Bản tin Hoà Nhập ngày 20/9/2021: Những người nào được cấp 'thẻ xanh COVID' ở TP.HCM?

2021-09-20 08:00:00 0 Bình luận

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo thị xã Hương Thủy thăm, tặng quà Trung thu các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt tại thị xã (Ảnhr: Báo dansinh)

Thừa Thiên Huế: Quà Trung thu đến với trẻ em nghèo, khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Do diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trương không tổ chức các hoạt động vui đón Trung thu cho trẻ em, mà chỉ đạo các Sở ngành, các địa phương chủ động tổ chức đến thăm, tặng quà tại từng gia đình và giao chính quyền các xã, phường, đoàn thể thăm hỏi, động viên, tặng quà Trung thu cho các em.

Theo đó, đoàn đã trao 15 phần quà Trung thu, mỗi phần trị giá 500 ngàn đồng cho các em tại các xã, phường: Thủy Châu, Phú Bài và Thủy Phù.

Tại các điểm thăm, lãmh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo thị xã Hương Thủy đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác an sinh xã hội, trong đó, đặc biệt chú ý đến chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện hòa nhập và vươn lên.

Để tạo không khí vui tươi cho trẻ em trong dịp Trung thu "đặc biệt" này, CLB Kỹ năng & Công tác xã hội thị xã Hương Thủy đã tổ chức nhiều hoạt động, như: múa lân, phá cỗ, hoạt cảnh chị Hằng - chú Cuội… bằng hình thức trực tiếp qua Fanpage của CLB, góp phần giúp các em cảm nhận phần nào không khí Trung thu.

Trước đó, ngày 17/9, thị xã Hương Thủy tổ chức trao quà, học bổng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã và con các y, bác sĩ đang tham gia phòng, chống COVID-19 nhân dịp Trung thu 2021 nhằm khích lệ trẻ có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập, đồng thời động viên các y, bác sĩ đang tham gia phòng, chống COVID-19 yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội trúng tuyển đại học

Theo TS Lê Xuân Thành, Trưởng Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội) trao đổi với Báo điện tử Dân sinh khẳng định: Nhiều người cho rằng, một số thí sinh được trên 27 điểm thi tốt nghiệp THPT mà vẫn trượt đại học là không chính xác. Chính xác phải là, các em trượt xét tuyển lần 1 hoặc các em trượt vào những ngành hoặc những trường mà mình yêu thích.

Năm nay, điểm thi tốt nghiệp THPT cao hơn năm trước, nên nhiều thí sinh chủ quan đặt các nguyện vọng vào những ngành tốp đầu của các trường tốp đầu. Các em không tính đến phương án an toàn nên dẫn đến việc trượt các nguyện vọng xét tuyển của đợt 1. "Nhiều khả năng, những thí sinh đạt trên 27 điểm mà vẫn trượt cũng xuất phát từ nguyên nhân trên" - TS Lê Xuân Thành nhận định.

Các thí sinh hoàn toàn yên tâm vì các em còn nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường đại học học khác, nếu các vẫn có nguyện vọng học đại học. Hiện, nhiều cơ sở đại học vẫn còn tuyển sinh bổ sung với nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.

"Tất nhiên, khi xét tuyển bổ sung, thí sinh sẽ không còn nhiều lựa chọn những ngành, những trường mà mình yêu thích như xét tuyển đợt 1" - TS Lê Xuân Thành nói, đồng thời khuyến nghị, thí sinh nên tập trung vào một số trường tốp giữa. Sau đó, xem điểm chuẩn đợt 1 của trường là bao nhiêu, rồi cộng thêm khoảng 2-3 điểm. Nếu điểm thi đạt đến mức đó, thì cơ hội các em trúng tuyển vào đợt bổ sung sẽ cao.

Ngoài ra, thí sinh cần cập nhật, theo dõi thông tin mới nhất về xét tuyển bổ sung của các trường mà mình dự định xét tuyển. Lưu ý: Điểm trúng tuyển bổ sung chắc chắn sẽ cao hơn điểm trúng tuyển đợt 1" - TS Lê Xuân Thành nhấn mạnh.

Bình Phước: Xuất hiện virus lây nhanh gây chết động vật ở vùng biên giới

Virus gây chết bò

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Bình Phước cho biết, ngành chức năng đã tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho trên 12.000 con bò trên địa bàn. Đồng thời thực hiện phun khử trùng tại tất cả các chuồng trại chăn nuôi trâu, bò.

Các cơ quan chức năng đã thực hiện ngay sau khi trên địa bàn huyện biên giới Lộc Ninh xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ban đầu, dịch bệnh xuất hiện tại ấp Hiệp Hoàn A, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh với 1 con bò có dấu hiệu mắc bệnh. Sau đó, bệnh đã lan ra 10 xã với 48 con bò của 25 hộ dân bị mắc bệnh, đã có 2 con bị chết do sức đề kháng yếu và được tiêu hủy.

