mưu sinh của người đàn ông cao 70cm, nặng 25kg bỏ nhà đi khi vừa 15 tuổi

2017-09-19 09:46:06 0 Bình luận
Đang học lớp 9 thì anh phải nghỉ giữa chừng vì bố mẹ bận việc không thể cõng anh đi học mãi. Chán nản, anh quyết định bắt xe vào Sài Gòn với 200 nghìn đồng, đó là khoản tiền hỗ trợ cho người khuyết tật anh dành dụm được. Cậu bé ấy mơ về cuộc sống ở vùng đất mới, không ai biết đến, không ai đem mình ra trêu chọc để cười đùa.

Bước ngoặt ở tuổi 15

Chiến tranh đã rời xa hơn 40 năm nhưng vết tích của chúng vẫn để lại trên thân thể của nhiều người con đất Việt. Anh Nguyễn Văn Thu, 32 tuổi (Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) là minh chứng cho điều đó.

Thời chiến, bố anh đi bộ đội nên bị nhiễm chất độc trong chiến tranh. Hậu quả để lại là 3 người con sinh ra đều không lành lặn, anh Thu là con cả.

Nếu không có cơ hội tiếp xúc, ít ai nghĩ anh Thu lại là người hoạt ngôn và hiểu biết như vậy. Có lẽ, những năm tháng xa gia đình, một mình mưu sinh đã tôi luyện nên một người đàn ông trưởng thành về suy nghĩ, biết yêu thương, biết vươn lên trước sóng gió của cuộc đời.


Anh Nguyễn Văn Thu (ảnh nhân vật cung cấp)


Duy chỉ có điều, anh chỉ khôn mà không lớn. Anh Thu cao 70 cm và nặng 25 kg. Dáng người nhỏ thó, đi lại bập bễnh nhưng tác phong thì vô cùng nhanh nhẹn. Chào đời, anh Thu nặng 4,2 kg, bụ bẫm. Ngày ấy, nhiều người lấy làm vui mừng cho bố mẹ anh vì cậu con trai đầu lòng khỏe mạnh, mập mạp.

Mọi thứ thay đổi khi anh tròn 3 tháng tuổi. Anh Thu lên cơn sốt, gia đình đưa anh vào viện điều trị. Cũng từ đó, cơ thể Thu có những chuyển đổi khác lạ so với người thường. Chân tay cong queo, oặt ẹo, đầu to hơn thân người. Ngày ấy, bố mẹ anh đã chuẩn bị tâm lí về sự sống của cậu con trai tội nghiệp. 7 năm trời, Thu phải nằm viện đằng đẵng, chung sống với thuốc men.

Như bao đứa trẻ khác, anh cũng được đến trường để học tập. Nhưng, cơ thể còi cọc, chân đi cà nhắc nên bố mẹ thay nhau cõng anh đến lớp. Hành trình đến trường của anh gian nan không kể đâu cho hết. Đau lòng hơn khi anh trở thành đề tài bán tán của chúng bạn.

Nhiều tốp bạn tụm ba tụm bẩy nói về anh chỉ vì họ thấy lạ về một hình thể thấp còi, chân tay dị dạng. Lúc đó, anh đã cảm nhận được sự khác biệt về cơ thể mình so mọi người. Bản thân anh cũng ý thức tránh xa bạn bè, tự chơi một mình vì nghĩ mình không thể chơi với họ.

Công việc đồng áng bận rộn, bố mẹ không thể đưa anh đến trường như trước nữa. Anh nghỉ đến trường ở nhà quanh quẩn góc sân, góc bếp khi đang theo học lớp 9. “Chẳng lẽ cứ ở nhà thế này, mình sống thế này đến cuối đời hay sao”, anh Thu nghĩ vậy và cảm thấy tiếc nuối.

15 tuổi, không kiến thức, không sức khỏe, anh đi khỏi lũy tre làng đến vùng đất sấm uất nơi phố thị với vài ba bộ quần áo đựng trong chiếc cặp đi học và mang theo 200 nghìn đồng. Đó là một tháng lương dành cho người khuyết tật mà anh nhận được.

“Tôi chỉ muốn mọi người biết mình không phải thằng ăn hại”

“Tôi bỏ nhà đi mà không nói với bố mẹ một lời vì tôi biết kiểu gì cũng bị ngăn cản. Ngày đó, tôi bồng bột, suy nghĩ còn nông cạn, tôi chỉ biết mình muốn tự lập, tự nuôi sống bản thân mình và cũng muốn mọi người nhìn mình với một con mắt khác, không phải ánh mắt dành cho một thằng ăn hại”, anh Thu cho biết.

Vào đến Sài Gòn, anh Thu đến các quán ăn để xin việc, anh chấp nhận làm mọi việc từ rửa bát đến lau dọn. Đáp lại anh là những cái lắc đầu chán nản, không ai đồng ý thuê một người làm bé nhỏ, không khỏe mạnh như anh.

Một tuần đầu, còn mấy đồng bạc lẻ trong người, hàng ngày anh mua được mẩu bánh mì rồi chai nước để uống. Tối đến thì lấy ghế đá công viên làm nhà, làm giường. Tại công viên, một lần anh được xem Đoàn nghệ thuật nhân đạo Chim cánh cụt biểu diễn.

Anh đã xem hết buổi biểu diễn. Đến lúc đoàn nghệ thuật thu dọn hành lý ra về vẫn thấy anh ngồi đó thì một cô nhẹ nhàng bảo: “Chương trình hết rồi, về nhà đi cháu, không bố mẹ lại mong”. Trả lời câu hỏi của người lớn, anh Thu đáp: “Cháu không có nhà để về”.

Nghe anh kể về hoàn cảnh, đoàn nghệ thuật đó quyết định cưu mang anh. Cũng từ đó, anh Thu không còn lo đói, lo về chỗ ngủ mỗi đêm. Tại đây, anh được học nhiều nghề, học hát, học sửa chữa… Nhưng những nghề đó không thật sự hợp với anh vì lí do sức khỏe.


Vào đến Sài Gòn, anh Thu đến các quán ăn để xin việc... Đáp lại anh là những cái lắc đầu chán nản, không ai đồng ý thuê một người làm bé nhỏ, không khỏe mạnh như anh (ảnh nhân vật cung cấp)


Trong một lần tình cờ anh xem người ta biểu diễn ảo thuật, lúc đó trong đầu anh nhen nhóm ý định trở thành một người biểu diễn ảo thuật. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết tâm học, anh miệt mài tìm tòi và học trong 3 năm.

Buổi biểu diễn đầu tiên, hai chân anh run cầm cập. “Cháu cứ biểu diễn như thể cháu tập, cứ nghĩ chỉ có một mình cháu”, một cô trong đoàn đã nói với anh như vậy. Đó quả là “liều thuốc” tinh thần hữu hiệu, anh kết thúc buổi biểu diễn đầu tiên thành công.

Nơi đất khách anh chưa bao giờ thôi nghĩ về gia đình, nghĩ về mảnh đất mình lớn lên. Cuối năm 2003, anh quyết định trở về khi có trong tay một nghề có thể kiếm sống. Quan trọng hơn, anh tự tin về mình, không còn là cậu bé trốn tránh đám bạn, sợ người ta bàn tán về mình năm xưa nữa.

“Về đến nhà bố mẹ có nói với tôi “Con giỏi lắm, bố mẹ tự hào về con”, đó là câu nói tôi cảm thấy ấm lòng và ghi nhớ nhất. Tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều điều và những người biết tôi đã không còn coi tôi là một thằng ăn hại”, anh Thu bộc bạch.

Còn nữa

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...