Cần thực tế hơn khi chọn nghề

2017-10-05 09:04:13 0 Bình luận
Với nhiều bạn trẻ trước cánh cửa cuộc đời, câu hỏi lựa chọn, theo đuổi ngành học nào thật không dễ trả lời. Đi theo độ hot, sức hấp dẫn của nghề hay tìm ngành học nào cho dễ xin việc? Các kênh thông tin tư vấn, tham khảo hiện nay được coi là đang tác động mạnh đến sự lựa chọn của nhiều người học.


Nghề nào cũng gắn với việc làm

Một thời gian dài, tâm lý coi trọng bằng cấp đang chi phối quyết định của số đông người; xã hội dường như coi việc có tấm bằng đại học và ít nhất là phải cao đẳng đối với con em mình đã có những lúc được là điều hiển nhiên, bắt buộc phải có. Nhưng giờ đây, tâm lý chuộng bằng cấp đã không còn nặng nề như trước, đã không ít phụ huynh đưa ra quyết định thay bằng lựa chọn cánh cửa giảng đường ĐH, CĐ, họ đã hướng con cái chọn học một nghề phổ thông ở những trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp để giải quyết mối quan tâm thiết thực hơn đó là có việc làm.

Việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều trường đại học. Đã có nhiều ký kết, hợp tác trong đào tạo để đưa doanh nghiệp vào giảng đường không ngoài mục đích tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau này. Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 và năm 2017 được xã hội đánh giá cao với nhiều thành công, đặc biệt là năm 2017 này, gần như các trường đại học đều đã tuyển sinh xong và xã hội đã thấy có những dịch chuyển về tâm lý; nhiều học sinh đã chọn lựa các trường nghề để theo học. Còn ở các trường nghề, cũng trong năm nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh các trường nghề vào khoảng 2,2 triệu học viên, trong đó, với trình độ cao đẳng và trung cấp là 540.000 người; với hệ sơ cấp và các khóa đào tạo dưới 3 tháng là 1,66 triệu người.

Để cạnh tranh, thu hút người học, ngoài việc chú trọng tuyên truyền, các trường nghề hiện nay cũng đang chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo sát nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là việc kết nối với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho học viên sau khi ra trường, trong đó chú trọng công tác giới thiệu việc làm và tạo nguồn xuất khẩu lao động - đây cũng là một trong những kênh việc làm hấp dẫn người học.

Thay đổi đáp ứng thực tế

Phùng Văn Kiên, chàng trai người Hà Nội, học giỏi, thông minh, nhà trong làng Tương Mai - từng ao ước và đã bước chân vào giảng đường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng đành giữa đường đứt gánh. Đến nay, để mưu sinh anh chấp nhận theo học nghề chế bản in điện tử và anh đã say mê trở thành chuyên gia in được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm mời chào.

Kiên tâm sự: Để đi đến quyết định này, mình và gia đình đã suy nghĩ và tìm hiểu rất kỹ nghề gì thì cũng phải có việc làm, vào được đại học thì tốt đấy, nghe có vẻ oai hơn, nhưng nếu tìm việc khó hơn thì tại sao ta không chọn đi học trung cấp để có việc làm ngay. Hiện nay, với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, tay nghề giỏi nên nhiều doanh nghiệp in ấn sẵn sàng chi trả lương với mức cao hơn - Kiên vui vẻ cho biết.

Tất nhiên, để đưa ra quyết định và có thay đổi như Kiên là chưa phổ biến với nhiều người. Nhưng có một thực tế là nhiều người cũng thấy rằng tốt nghiệp đại học nhưng vẫn thất nghiệp, hoặc có xin được việc thì lại không theo chuyên môn, rồi không ít người có bằng đại học nhưng năng lực vừa phải, làm không đúng chuyên môn, lương bổng thu nhập lại không bằng những kỹ thuật viên chỉ có bằng cao đẳng hay trung cấp nhưng chuyên môn giỏi.

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng: Tâm lý bàn giấy, văn phòng vẫn ít nhiều nặng nề trong suy nghĩ của người dân. Nhưng thực tế lại không như vậy, xã hội, doanh nghiệp luôn đòi hỏi lao động phải đáp ứng với yêu cầu chứ họ không nhìn vào bằng cấp.

Ông Nguyễn Anh Quân - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục nghề nghiệp - cho rằng: Để đào tạo nghề thực sự phát huy hiệu quả, về lâu dài ngoài việc cần thực hiện tốt việc dự báo thị trường, thì trong đào tạo cần tìm lối mở cho người học, cụ thể là việc làm, cần liên kết với doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo và nhận chính người học đó về làm việc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TT dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế (TT dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23
Đang tải...