Dấu lặng trong đời những bà mẹ đơn thân khuyết tật

2017-11-01 14:13:02 0 Bình luận
Phụ nữ ai cũng muốn có một gia đình ấm áp với những đứa con được sự bao bọc của cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng mong muốn đó với nhiều cô gái không may có khiếm khuyết trên cơ thể lại là một sự “không tưởng”. Người đàn ông mà họ trao yêu thương đến rồi đi như một giấc mơ trong cuộc đời họ, để lại những vết đau sâu hoắm trong tim và một bào thai chưa kịp tượng hình…
Những người đàn ông như gió bay đi

Căn nhà cấp bốn nhỏ ở một làng quê thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), rộn vang tiếng cười trẻ nhỏ. Bé Nguyễn Huyền Trang (5 tuổi) chốc chốc lại chạy đến bên người mẹ đang miệt mài bên chiếc máy may quần áo, vừa đấm lưng cho mẹ vừa thủ thỉ: “Mẹ ơi, mẹ mệt không? Để con đấm lưng, bóp chân cho mẹ nhé”, “Mẹ uống nước đi mẹ”, “Mẹ ơi, hôm nay con được cô giáo khen hát hay”... Chỉ bấy nhiêu thôi đủ để chị Nguyễn Thị Tám (32 tuổi) cảm thấy trái tim rung lên từng nhịp yêu thương.

Nhìn đứa con gái 5 tuổi quẩn quanh bên mẹ vì sợ mẹ buồn, chị Tám thấy quyết định ngày xưa của mình là đúng đắn. Nhớ lại những tranh đấu tư tưởng trong quãng thời gian quyết định trở thành mẹ đơn thân, chị Tám bùi ngùi: “Năm tôi 7 tuổi, do di chứng của một đợt ốm sốt nên một bên chân của tôi không phát triển tiếp được nữa. Để đi lại được, tôi phải nhờ đến chiếc nạng gỗ. 25 tuổi, cuộc sống của tôi cũng chỉ biết có bố mẹ, bởi làm gì có chàng trai nào để ý đến một cô gái tật nguyền. Để tự nuôi sống bản thân, tôi đi học may rồi mở một cửa tiệm nho nhỏ. Nhờ khéo tay nên tiệm may của tôi khá đông khách. Và rồi tôi gặp bố của bé Trang. Anh ấy làm cai thầu xây dựng, ở trọ gần cửa hiệu của tôi. Ngoài giờ đi làm anh thường sang bên tôi nói chuyện. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, tình cảm của chúng tôi cứ thế lớn dần. Tôi yêu anh ấy bằng tất cả tâm hồn và thể xác của mình. Rồi đến một ngày anh ấy thú nhận với tôi đã có vợ con ở quê. Trước mắt tôi lúc ấy chỉ toàn bóng đêm, bởi trong bụng tôi đã mang giọt máu của anh ấy”.

Theo chị Tám, khi ấy chị hoang mang vô cùng: “Ngay sau hôm thú nhận mọi chuyện, anh ấy ra đi không một lời từ biệt. Tôi không biết mình phải làm gì đây? Bỏ đi giọt máu chưa kịp tượng hình trong bụng ư? Bỏ đi liệu cuộc đời tôi có tốt đẹp hơn không? Liệu tôi có thể sống thanh thản suốt phần đời còn lại? Nhưng sẽ ra sao nếu đứa bé này ra đời mà không có một gia đình hoàn thiện, không có một người cha, mẹ thì hình hài không lành lặn. Trẻ con bản thân chúng là những thiên thần, những món quà tuyệt vời của tạo hóa, sao tôi có thể nhẫn tâm với thiên thần? Làm sao tôi có thể vứt bỏ một đứa trẻ sinh ra từ tình yêu của chính tôi? Làm sao để có thể mạnh mẽ sống tiếp?... Trong tôi cứ ngổn ngang với biết bao suy nghĩ. Cuối cùng, tôi đã giữ lại giọt máu đó”.

Quyết định sống cuộc đời “không chồng mà có con”, chị Tám đã phải chịu biết bao ánh mắt của người đời. Họ bàn ra tán vào xem đứa trẻ giống ai, ai là “đối tượng” đáng nghi nhất. Thậm chí có người còn hỏi thẳng chị: “Bố của đứa bé này là ai?”. Những lúc ấy, chị chỉ biết cúi đầu im lặng.

“Cũng may tôi có sự động viên của bố mẹ. Bố mẹ nói với tôi rằng, thôi thì phận mình hẩm hiu, có được đứa con cũng là cái phúc. Có sự động viên của bố mẹ, tôi không còn mấy để tâm đến những lời ác ý của thiên hạ”, chị Tám kể.

Sinh con ra, vì đi lại bất tiện nên mẹ chị Tám đã phải giúp chị rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé. Những khi bé ốm sốt, chị Tám thấy rất buồn vì không thể bồng con cưng nựng mà phải có sự giúp đỡ của mẹ chị bế bồng cháu đi dong cả đêm. Rồi khi con chập chững những bước đi đầu đời, người nâng bước cho con cũng không phải là chị. “Nhìn mẹ tất bật cả ngày vì chăm cháu, lòng tôi day dứt lắm. Thấy tôi buồn, mẹ tôi hay động viên: “Được chăm sóc cháu ngoại là hạnh phúc mà bố mẹ ao ước bấy lâu, vậy nên cứ để bố mẹ đỡ con”. May nhờ có bố mẹ chăm bé Trang giúp nên tôi mới có thể chuyên tâm vào việc may vá để có tiền nuôi con”, chị Tám tâm sự.


