Nguy cơ trẻ ngộ độc do dùng thuốc sai cách

2018-06-06 16:14:15 0 Bình luận
Tình trạng lấy thuốc của người lớn chia liều dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ; không lấy dụng cụ đi kèm để đong thuốc (đối với dạng thuốc lỏng như dung dịch, hỗn dịch…) đã dẫn tới tình trạng trẻ bị ngộ độc thuốc, phải nhập viện, thậm chí tử vong… do việc dùng thuốc sai quy cách trên.
Vậy khi dùng thuốc cho trẻ em cần chú ý gì?

Trẻ em (nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh) khác với người lớn về nhiều khía cạnh, bao gồm khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ thuốc, tác dụng và độc tính của thuốc cũng như sở thích vị giác… Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng thuốc có nhiều điểm khác biệt vì ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện về chức năng và có nhiều thay đổi lớn về thể chất - tâm lý.


Chọn dạng bào chế và loại thuốc phù hợp cho trẻ em

Việc chọn dạng bào chế phải thích hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ em theo từng độ tuổi, nếu không việc dùng thuốc sẽ gặp trở ngại và có thể dẫn đến hiệu quả điều trị thấp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng bào chế khác nhau dùng đường uống như sirô, viên nén, viên nang, bột, cốm pha hỗn dịch để uống…

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, dạng thuốc lỏng (siro, dung dịch, hỗn dịch…) là dạng dùng phù hợp nhất vì trẻ dễ uống và có mùi vị dễ chịu. Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ (đối với những thuốc kê đơn như kháng sinh) hoặc theo hướng dẫn sử dụng của thuốc (đối với các thuốc không kê đơn như thuốc ho).

Đối với các dạng bột, cốm… hòa trong nước thì cần phải được hòa trong một thể tích thích hợp bằng dung môi phù hợp (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Đối với trẻ lớn trên 3 tuổi, vẫn ưu tiên dùng thuốc dạng lỏng. Tuy nhiên, có thể dùng thuốc dạng rắn (viên nén, viên nang…) nhưng với kích thước nhỏ vì khả năng nuốt của trẻ phụ thuộc vào kích thước viên thuốc. Đối với dạng viên nén thì kích thước viên được khuyến cáo theo tuổi của trẻ như sau: từ 3-5 tuổi chọn kích thước viên từ 3-5mm; từ 6-11 tuổi chọn kích thước viên từ 5-10mm, từ 12-17 tuổi, kích thước viên có thể từ 10-15mm (vì khả năng nuốt của lứa tuổi này dễ dàng hơn với những viên thuốc to).

Không được tự ý bẻ, nghiền viên nén hay mở nang rồi chia thuốc cho trẻ uống vì sẽ ảnh hưởng tác dụng điều trị hoặc gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, một số loại thuốc không được dùng cho trẻ vì có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Ví dụ: Nhóm kháng sinh tetracycline làm biến màu răng vĩnh viễn, ức chế sự phát triển của xương; nhóm opiat (codein) có thể làm trẻ khó thở, thậm chí dẫn đến tử vong; phenolbarbital gây phấn khích hoặc hiếu động quá mức; corticosteroid làm trẻ chậm lớn; chloramphenicol gây hội chứng xám (nôn, nhịp thở nhanh, tím xanh, phân xanh, ngủ lịm, rồi trụy mạch và tử vong, dễ xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuần tuổi, đặc biệt ở trẻ đẻ non); aspirin có thể gây hội chứng Reye (là bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ đa số sau nhiễm virut cấp tính) nguy hiểm cho trẻ.

Lấy dụng cụ đo lường thuốc thích hợp

Các dạng thuốc lỏng hiện nay đa số đều được đóng trong lọ chứa đa liều. Do đó, cần phải có dụng cụ đo lường thuốc thích hợp. Các dụng cụ này có thể đi kèm thuốc hoặc không. Nếu không có dụng cụ đi kèm, hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn lựa chọn mua dụng cụ đong tốt nhất.

Cốc đong: Là dụng cụ đo lường phổ biến nhất hiện nay. Khi sử dụng cần lưu ý để vạch chia ngang tầm mắt.

Muỗng đong: Nếu việc cho trẻ uống bằng cốc thường làm đổ thuốc thì có thể thay thế cốc đong bằng muỗng đong. Muỗng đong giúp hạn chế việc đổ thuốc khi cho trẻ uống. Cách sử dụng tương tự như khi dùng cốc đong, khi sử dụng cũng cần phải lưu ý để vạch chia ngang tầm mắt. Muỗng đong có 2 loại: Loại muỗng đong thông thường với các thể tích cố định và muỗng đong có phần thân để đong thể tích chính xác hơn.

Ống nhỏ giọt và bơm tiêm qua miệng: Các dụng cụ này thường không đi kèm với thuốc và sử dụng khi cần phải lấy một liều chính xác (nhất là đối với các thuốc có khoảng điều trị hẹp, dùng cho trẻ sơ sinh). Dụng cụ này có bộ phận điều chỉnh nối đặc biệt phù hợp ở trên lọ thuốc để dễ rút dung dịch thuốc ra khỏi lọ thuốc bằng ống tiêm.

Chỉ sử dụng những ống tiêm được thiết kế chuyên biệt cho phép sử dụng để uống thuốc. Không dùng bơm kim tiêm thông thường để lấy thuốc cho trẻ uống.

Lưu ý khi cho trẻ uống dạng thuốc lỏng

Không bao giờ đo thuốc dạng lỏng bằng các dụng cụ gia đình. Những dụng cụ này không có kích thước đồng nhất và điều này sẽ gây ra việc lấy quá nhiều hoặc quá ít thuốc để dùng dẫn tới liều dùng không phù hợp, bệnh không khỏi (do không đủ liều) hoặc trẻ sẽ bị ngộ độc (do quá liều).

Không bao giờ cho phép trẻ uống trực tiếp thuốc từ chai thuốc.

Không bơm trực tiếp thuốc xuống cổ họng trẻ mà bơm từ từ vào khoảng trống giữa lưỡi và má để tránh làm trẻ sặc.

Cần kiểm tra các ký hiệu đơn vị đánh dấu trên cốc phù hợp với liều lượng thuốc bạn cần dùng. Đơn vị tính có thể là milliliter (ml), muỗng cà phê (tsp) hoặc muỗng canh (Tbsp).

Nên cho trẻ uống thuốc bằng cách uống từng ngụm nhỏ.

Sau khi sử dụng, các dụng cụ phải được rửa và bảo quản ở nơi sạch sẽ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...