Về với đền Sóc đầu năm để đón lấy hào khí ngút trời

2022-02-04 10:18:29 0 Bình luận
Đến di tích đền Sóc Sơn ngày đầu xuân, chỉ với vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng cũng đủ để ta cảm nhận được sự an yên trong tâm hồn, toàn bộ khung cảnh khu di tích luôn trầm mặc, vẹn nguyên nét cổ kính…

Nằm cách thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây Bắc, Sóc Sơn là vùng đất gắn liền với truyền thuyết về cậu bé Gióng huyền thoại, lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười rồi bỗng vụt lớn thành tráng sỹ đánh đuổi giặc bảo vệ quê hương làng xóm.

Tương truyền, sau khi đánh đuổi quân xâm lược tới chân núi Vệ Linh cũng là lúc đuổi sạch bóng quân thù khỏi bờ cõi nước Nam, Thánh Gióng để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời.

Vẻ trầm mặc, vẹn nguyên nét cổ kính.

Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù" và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".

Tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi Sóc Sơn.

Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Trong đó, đền Thượng là nơi tổ chức các nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục, lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa…

Nhìn từ trên cao, di tích đền Sóc như một bức tranh làm nao lòng du khách.

Nằm cách trung tâm thủ đô không xa, nên từ nhiều năm nay đền Sóc Sơn luôn là địa điểm thu hút khách thập phương. Nếu đầu xuân năm mới là những ngày nô nức, rộn ràng không khí lễ hội của một trong những lễ hội lớn và đặc sắc, thì vào các tuần rằm sau đó, đền Sóc liên tục đón khách dâng hương, trong những ngày bình thường khách tham quan cũng không hề vắng.

Đến khu di tích đền Sóc vào những ngày đầu xuân, mọi người đều cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh lặng. Tất cả đều cảm thấy nét bình yên thư thái trong tâm hồn mình. Khung cảnh nơi đây đều giữ nguyên nét cổ kính, mộc mạc…

Tương truyền, khi Thánh Gióng đánh đuổi giặc có cả đoàn quân cùng voi, ngựa tham gia (dùng chở lương thực). Do quá đói, voi xông vào vườn chuối của dân làng Yên Sào để ăn và dẫm nát nhiều cây cối. Dân làng không biết, đã đuổi đánh nhầm voi của Thánh, voi bị đánh gãy ngà ở Phả Lộng (xã Đức Hòa), bị giết ở Dược Thượng (xã Tiên Dược). Vì vậy hàng năm, dân 3 làng này phải “chịu phạt”, làm lễ tiến cống voi, ngà (được làm to như thật) và cỏ voi tượng trưng bằng hai cây chuối nhỏ. Các lễ rước đều được chuẩn bị kỹ càng, sau khi cúng lễ ở đình làng rồi được cung kính rước vào đền Thượng trong khu di tích Đền Sóc, thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của nhân dân đối với một trong Tứ Bất tử của văn hoá dân gian nước Việt. Đoàn rước của các làng luôn rất hoành tráng, uy nghi, làm náo nhiệt cả đoạn đường đi hàng km.

Tục truyền rằng, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt truy đánh giặc Ân đến chân núi Sóc. Tại đây, đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt giữa Thánh Gióng với tên tướng giặc là Thạch Linh. Tương truyền, Thạch Linh là một dị tướng phương Bắc nhiều ma thuật phi thường, răng cắn vỡ đá, thở rung cành cây. Sau nhiều ngày giao tranh trên núi Sóc, Thánh Gióng đã chém được đầu Thạch Linh, dẹp sạch giặc Ân. Đây là một trò diễn dân gian được khách trẩy hội rất thích thú. Khi bắt được tướng giặc, được chọn từ một bé gái đồng trinh của làng Yên Tàng xã Bắc Phú, chăm ngoan học giỏi, gia đình nền nếp, từ 9 đến 13 tuổi đóng, sẽ đem lên đỉnh núi làm động tác giả chém đầu, trò chém tướng kết thúc, người làng phải cõng tướng chạy giấu đi nếu không sẽ bị du khách cướp thì vừa mất tiền chuộc vừa bị đen đủi cho cả làng. Trò chém tướng được coi như khúc khải hoàn ca chiến thắng, vừa là niềm tự hào, biết ơn, vừa là lời nhắc nhở thế hệ trẻ ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

Du xuân trầy hội Gióng, được chiêm ngưỡng, hoà mình vào những lễ rước sẽ là điều may mắn và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi du khách. Mấy năm gần đây, một vài chi tiết trong lễ rước giò hoa tre, trầu cau và chém tướng có chút thay đổi để tránh việc cướp lộc bị lợi dụng bởi những du khách thiếu ý thức gây bạo lực, ẩu đả.

Quần thể di tích thờ Thánh Gióng dưới chân núi Sóc được xây dựng từ thời Tiền Lê, nhất là từ khi Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long. Trải qua các biến cố lịch sử và nhiều lần trùng tu, đến nay, các di tích này mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn. Hội Gióng ở Sóc Sơn đã được lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động do chiến tranh, sự xâm nhập văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách bền vững, không bị thương mại hóa. Không chỉ du Xuân trẩy hội mà ngày thường, vẫn luôn có đông đảo du khách khắp nơi tìm về với vùng tâm linh, bình an thưởng ngoạn giữa mênh mông cây cối, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch và thâm nghiêm. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nữ cán bộ tiêu biểu trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Thấm nhuần những nét đẹp trong phong trào thi đua nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bà Nguyễn Thị Huyền cán bộ Văn phòng HĐND – UBND huyện Quế Phong được biết là một điển hình tiêu biểu đạt nhiều thành tích cao trong nhiều năm.
2025-05-14 16:30:00

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
2025-05-14 09:18:17

Thông tin đơn thư của người dân về việc mua bán đất nền tại TT Ba Hàng Đồi-Hoà Bình

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập có nhận được đơn thư phản ánh của bà N.T.V, sinh năm 1978, thường trú tại Thôn Vai, TT Ba Hàng Đồi, Lạc Thuỷ, Hoà Bình.
2025-05-14 09:10:00

Diễu binh và duyệt binh: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cả diễu binh và duyệt binh đều là những hoạt động nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt rõ rệt về quy mô, thành phần tham gia và mục đích tổ chức.
2025-05-14 08:48:35

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Bến cảng container quốc tế - Cảng Hải Phòng

Chiều 13/5, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng container quốc tế số 3 & 4 do CTCP Cảng Hải Phòng phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức
2025-05-13 18:45:00

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
2025-05-13 17:49:49
Đang tải...