Bà giáo hết lòng dạy chữ cho trẻ khuyết tật và lang thang cơ nhỡ

2022-05-29 16:17:04 0 Bình luận
Gần 30 năm qua, có một bà giáo Nguyễn Thị Côi về hưu miệt mài, âm thầm đem con chữ và tình thương đến với những đứa trẻ nghèo khó, bệnh tật, lang thang cơ nhỡ nhưng không lấy bất kỳ một đồng thù lao nào. Tóc ngày càng bạc, tuổi ngày càng nhiều nhưng tâm huyết của bà đối với những học sinh khuyết tật thì chưa bao giờ phai nhạt.

Lớp học 0 đồng dành cho trẻ khuyết tật thiểu năng trí tuệ của bà giáo già

Gần 30 năm qua bà Côi miệt mài đứng lớp dạy những đứa trẻ bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ.

Trong suốt gần 30 năm qua, bằng tấm lòng nhân ái và tâm huyết của nghề giáo, bà giáo Côi đã dành trọn tuổi hưu của mình để mở lớp dạy chữ miễn phí cho hàng trăm trẻ em mồ côi, khuyết tật, không có điều kiện đến trường. 

Lớp học này bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 phút và kết thúc lúc 10 giờ 30 phút đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Năm nay, lớp có 24 học sinh, nhỏ nhất là 7 tuổi có những em đã ngoài 30 tuổi. Họ đều là những học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn đến từ các nơi trong quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng.

Học sinh của bà giáo Côi là những đứa trẻ đặc biệt.

Lớp học có thành phần học sinh đa số là các em thiểu năng trí tuệ. Chính vì vậy việc dạy học cho các em vô cùng vất vả, phức tạp và đòi hỏi người dạy phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. Bà vui khi nhìn thấy sự phát triển của những đứa trẻ mang trên mình những khiếm khuyết riêng. Coi các em như con em ruột thịt nhà mình mới dạy được, chứ không thể dạy như ở lớp học bình thường.

Một buổi học, bà phải kiêm nhiệm vụ của nhiều giáo viên khi vừa dạy tiếng Việt vừa dạy Toán rồi đủ thứ môn. Có những em học chữ “C” mà hàng tuần hàng tháng, thậm chí hàng năm cũng chẳng thuộc, bà phải dạy đi dạy lại, đến bao giờ thuộc và nhận được mặt chữ thì thôi. Có những em học 5 năm phổ thông khi đến với bà cũng chỉ mới bắt đầu học đọc viết, tính toán.

Bà giáo Côi cho biết: “Cái khó nhất khi dạy trẻ thiểu năng là các em hầu như không có trí nhớ. Muốn giảng cho các em hiểu, phải giảng nhiều lần. Với những học trò đặc biệt như thế tôi phải dạy từng em, không em nào giống em nào, cũng không thể nào dạy đại trà như chương trình phổ thông”.

Mặc dù phải vất vả dạy lớp “đặc biệt” này nhưng bà Côi không thu bất kỳ một khoản phí nào. Bà không chỉ dùng những đồng lương hưu ít ỏi để mua đồ dùng, sách vở cho học sinh, mà còn bỏ tiền túi ra để mua quà bánh động viên các em vào mỗi thứ Sáu hàng tuần.

8 giờ sáng, chị Lê Thị Thức (Yên Sở, Hà Nội) đưa con tới lớp, chị chia sẻ: “Nhà có hai con thì không may đứa thứ hai bị tự kỷ thể tăng động. Dù gia đình đã cố gắng nhờ y học can thiệp nhưng tình hình của cháu vẫn không cải thiện. Biết đến lớp học, nhiều năm qua, tôi đưa cháu đến đây. Được bà động viên kiên trì theo lớp, đến nay, cháu đã đánh vần được chữ cái”.

Không chỉ dạy con chữ, bà còn dạy các em ca hát, nhảy múa và một số kỹ năng sống: quét nhà, sân, nhà vệ sinh, rồi đến tắm giặt, phơi quần áo,... Với phương pháp học mà chơi, chơi mà học, những giờ học của bà Côi luôn sôi nổi và thu hút. “Đi học vui lắm. Em yêu cô giáo!” em Quang chia sẻ. 

Mỗi một học sinh trong lớp bà đều nắm bắt rõ từ hoàn cảnh gia đình tới tình trạng sức khỏe, khả năng học tập và quá trình phát triển của các em từ khi bắt đầu tới học. 

Với những em có khả năng học lên cao, bà viết giấy giới thiệu để được nhận vào trung tâm giáo dục thường xuyên. “Chẳng mong gì nhiều, bà chỉ muốn những lứa học sinh mình dạy dỗ có thể tự lao động để trở thành những người có ích và nuôi sống được bản thân” bà Côi tâm sự. 

