Sự tích về quần thể di tích Đình - Phủ - Chùa Viết Linh ở Làng Viết, Nam Định

2019-11-12 16:49:36 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh Đình - Phủ - Chùa Viết Linh thuộc xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trải qua bao năm tháng, quần thể di tích này vẫn còn lưu giữ được những dấu ấn thời gian mang đậm tính chất lịch sử và đời sống tâm linh trong lòng người dân nơi đây.

Bản đồ Yên Chính, Ý Yên, Nam Định


Ý Yên là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định, có diện tích 241,23 km2 với dân số 229.000 người tính đến năm 2019. Mảnh đất Ý Yên ngày xưa là phần đất quan trọng thuộc phủ Ứng Phong vào thế kỷ XII-XIII; Ý Yên khi đó được coi là khu vực phụ cận của Cố đô Hoa Lư, đồng thời nằm trên đường thiên lý từ Hoa Lư ra Thăng Long nên được các vua Lý, Trần quan tâm phát triển nông nghiệp và xây dựng thành trung tâm Phật giáo.


Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng ở chính cung Đình Viết


Tổ hợp văn hóa tâm linh Đình - Phủ - Chùa Viết thuộc Làng Viết, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ bao đời nay người dân Làng Viết gồm Xóm Hùng Sơn, Việt Hùng, Viết Tiến luôn nhớ ngày 12/03 Âm lịch - Ngày Vua Đinh Tiên Hoàng Đăng quang Hoàng Đế với tình cảm sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức Vua Đinh Tiên Hoàng và Thái Hậu Dương Vân Nga; đã trở thành đạo lý, nét đẹp truyền thống của nhân dân Làng Viết.


Đình Viết (Yên Chính - Nam Định)


Đình Viết

Đình Viết ngày nay thuộc địa phận Làng Viết Cổ (Nay là xóm Hùng Sơn, Việt Hùng, Viết Tiến). Nằm ở vùng đồng bằng, có nhiều hệ thống sông ngòi, mương tiêu nước bao quanh, như Sông Thiên Phát Nguyệt (Sông Bo), Sông Bố, Ngòi Ngõ Mền, Ngòi xung quanh Đình Viết... có đường cao tốc được Ủy Cầu Giẽ - Ninh Bình rộng 6 làn xe và Đường Tỉnh lộ 57 chạy qua. Nơi đây là khu đất Xã Chính cao, vuông vắn hình chữ “Viết”. Vì thế làng được đặt tên cổ là Làng Viết. Nằm ở tọa độ Ý Yên đã 21°21°56° Vĩ Bắc; 105°58'; 44° Kinh Đông. Đình Viết được xây dựng vào đầu thế kỷ 18 được 3 đời Vua Triều Nguyễn ban Huyện Ý sắc phong. Sắc phong đầu tiên vào năm 1857 đời Vua Tự Đức 10, Sắc phong cuối cùng vào năm 1924 đời Vua Khải Định 9. Đình Viết thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Con Người có công dẹp loạn 12 Xứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt năm 968.

Đình Viết linh thiêng lắm vì thờ Đức Vua, người làng kể rằng: Có những người báng bổ, lấy của Đình từ đồ thờ, viên gạch, khúc gỗ, tảng đá về làm của riêng nhà mình sau không tránh khỏi những tai ương, gia cảnh lụi bại; rồi phải bí mật mang những thứ đã lấy trả lại cho Đình Viết. Những người đó do không biết giữ gìn nên Âm linh bất ổn, dương thế bất yên là vì vậy.


