Bà và mẹ qua đời vì bạo bệnh, anh trai 8 tuổi chít khăn tang chăm em 6 tuổi

2022-04-13 19:36:19 0 Bình luận
Liên tiếp trong vòng một tháng, hai anh em mất đi chỗ dựa tinh thần là bà và mẹ. Tương lai phía trước của cả hai còn quá xa vời, khi bữa cơm, giấc ngủ thiếu người chăm sóc.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của anh em Dương Văn Ngọc (8 tuổi) và Dương Nhật Long (6 tuổi), trú tại xóm Văn Sơn, xã Đồng Phúc , huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Cuối năm 2021, trong vòng một tháng, cả hai anh em thành trẻ mồ côi khi mất lần lượt mất bà và mẹ vì bệnh ung thư.

Đội vành khưn tang, người anh 8 tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới phải chăm em trai 6 tuổi.

 "Cô ơi, tại sao bà và mẹ cháu đi đâu lâu thế, không thấy về với 2 anh em cháu?...", câu hỏi của Nhật Long khiến mọi người không khỏi xót xa.

Theo bà Nguyễn Thị Thuý (dì ruột của mẹ hai anh em) cho biết, chị Thêu (mẹ của Ngọc và Long) vốn không có nhan sắc, chậm chạp, vụng về. Ngoài 30 tuổi, chị nên duyên với người đàn ông đã ly hôn vợ. Khi bé Ngọc được hơn 1 tuổi, cũng bởi cuộc sống quá khó khăn mà 2 người không tìm được tiếng nói chung, chị Thêu ôm con trở về nương nhờ mẹ đẻ, thì cũng là lúc phát hiện đã mang thai bé Long.

Cả hai anh em mất cả bà và mẹ (Ảnh: Dân trí)

Để có tiền nuôi các con, chị Thêu xin làm công nhân may ở một khu công nghiệp ở gần nhà. Những ngày tháng mẹ con, bà cháu quây quần rau cháo vội bị cắt đứt vì bệnh tật.

Năm 2019, chị Thêu phát hiện bị ung thư vú. Cùng lúc người mẹ của chị cũng phát hiện mắc ung thư phổi. Hơn 2 năm trời, 2 mẹ con ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Để có được 3 lần phẫu thuật, và những đợt xạ trị liên tiếp, chị Thêu đã phải vay mượn khắp nơi. Nhiều lúc bế tắc quá, người phụ nữ bất hạnh này đã từng nghĩ quẩn… Thế nhưng, vì các con, người mẹ nghèo lại tiếp tục gắng gượng. 

Từ ngày mẹ và bà qua đời, bé Ngọc 8 tuổi phải gồng mình chăm sóc em trai. 2 người cậu tuy thương cháu, nhưng gia đình hoàn cảnh nên cũng chỉ thể lo vài bữa ăn cho anh em. 

Hai anh em tự chăm sóc nhau khi không còn mẹ (Ảnh: Dân trí)

Tương tự, hoàn cảnh của em Sơn và Ly, ngụ tại thôn Quảng Đại, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Bố Sơn mắc bệnh ung thư phổi, sau một thời gian dài chữa trị đã ra đi vào năm ngoái. "Nó ốm mấy năm nay rồi, cứ lay lắt không làm được việc gì. Khi vay được tiền đi viện thì bác sĩ bảo ung thư giai đoạn cuối rồi nên bác sĩ cho về. Thuốc thang cho những ngày bị bệnh và tiền mua quan tài đến giờ vẫn còn hơn 20 triệu mà vợ con vẫn chưa thể trả được. Vợ chồng tôi cũng nghèo quá, thấy con khổ, cháu đói mà cũng không giúp được gì…"., bà Nghiện- bà nội của hai chị em Sơn cho biết.

Để gánh nợ, chị Hoa - mẹ của hai chị em hằng ngày lên rẫy chặt cây thuê, vác lên xe để kiếm vài ba chục nghìn. Mỗi ngày chị sẽ dành ra một ít để dồn trả nợ, số còn lại chị mua gạo cho các con. Kiếm được tiền ăn cơm ba bữa đã khó, Sơn lại măc bệnh phổi. 

Em Ly (học lớp 7), chị của Sơn học khá nhưng cũng đứng trước nguy cơ thất học. Đến căn nhà chỗ chui ra chiu vào cứ mỗi trận gió cũng xiêu vẹo, lung lay, hai chị em không biết con đường sau này ra sao.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...