Mái ấm “Xa Mẹ” và những người dành cả cuộc đời cho hàng trăm trẻ mồ côi

2019-08-26 10:34:15 0 Bình luận
Hơn 30 năm qua, mái ấm “Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hàng trăm đứa trẻ nghèo lang thang cơ nhỡ.

 


Nuôi dạy những đứa trẻ trở thành công dân tốt là ước nguyện của ông Vũ Tiến: Ảnh: LN.


Nẻo về mái ấm “Xa Mẹ”

Mái ấm “Xa Mẹ” nhỏ nhoi nằm nép mình trên con phố Ngô Văn Sở tấp nập người và xe qua lại. Căn nhà rộng chưa đầy 50m2, nhưng lúc nào cũng ríu rít tiếng trẻ thơ đọc bài, ca hát. Đứa mồ côi cha mẹ từ tấm bé, đứa thì bỏ nhà đi lang bạt. Mỗi đứa một số phận, một hoàn cảnh, tụ hội về đây gắn kết với nhau như anh em ruột thịt.

Những đứa trẻ ở mái ấm này thiệt thòi đủ đường. Tuổi thơ của các em là một chuỗi ngày bất hạnh. Nói chưa tròn vành rõ chữ đã phải lăn lộn ngoài đời kiếm từng đồng bạc mưu sinh, ăn bờ nằm bụi cùng sương gió.

Năm nào cũng vậy, vào những dịp như Tết thiếu nhi, hay rằm Trung thu... ông Vũ Tiến (sinh năm 1942) và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (sinh năm 1945) ở phố Ngô Văn Sở, quận Hoàn Kiếm dù bận đến mấy cũng đều thu xếp công việc tổ chức cho bọn trẻ vui chơi, như để bù đắp lại phần nào sự bất hạnh đó.

 


Mái ấm "Xa Mẹ" của những đứa trẻ lang thang. Ảnh: LN.


Những đứa trẻ ở “Xa Mẹ” được ông Tiến và bà Oanh nhận về nuôi dưỡng, cho ăn học tử tế. Ngoài giờ học văn hóa, bọn trẻ còn được học múa hát, tập đàn, chơi nhạc cụ. Lớn hơn chút nữa, thì ông bà cho đi học nghề. Đứa học lái xe, đứa học làm bánh, mỗi đứa đều có một nghề mưu sinh, đủ trưởng thành và tự lập, có thể tự lo cho bản thân mình.

Nói về hành trình 30 năm thiện nguyện, ông Vũ Tiến chia sẻ: “Căn nhà này là nơi nuôi dưỡng hơn 600 đứa trẻ lang thang, mồ côi không nơi nương tựa. Số lượng tuy nhiều như vậy nhưng tôi vẫn có thể nhớ từng đứa một dù có nhiều cháu đã rời xa mái ấm này hàng chục năm".


Những trẻ em sống ở mái ấm Xa Mẹ được học múa hát, chơi đàn và sống tự lập từ rất sớm. Ảnh: LN.


Theo ông Tiến, những đứa trẻ ở đây không những được học văn hóa mà còn được học thêm các môn năng khiếu nghệ thuật khác như học đàn, học múa, ca hát. Ông Tiến và bà Oanh cho rằng, bọn trẻ cần phải được giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng sự tự tin, nhân ái. Hiểu biết về âm nhạc, nghệ thuật sẽ giúp đứa trẻ bớt suy nghĩ tới những điều tiêu cực, biết yêu thương cuộc đời và sống nhân văn hơn.


Căn nhà nhỏ lúc nào cũng vang vọng tiếng trẻ học bài, ca hát. Ảnh: LN.


Hành trình thiện nguyện

Hành trình 30 năm làm từ thiện, ông Tiến bà Oanh vẫn nhắc mãi về cậu bé Lê Quang Hòa, giờ đã là chủ cửa hàng của 7 tiệm bánh ở Hà Nội.

“Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một chữ duyên. Dù không chủ ý đi làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn. Chúng tôi không nỡ để bọn trẻ lang thang ngoài đường với một cái bụng đói. Bởi sau bữa đói, rất có thể, nhiều đứa trẻ sẽ trượt dài với những lỗi lầm” - bà Vũ Thị Ngọc Oanh bày tỏ.


Bà Oanh trong giờ dạy trẻ múa hát. Ảnh: LN.


Theo bà Oanh, các tổ chức xã hội nên quan tâm hơn tới hoàn cảnh, đời sống của những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Nên mở nhiều lớp học để hướng dẫn các em rèn nghề, có việc làm ổn định, hạn chế việc phát sinh các tệ nạn xã hội. Việc giáo dục đúng và đủ sẽ giúp các em vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại, mà còn tạo động lực, hạt nhân sống tốt sau này.


Mái nhà Xa Mẹ đến nay đã hoạt động được 30 năm.


Trao đổi với PV, bà Trần Thị Kim Thúy (tổ trưởng tổ dân phố số 33, phường Trần Hưng Đạo) cho biết: Người dân sinh sống trong phường đánh giá rất cao hoạt động thiện nguyện của ông Tiến và bà Oanh trong nhiều năm qua.

Tuy tuổi đã cao nhưng vợ chồng ông Tiến vẫn miệt mài với công tác nhân đạo, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa, hành động này cần được nhân rộng và lan tỏa đến cộng đồng nhiều hơn nữa.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...