Phủ Viết được xây dựng ở sát cạnh Đình Viết


Phủ Viết

Nói về Đình Viết ở trên, không thể không nói đến Phủ Viết. Phủ Viết cổ xưa ở cánh ruộng vườn Bún, đầu xóm Hùng Sơn mặt quay về hướng Đông. Là Phủ của Làng Viết Cổ (thuộc ba Xóm Việt Hùng, Hùng Sơn, Viết Tiến). Phủ Viết được xây dựng cùng thời với Miếu Viết – Đình Viết (tức là khoảng năm 1805). Miếu Viết được xây dựng năm 1805. Triều Đình đã có sắc phong đề ngày mồng 03 tháng 10 năm Tự Đức thứ 10 (1857); Sắc chỉ ban cho Xã Lạc Chính, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định theo lệ trước mà thờ cúng Miếu Vua Đinh Tiên Hoàng. Phủ Viết ban đầu được xây dựng để làm nơi đón các quan thời phong kiến ở trên Tổng, Huyện, Tỉnh, Trung Ương, các xã bên cạnh khi có việc muốn vào Đình Viết làm việc phải qua Phủ Viết. Sau này, khi Miếu Viết được thờ Đinh Tiên Hoàng, vì Hoàng Hậu Dương Vân Nga đã lấy Lê Hoàn. Nên để ghi công trạng của Bà, bà con Làng Viết đã lập bàn thờ Bà Dương Vân Nga ở Phủ Viết. Do vậy Phủ Viết trở thành chốn linh thiêng thờ mẫu từ xa xưa. Nhưng chỉ có bát hương thờ, chứ chưa có Tượng Dương Vân Nga. Phủ Việt xưa có 3 gian nhà đá, gỗ lim, không có cửa, để thông tuông, 06 cột vừa là đá vừa là gỗ lim ở giữa gian cũng to chắc, đường kính 20-30cm. Trên mái Phủ có xà quái giang, cầu phong ri tô, rui mè bằng gỗ lim chắc chắn. Trên nóc phủ (4 mái) lợp ngói mũi (nam) mái phủ hình đầu đao cong vút. Trước cửa sân phủ có hàng cây mẫu đơn, huyết dụ, cây cau, ao nước to kiểu hòn non bộ, có giếng, cạnh giếng là cây bồng bồng (người dân quen gọi là cây Doi) mùa nào cũng trữu quả hồng hồng, cây rủ xuống cả ruộng ở Vườn Bún. Bên trong Phủ có sập đá, trên có đồ thờ. Đặc biệt là bát hương cổ thờ Thái hậu Dương Vân Nga, đôi hạc cổ đứng trên lưng thần Kim Quy, Đài, ống hương, tàn lộng,… Phủ viết cũ cũng có một sập đá nhỏ, cổ kính nhưng không rõ hiện nay bị lập ở chỗ nào xung quanh đất phủ.


Chùa Viết Linh nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa


Chùa Viết Linh

Chùa Viết Linh được xây dựng vào năm 2012, nằm trong khuôn viên Đình - Phủ Viết. Bên cạnh việc thờ cúng Tổ Tiên, Cha Mẹ thì việc xây dựng Chùa Viết Linh để thờ Phật đều được nhân dân Làng Viết thành tâm chú trọng.

Khi bước chân vào chùa Viết Linh, mọi người dân đều mong cầu tiền bạc, danh lợi, sức khỏe, cầu may mắn, bình an,… Nơi đây đưa con người ta chốc lát từ bỏ lòng tham sân sỉ mà trở nên thanh tịnh và tĩnh lặng để nhìn nhận cuộc sống một cách giản đơn hơn, lạc quan hơn.

Lễ hội xưa và nay

Lễ hội xưa Đình Viết là hình ảnh thân quen gắn bó, ăn sâu vào kí ức của của thế hệ con sinh ra, lớn lên ở làng xưa và nay. Ngôi đình như là một biểu tượng quyền lực của làng Viết. Vì ở đó diễn ra các hoạt động hành chính của các chức sắc phong kiến xưa về làm ăn, thu thuế, bắt lính, phạt vạ , khao vọng , thực hiện lệ làng, phép nước; tổ chức hội làng, hội Đình; là trung tâm giải quyết các công việc lớn nhỏ trong làng. Vẫn là nơi mỗi dịp lễ tết, mỗi cuộc kết hôn, lúc tiễn đưa người ra trận, buổi tiễn đưa các cụ cao niên về nơi vĩnh hằng; mọi nhà đều có nén nhang thơm lên Đình - Phủ - Chùa để tìm về nơi cội nguồn đã sinh ra, tri ân các bậc tiền bối, anh hùng tiền liệt. Trong quá trình lịch sử lâu dài của làng Viết, từ xưa việc lễ, hội diễn ra ở Đình Viết, Phủ Viết chủ yếu do nhân dân ba xóm Hùng Sơn, Việt Hùng, Viết Tiến đứng ra tổ chức. Mỗi năm lấy ngày 12/3 âm lịch là ngày tổ chức hội Đình nhằm tưởng nhớ Vua Đinh Tiên Hoàng và Thái Hậu Dương Vân Nga; cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cho sự bình an trong các gia đình, mỗi người dân từ người già đến trẻ nhỏ. Đây là một nét đẹp truyền thống được mọi người thành tâm theo tục lệ xưa của làng Viết.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và một thời gian sau đến năm 2012 do nhiều yếu tố tác động như: Đình Viết bị dỡ đi, khôi phục lại chưa đủ bề thế, các hoạt động như tụ họp bàn những công việc lớn nhỏ trong làng về làm ăn, vui chơi giải trí vào được đưa về nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các xóm. Lễ hội ở Đình cơ bản bị lãng quên, hoạt động trầm lắng, không duy trì được như xưa, chỉ còn lại việc hương nhang của các cá nhân, gia đình người dân trong các xóm, ngoài Làng đến thắp hương tưởng nhớ Đức Vua Đình Viết và Hoàng Hậu Dương Vân Nga ở hai Phủ Viết. Từ đầu năm 2014 khi khánh thành xây dựng tôn tạo lần thứ 4 Đình Viết như hiện nay thì các hoạt động mới được quan tâm trở lại như: Mở hội Đình Viết vào ngày 12/3 Âm lịch. Năm thì tế Vua, năm thì tế Mẫu, chủ yếu duy trì được nội dung dâng hương tế Vua, dâng hương tế Mẫu. Việc này do ông trưởng hoặc phó ban quản lý di sản văn hóa Làng Viết chủ trì khai mạc, người chủ tế tiến hành thực hiện các bài tế lễ cầu mong Đức Vua, Hoàng Hậu phù hộ, độ trì cho nhân dân Làng Viết,... Tuy hoạt động lễ hội có đơn giản hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tâm linh, vẫn có giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc trong mỗi người dân. Cùng tham dự việc tế lễ dâng hương còn có các đại diện cán bộ Xóm, Xã, Nhân dân 3 xóm Hùng Sơn, Việt Hùng, Viết Tiến đến dự đông đúc. Sau đó tổ chức liên hoan mặn thể hiện tình đoàn kết xóm làng.

