Doanh nghiệp của Thương binh: Cần lắm sự giúp đỡ
Đó
là một thực tế mà người đứng đầu doanh nghiệp dành cho TB&NKT đang trăn trở,
lo lắng. Thương trường là chiến trường, những doanh nghiệp “trẻ, khỏe” về vốn
và nhiều điều kiện thuận lợi khác thì không cần bàn đến, song, doanh nghiệp của TB&NKT để tồn tại
được ngoài sức lực vốn có thì cũng cần có sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị,
ban, ngành.
Bác Hồ luôn quan tâm, động viên anh em thương binh...
Ngoài
khó khăn về vốn, mặt bằng, chính sách thuế thì doanh nghiệp còn gặp vô số khó
khăn khác như: Số lượng thương binh, người khuyết tật được đào tạo chuyên môn rất
ít nhưng lại chiếm số lượng lớn trong doanh nghiệp nên khó phân công công việc,
chỉ làm được một số việc nhất định nên tính cạnh tranh không cao; Theo chính
sách hỗ trợ về vay vốn của Nhà nước theo Luật thì số doanh nghiệp được vay vốn
lãi suất ưu đãi hầu như chưa có. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp thường có câu
trả lời: chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể; Cơ quan quản lý nhiều nơi vẫn
chưa có cái nhìn cảm thông và chưa thấy được trách nhiệm phải hỗ trợ cho doanh
nghiệp chính sách, có nơi né tránh không gặp gỡ... Đó là những bất cập thường
thấy ở những doanh nghiệp của TB&NKT.
Có một điều ai
cũng nhận ra đó là do chưa có văn bản Pháp luật: Thông tư, Nghị định... đủ sức “nặng” để các cơ quan, ban, ngành phải
thực hiện. Chẳng hạn, Điều 34 trong Luật Người khuyết tật rất chung chung, chưa
có hướng dẫn thật cụ thể. Vì thế, cần tăng hiệu quả hoạt động dạy nghề cho NKT,
phân bổ kinh phí dạy nghề hợp lý, tổ chức các cuộc thi tay nghề NKT theo định kỳ
quý/năm; Tổ chức các cuộc thi khả năng sử
dụng tin học, hội chợ việc làm tháng/lần tại một số tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội,
TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh,...
để NKT có cơ hội tìm việc làm... Qua đó, tuyên truyền truyền về lợi ích
của doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào làm việc.
Bên cạnh đó, tổ
chức đấu thầu cho các Trung tâm, Trường Tin học Hà Nội và cả nước để đào tạo và
cấp bằng cho TB&NKT vì rất nhiều TN&NKT có nguyện vọng nhưng khó tìm chỗ
học; Mỗi năm Bộ LĐTBXH yêu cầu UBND các cấp giám sát các doanh nghiệp được cấp
kinh phí đào tạo nghề để thống kê lại: số
vốn đã cho doanh nghiệp chính sách vay được bao nhiêu (vào dự án cụ thể nào), số
mặt bằng sản xuất ưu tiên cho doanh nghiệp được bao nhiêu địa điểm (ở đâu, diện
tích bao nhiêu), … để sang năm sau hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn năm trước; Tiếp
nhận tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp và thông qua cơ quan ngôn luận bảo vệ
quyền, lợi chính đáng cho doanh nghiệp chính sách; Nhất thiết phải xây dựng văn
bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa cho doanh nghiệp chính sách. Chẳng hạn, UBND cấp
Quận/Huyện có thẩm quyền cho doanh nghiệp TB&NKT thuê đất tạm thời trong thời
hạn 1-5 năm để kinh doanh với diện tích tối đa mỗi từ 100-500m2; Chi
cục thuế có thẩm quyền xóa nợ cho doanh nghiệp TB&NKT nếu không có khả năng
thanh toán với số tiền không quá 1-3 tỷ đồng... Các mặt bằng lợi thế thương mại
nếu doanh nghiệp TB&NKT có báo cáo gửi lên, được Sở Lao động TBXH xác nhận
thì cơ quan quản lý phải xem xét nếu không phải có văn bản trả lời cụ thể.
Chúng tôi được biết: Một doanh nghiệp của thương bệnh binh Hà
Nội nhận 20 thương binh chạy xe ba bánh vào làm việc, doanh nghiệp đề xuất xin
sử dụng xã hội hóa một số mặt bằng (bãi cỏ, vỉa hè) nhưng không làm ảnh hưởng đến
cái chung để dựng biển quảng cáo tạm thời nhằm cải thiện thu nhập cho người lao
động. Sở Lao động TBXH Hà Nội đã gửi công văn lên UBND Thành phố Hà Nội đề xuất.
Nếu được giải quyết thì đây là cách làm rất hiệu quả nên nhân rộng.
Theo tôi, người
đứng đầu các cơ quan quản lý mà thoái thác trách nhiệm ưu tiên, ưu đãi doanh
nghiệp của TB&NKT phải bị khiển trách, thậm chí kỷ luật hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ đảng viên. Không thể trông đợi vào sự tự giác của cán bộ vì việc
ưu tiên cho TB&NKT hòa nhập với cuộc sống là chủ trương nhất quán của Đảng
và Nhà nước đã được thể hiện trong Luật NKT và Pháp lệnh Người có công với cách
mạng. Doanh nghiệp của TB&NKT cần sự hỗ trợ thực chất về các mặt chính sách
để phát triển chứ không muốn chỉ được thăm tặng quà và chụp ảnh lên báo ngày Tết
và Lễ 27/7... - Một chủ doanh nghiệp của thương binh bộc bạch.
Như vậy, các
doanh nghiệp của TN&NKT đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động về vốn,
mặt bằng, đầu ra cho sản phẩm... Trong khi đó, những doanh nghiệp này đang làm
việc thiện giúp đỡ những người lính mang thương tích từ chiến trường trở về hay
những đứa con của họ mang trong mình chất độc dacam/dioxin và những mảnh đời
khuyết tật khác. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa thực sự
đi vào đời sống, chưa thật sự giúp ích cho các doanh nghiệp của TB&NKT.
Doanh nghiệp của TB&NKT “đang ốm” cần sự hỗ trợ “đơn thuốc” hữu hiệu từ
phía chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp để họ có thêm “sức đề kháng”
thoát khỏi “căn bệnh nan giải” này.
Điều 34: Luật Người khuyết tật - Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Điều
22 Pháp lệnh Người có công với cách mạng
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.