Người chở cánh buồm hy vọng 

Với bà, niềm vui không phải vì được nhiều người biết đến mà niềm vui của bà chỉ đơn giản là mỗi ngày được đồng hành cùng các em có cảnh đời bất hạnh. “Tôi mong mình có đủ sức khỏe để mãi đồng hành cùng các trẻ bất hạnh, nhằm bù đắp cho các em những khiếm khuyết không may mắn trong cuộc sống” bà giáo Côi, tâm sự.

Nói về khó khăn và cơ duyên đến với lớp học đặc biệt, bà Côi nhớ lại: “Năm 1994 tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ của TP Hà Nội, tôi đồng ý trực tiếp giảng dạy cho những học sinh đặc biệt này. Và gắn bó với những đứa trẻ đến tận bây giờ”.

Bà giáo Nguyễn Thị Côi đang dạy đọc một học sinh của lớp.

Thời ấy, khi còn là Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, mỗi tối bà đều dạy học cho các trẻ em lang thang đường phố, thiểu năng. Ban ngày, có em đi đánh giày, bán báo, có em thì làm ô sin, ăn xin. Đến tối các em được bà Côi dạy chữ. 

Sau 9 năm, công tác xoá mù chữ kết thúc, không có kinh phí duy trì, bà nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Bà phải đi chạy vạy ngược xuôi để xin sách vở, bút mực và tự bỏ tiền lương của mình ra để mua cho các em.

Các em đang chăm chỉ luyện chữ viết.

Không có kinh phí duy trì, nhiều đêm bà trằn trọc không ngủ. Sáng ra bà lại chạy vạy ngược xuôi để xin sách vở, bút mực rồi tự bỏ tiền lương của mình ra để mua sách vở cho các em.

Có thời điểm, kinh tế lao đao vì không chỉ lo cho các em mà còn lo cho 5 người con đang tuổi ăn, tuổi học bà phải bươn chải, chắt chiu dành dụm các khoản chi tiêu rồi xoay đủ nghề. Ngoài giáo viên bà làm thêm ruộng, chăn gà chăn vịt, trồng rau nhưng vẫn quyết tâm dạy đến cùng.

Thế rồi cứ năm nay qua năm khác bà đã gắn bó với công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng” đó đã gần 30 năm. Ban đầu, lớp học chỉ có vài em, nhưng dần “tiếng lành đồn xa” tạo được lòng tin nên số lượng các em đến học cũng dần tăng lên. Đến nay, lớp học của bà Côi có đến 24 em có hoàn cảnh đặc biệt: Thiểu năng, mồ côi, tâm thần nhẹ…

Riêng trong việc giảng dạy cũng lắm gian nan, bà Côi cho biết, do hầu hết các em đều là trẻ khiếm khuyết, thiểu năng nên việc dạy học cho các em cũng phải linh động và đòi hỏi người đứng lớp phải có sự kiên trì.

Đồng thời, cũng luôn tạo sự gần gũi bằng tình cảm thực sự để các em có thể hiểu và cảm nhận được. Từ đó, các em sẽ vui hơn và thích thú khi được đến lớp học cùng các bạn. Tính đến nay lớp học của bà Côi đã dạy cho hàng trăm em học sinh “đặc biệt”.

“Tôi luôn tâm niệm rằng cứ kiên trì và mỗi ngày luôn cố gắng một chút để chỉ dạy cho các em. Phương pháp dạy đi dạy lại kiểu gì cũng giúp các em nhớ mặt chữ. Các em đa phần mắc khiếm khuyết về não nên tôi phải kiên nhẫn, mỗi em là một giáo án riêng. Các em tiếp thu được đến đâu thì dạy đến đấy. Có những em học tới 4, 5 tháng nhưng vẫn chưa thuộc được một chữ cái nên tôi phải rèn, dạy các em học hàng ngày, khi nào thuộc mới sang chữ khác”, bà Côi tâm sự.

Với những em có khả năng học lên cao, bà viết giấy giới thiệu để được nhận vào trung tâm giáo dục thường xuyên. “Chẳng mong gì nhiều, tôi chỉ muốn những lứa học sinh mình dạy dỗ có thể tự lao động để trở thành những người có ích và nuôi sống được bản thân” bà Côi tâm sự.

Về phía gia đình, chồng và các con của bà Côi đều rất ủng hộ việc làm thiện nguyện và ý nghĩa của bà. Mỗi ngày lên lớp với học trò cùng bao cung bậc cảm xúc, yêu thương, cảm thông với từng em khiến cho bà Côi thêm phần vui vẻ, cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa hơn so với việc chỉ ngồi ở nhà một chỗ vui hưởng tuổi già.

Tấm lòng của bà Côi với trẻ thiểu năng không chỉ được nhiều phụ huynh ghi nhận mà đã lan tỏa trong xã hội. Với từng ấy năm cống hiến, bà được vinh danh là “Người tốt, việc tốt”, được khen thưởng trong phong trào xóa mù chữ và được tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu”. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...