Ngày 10/11/2019, ban quản lý quần thể khu di tích cùng với lãnh đạo địa phương là ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch xã Yên Chính cùng với hai đồng tác giả Đỗ Văn Thử - Phạm Việt Khoa đã tổ chức hội nghị tọa đàm cuốn sách “Sơ lược Lịch sử hình thành Đình Viết - Phủ Viết xã Yên Chính”. Buổi tọa đàm này với ước vọng xuất bản được một cuốn sách để mọi người có thêm hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng thờ tự tại quần thể di tích Đình - Phủ - Chùa Viết Linh. Từ đó để mọi người cùng người dân địa phương ở Làng Viết có thêm tình yêu, niềm tự hào về làng quê, về vị vua anh minh của Dân tộc, về quần thể di tích lịch sử Đình - Phủ - Chùa Viết Linh xưa và nay.

Hơn nữa, ban quản lý quần thể khu di tích cùng với người dân làng Viết nơi đây luôn trăn trở khi mà khu quần thể di tích đang ngày càng bị xuống cấp trầm trọng theo dấu vết của thời gian. Chính vì vậy, ông Mừng – trưởng ban quản lý quần thể khu di tích cùng với các hộ dân nơi đây rất mong mỏi nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền địa phường và tấm lòng hảo tâm của những tổ chức, cá nhân để góp phần tu sửa cho khu quần thể di tích văn hóa tâm linh này trở nên tốt đẹp hơn.


Lãnh đạo địa phương và người dân Làng Viết cùng đồng tác giả Đỗ Văn Thử - Phạm Việt Khoa trong buổi tọa đàm


Quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh Đình - Phủ - Chùa Viết Linh xưa và nay được hình thành tu tạo, mấy trăm năm. Dấu tích mái Đình, mái Phủ cùng nhiều hiện vật hình ảnh, tư liệu, câu đối, câu chuyện còn được lưu truyền tới nay. Một Đình - Phủ Viết với kiến trúc, thờ tự, cây đa, giếng nước, sân đình, những lễ hội được ghi đậm nét trong mỗi người con Làng Viết; về thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Thái Hậu Dương Vân Nga. Đến nay, sau bao nhiêu năm thăng trầm, tuy phần bên ngoài Đình, Phủ, Chùa không còn vẻ cổ kính xưa. Nhưng hiện vật, tư liệu, dấu tích, vẫn được giữ lại bên trong giá trị. Nơi đây còn lưu giữ tượng Vua Đinh bằng đồng, bát hương cổ, sập đá, cột đá, bia đá cổ được trạm khắc tinh xảo; hoành phi, câu đối. Đặc biệt là bốn bản sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đông Khánh, Khải Định. Đây là những đồ thờ tự có giá trị tâm linh, nghệ thuật kiến trúc, văn hóa đặc sắc mà đời xưa đã ban cho làng Viết. Do vậy, chúng ta cần gắn bó, trân trọng, tự hào, nâng niu bảo quản những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa tâm linh mà cha ông ta bao đời đã dày công chăm chút giữ gìn. Đình Viết, Phủ Viết cùng với Chùa Viết Linh đã tạo nên một quần thể kiến trúc tâm linh đáng tự hào của người dân Làng Viết nói riêng và người dân xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nói chung.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...