Cùng hoàn cảnh với chị Tám là chị Hằng (27 tuổi, Lương Tài, Bắc Ninh), tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu. Biết bao hoài bão về công việc và một đám cưới không xa với người yêu của chị Hằng bỗng chốc tan thành mây khói khi bỗng dưng chị thấy mắt mình mờ dần. Đi khám thì bác sĩ kết luận đôi mắt của chị Hằng sẽ mất dần thị lực và vĩnh viễn không thể nhìn thấy. Lúc này, công việc không có, gia đình người yêu cũng không đồng ý để cả hai đi đến hôn nhân, trước mắt chị Hằng chỉ toàn bóng đêm bởi khi đó chị đang mang bầu.

Quyết định trở thành mẹ đơn thân ở tuổi 23 sau những tháng ngày dằn vặt, nghĩ suy, chị Hằng chia sẻ: “Vào thời điểm ấy, nhiều người khuyên tôi không nên giữ lại đứa bé bởi một người mù lại không nghề nghiệp thì làm sao chăm sóc và nuôi con được. Người ta bàn tán sau lưng tôi nhiều lắm. Nhưng khi đã xác định lựa chọn, tôi sẽ mạnh mẽ đương đầu, bởi đồng hành và luôn ủng hộ tôi là gia đình yêu thương. Phải nói là tôi rất may mắn khi bố mẹ động viên, an ủi và giúp đỡ rất nhiều trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh con...”.

Sinh con ra nhưng chưa một lần được nhìn thấy con, chị Hằng chỉ có thể hình dung về con qua cách mô tả của người thân. “Những khi bế con, chạm vào bàn tay mũm mĩm của con, trong tôi chỉ có một khát khao duy nhất là được nhìn thấy ánh mắt, nụ cười, thậm chí là điệu bộ của con lúc khóc hay gắt ngủ. Chỉ cần được nhìn thấy con một lần thì dù có phải bắt tôi đánh đổi bằng mạng sống của mình tôi cũng chấp nhận. Thế nhưng “lực bất tòng tâm”. Vì thế, cách tốt nhất để cảm nhận về con là lắng tai nghe tiếng con thở, tiếng con cười, con khóc, qua những cái ôm, cái hôn. Từ khi có con, đôi tay, hai bầu má trở thành “đôi mắt” khác, đưa chị Hằng đến với những tưởng tượng về con.

Cuộc sống đơn điệu của chị trước đây bỗng trở nên có ý nghĩa hơn từ khi một thai nhi bé bỏng tượng hình trong bụng, lớn lên hàng ngày và bầu bạn cùng chị. Nghị lực sống của chị cứ như vậy được tiếp thêm mỗi ngày cùng sự khôn lớn của con dù cuộc sống thường nhật còn bộn bề những lo toan, vất vả.

“Mẹ ơi, bố con đâu?”

Phụ nữ bình thường làm mẹ đơn thân đã gặp nhiều khó khăn, nhưng những người phụ nữ có khiếm khuyết trên cơ thể khi làm mẹ đơn thân lại khó khăn gấp bội. Nếu họ may mắn không tủi nhục, đắng cay vì đàm tiếu, dị nghị, thì cũng thường trực những xót xa mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu.

“Càng lớn bé Trang càng hay hỏi về bố: “Mẹ ơi, bố con đâu?”, “Sao các bạn có bố đưa đón con đi học mà con không có?”... Dù đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng mỗi lần như vậy, trái tim tôi đều nhói đau. Ban đầu tôi nói dối là bố đi công tác xa, nhưng miệng đời khiến cuộc sống của mẹ con tôi nhiều khi rất cay đắng. Họ xui bé Trang hỏi tôi bố bé, rồi lại có người trêu con bé rằng, bé là do tôi nhặt từ thùng rác về nuôi,... Những khi ấy, nhìn ánh mắt con ầng ậc nước chạy về “trình báo” là trong tôi như có hàng ngàn mũi dao đâm. Thương con mà cũng thương phận mình, chị Tám tâm sự.

Với chị Hằng rất nhiều đêm chị mất ngủ vì không biết trả lời con thế nào khi bé hỏi về bố. “Có lần bé đi chơi với bạn về và chạy ngay vào hỏi rằng: “Mẹ ơi, bác hàng xóm bảo con không có bố. Bác ấy nói sai mẹ nhỉ, các bạn có bố thì chắc chắn con cũng có. Nhưng mẹ giấu bố của con đi đâu rồi?”. Tôi trả lời thằng bé rằng, vì bố đi làm xa nên bố mẹ không sống chung một nhà. Vậy là bé háo hức: “Thế hôm nào mẹ đưa con đếm thăm nhà của bố nhé. Con sẽ nhờ bố dạy con đánh bóng như bố bạn Hưng dạy bạn ý. Chỉ con học toán nhanh như bạn Thủy”. Nghe con nói mà tôi chỉ biết gật đầu đồng ý cho qua chuyện rồi sau này... “khất nợ” dần”, chị Hằng ngậm ngùi tâm sự.

Cũng theo chị Hằng, những năm qua, cuộc sống của chị trở nên nhiều màu sắc hơn khi có con, dù chịu ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh vì “không chồng mà chửa”, “ốc không mang nổi mình ốc còn vác cọc cho rêu”... thế nhưng nhìn con lớn từng ngày, nghe tiếng con bi bô... mọi khổ cực trong chị dường như chẳng còn ý nghĩa gì. “Tôi đang bước những dấu chân của yên bình khi nắm tay con tôi đi. Cứ mỗi lần thằng nhóc nhìn tôi tít mắt cười rồi nói: “Con yêu mẹ”. Tôi thấy cuộc sống của mình đủ đầy hạnh phúc”, chị Hằng trải lòng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...