Cách làm mâm cơm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Đây là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Ông Táo - trong quan niệm dân gian là người giữ lửa, coi sóc mọi việc trong gia đình. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp ông sẽ lên Thiên đình báo cáo với Ngọc hoàng mọi việc trong một năm qua của gia chủ và cầu xin một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
![]() |
Mâm cỗ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Ảnh sưu tầm |
Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời vì thế thường rất đầy đủ, được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tùy theo điều kiện từng gia đình, gia chủ sẽ sắm sanh mâm cơm, vàng mã khác nhau. Tuy nhiên, mâm cơm cúng ông Táo thường cơ bản có những thứ sau: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu.
Mâm cỗ mặn được sắp cúng cùng hương hoa, đèn, nến, đĩa ngũ quả tương và lễ vàng mã gồm ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân, Tiền vàng.
Một thứ không thể thiếu trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo là cá chép (sống hoặc chín hoặc mã) vì cá chép được coi là phương tiện để ông Táo về trời.
Sau khi bày biện lễ vật xong xuôi, sắp xong mâm cơm cúng, gia chủ sẽ bật bếp, thắp hương trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Hương tàn, gia chủ hóa vàng mã, phóng sinh cá chép. Mâm cỗ mặn cúng ông Táo để gia đình và con cháu cùng thụ hưởng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.