Chuyển nghề cho thương binh chạy xe ba bánh ở Hà Nội khó nhưng vẫn có cách
Nguồn
gốc xe ba bánh
Trở về từ chiến trường
mang theo vết thương vĩnh viễn, người thương binh buồn bã mặc cảm với thân thể
không hoàn hảo của mình. Việc hòa nhập với xã hội lấy vợ có con và làm tròn bổn
phận người đàn ông, kiếm sống nuôi gia đình còn khó với người lành lặn, huống
chi với người thương tật. Một số ít các anh chị may mắn được làm công chức Nhà
nước hoặc chủ doanh nghiệp còn đa số thương binh nghề nghiệp thất thường, do sức
khỏe và tâm lý không ổn định. Mức trợ cấp cho thương bệnh binh kể cả hạng nặng
nhất ¼ hoặc đặc biệt cũng chỉ đủ nuôi bản thân, không thể đủ nuôi vợ con.
Xe ba
bánh tự chế đầu tiên chỉ là phương tiện đi lại của thương binh, dần dà do nhu cầu
vận tải đô thị nó trở thành phương tiện chở hàng lúc nào không hay, kể từ khi một
số anh em tham gia chạy xe ba bánh thì thấy đời sống cải thiện, vì dịch vụ vận
chuyển này ít có cạnh tranh do TP Hà Nội nhiều ngõ ngách, ô tô tải khó vào, hơn
nữa TP cấm xe tải nhiều tuyến phố và cấm theo giờ, trong khi hoạt động buôn bán
giao hàng hóa thì không tiện thực hiện ban đêm, do vậy dần dần xe ba bánh trở
thành một phương tiện không thể thiếu được trong nội thành Hà Nội. Hiện nay, có
vài trăm thương binh tham gia chở hàng bằng xe ba bánh tại Hà Nội và mỗi tháng
trừ chi phí cũng kiếm được 7-8 triệu đồng, vì vậy số thương binh các tỉnh lân cận
cũng sắm xe ba bánh lên Hà Nội chở hàng hoặc chạy ngay tại địa phương. Ngoài việc
“nhếch nhác” phố phường thì xe ba bánh thường chở hàng cồng kềnh, quá khổ mà xe
lại nhẹ nên không ít trường hợp lật xe gây nguy hiểm cho người tham gia giao
thông.
Không
thể xử lý đơn thuần bằng quyết định hành chính
NQ số 32/2007/NQ-CP năm 2007 của Chính phủ quy định: “Từ ngày 1/1/2008,
đình chỉ lưu hành toàn bộ ôtô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế
3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu, xử lý bán phế liệu, sung
vào công quỹ”; “Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm
có thể tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó”.
Các Ban ngành đã có rất
nhiều quyết định tương tự, cấm xe tự chế từ 7-8 năm nay và đã vào cuộc quyết liệt
nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề do chưa tìm ra công việc phù hợp thay
thế cho người thương binh nên nó không có sự lựa chọn nào khác là bám lấy nghề
để sinh tồn. Lực lượng CSGT cũng rất mệt mỏi và nhiều khi bất lực khi xử lý
phương tiện này, xử lý xe của đối tượng chính sách họ kéo đến rất đông để bênh
vực nhau. Đây trở thành vấn đề xã hội hết sức phức tạp và càng ngày cơ quan chức năng càng ngại đối
diện vấn đề.
Phương
án giải quyết
Trước tiên phải tìm
phương tiện chở hàng thay thế được xe ba bánh trong nội thành Hà Nội, có rất
nhiều phương án đưa ra: Sản xuất xe gắn máy 4 bánh 300cm3 để thay thế
nhưng không thể đăng kiểm như ô tô nên chưa thể đưa vào lưu thông (Exotic 300 của
Nhà máy T&T); Sử dụng xe tải nhẹ 500kg nhưng không thể chở hàng cồng kềnh
ví dụ cây sắt dài 6m, hơn nữa giá thành xe ô tô cao thương binh phần lớn đều
nghèo không có tiền đầu tư; Nhận thương binh vào các doanh nghiệp chính sách tạo
công ăn việc làm ổn định; Phương tiện thay thế bắt buộc phải chở buổi tối bằng
xe tải 5 tạ đến 1.25tấn vào ban đêm bằng xe cải tiến.
Chuyển nghề thương binh chạy xe ba
bánh tại Hà Nội
Theo
khảo sát chưa đầy đủ, hiện nay ở Hà Nội có khoảng 200 xe ba bánh. Trước khi
chuyển nghề đề nghị anh em giao xe để tiêu hủy, sau đó kiên quyết tịch thu xe
ba bánh lưu thông trên đường. Những người không đủ sức khỏe đưa
họ vào các doanh nghiệp chính sách có thu nhập ổn định để làm công tác bảo vệ,
trông rửa xe, trồng hoa phù hợp với sức khỏe. Có một số doanh nghiệp
thương binh xin nhận anh em chạy xe ba bánh vào làm việc và qua khảo sát của
các Phòng Lao động (đã từng trưng cầu ý kiến) anh em hưởng ứng tỷ lệ 70% với điều
kiện UBND Thành phố ưu tiên cho doanh nghiệp chính sách sử dụng một số mặt bằng
tạm thời 1-5 năm để nhận anh em thương binh vào làm việc:
1. Cho
sử dụng tạm thời mặt bằng trông xe ô tô tại khu vực giáp ranh nội thành.
2. Cho
sử dụng mặt bằng giải phân cách, vỉa hè đặt biển quảng cáo tạm thời mà không gây
ảnh hưởng đến cái chung.
3. Cho
mỗi gia đình thương binh trông nom 1 ki ốt kinh doanh báo tạp chí, hoa tươi ở
chân cầu đi bộ, công viên, trạm trung chuyển xe buýt giao.
4. Giao
đất nông nghiệp quanh Hà Nội để doanh nghiệp chính sách tổ chức trồng hoa cho
khách chụp ảnh thu phí và nhiều phương án khác...
Khi phần lớn anh em thương binh vào làm việc các doanh nghiệp thì dễ dàng xử lý xe ba bánh của “thương binh giả”. Với sự quyết liệt và nghiêm khắc của các cơ quan, chính quyền chúng ta tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong việc xóa bỏ xe ba bánh trong thời gian tới.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.