Huyện Lộc Ninh đã công bố dịch đối với bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn.

Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Virus có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm virus được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng.

TP. HCM: Điều kiện cấp 'thẻ xanh COVID'

Người đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine được đề xuất cấp "thẻ xanh COVID"

Thông tin từ Sở Y tế TP. HCM cho biết, Sở y tế, Sở TT-TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có buổi làm việc nhằm thống nhất quan điểm để tham mưu UBND TP.HCM về triển khai thí điểm áp dụng "Thẻ xanh COVID" trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, "Thẻ xanh COVID" được xem là một hình thức công nhận cho một người đã có miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại virus Covid - 19 nhờ đã tiêm vaccine hoặc mắc COVID-19 đã khỏi và hoàn thành thời gian cách ly.

Để được cấp "thẻ xanh COVID" phải đáp ứng một trong các điều kiện như: đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (đối với loại vaccine phải tiêm 2 mũi) và ở thời điểm ít nhất 2 tuần sau tiêm hoặc đã mắc COVID-19 và có giấy công nhận.

Tuy nhiên, người có "Thẻ xanh COVID" vẫn phải tuân thủ 5k và làm xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế (tần suất xét nghiệm tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của các lĩnh vực, ngành nghề).

Về hình thức, Sở Y tế kiến nghị chỉ dùng một thuật ngữ "Thẻ xanh COVID" và thống nhất với Sở TT-TT và sẽ được tích hợp trên ứng dụng "Y tế HCM" nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi cần khai báo đã tiêm vaccine, cùng với tích hợp kết quả xét nghiệm và khai báo y tế. Trên ứng dụng sẽ thể hiện rõ đã tiêm 1 mũi hay đã tiêm 2 mũi vaccine.

Trước đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng đã có văn bản gửi UBND và Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, các quận huyện về việc hướng dẫn xác định người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh. Theo đó, người đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có "Thẻ xanh COVID".

Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.

TP.HCM tri ân các y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch

Các vị khách đặc biệt được tham quan Lâm viên đảo khỉ Cần Giờ; đi ca nô len lỏi trong rừng đước, thăm di tích Khu Căn cứ Cách mạng Rừng Sác, tìm hiểu về cuộc sống, các trận đánh và chiến tích của những chiến sĩ đặc công Rừng Sác trong thời kỳ chống Mỹ. (Ảnh: Dantri)

Sáng 19/9, hai huyện "vùng xanh" Cần Giờ và Củ Chi bắt đầu mở cửa du lịch trở lại đón hàng trăm du khách tham quan, đặc biệt là các y bác sĩ từ các tỉnh phía Bắc hỗ trợ TPHCM chống dịch hơn 3 tháng qua.

Tour du lịch tại hai huyện "vùng xanh" Củ Chi và Cần Giờ được xem là sản phẩm đầu tiên của du lịch TPHCM ngay trong thời điểm giãn cách xã hội.

Nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch, tất cả du khách, hướng dẫn viên, tài xế, nhân sự tổ chức, phục vụ hậu cần tại các điểm đến đều phải được tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19, có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, đi kèm với yêu cầu tuân thủ 5K của Bộ Y tế.

Theo Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, tại buổi gặp gỡ thân mật cùng tuyến đầu chống dịch trong chương trình tham quan Cần Giờ, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát, bên cạnh lực lượng tại chỗ TP.HCM đã nhận được sự hỗ trợ, động viên, tiếp sức về tinh thần và vật chất của nhiều tỉnh thành, đơn vị trong cả nước.

Đặc biệt là sự hỗ trợ về nhân lực có chuyên môn y tế từ các bệnh viện tuyến trung ương, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế của các tỉnh thành, các viện và học viện, các trường cao đẳng đại học trên cả nước. 

TP.HCM đã tiếp nhận người của 40 bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành Trung ương và 37 Đoàn nhân viên y tế các tỉnh, thành trong đó có 1.251 bác sĩ, 2.813 điều dưỡng; 289 kỹ thuật viên và 160 nhân viên y tế. Bộ Y tế đã thành lập bốn Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 với 2.086 bác sĩ, nhân viên y tế. TP cũng đã tiếp nhận 3.385 giảng viên, sinh viên ngành y các Trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành y thuộc Bộ, ngành Trung ương và 1.434 nhân sự của Bộ Quốc phòng hỗ trợ TP.HCM. 

Trong hơn 100 ngày qua, tuyến đầu chống dịch đã gác lại việc riêng, dành sức lực cùng thành phố phòng chống dịch. Nhân dân TP.HCM luôn dõi theo và trân trọng, cảm kích những đóng góp, hi sinh của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trong cả nước đã sát cánh cùng thành phố.

Theo ông Hải, dẫu tình hình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền Thành phố quyết tâm tổ chức các hoạt động cụ thể để bày tỏ sự trân trọng với sự đóng góp và hi sinh của các đồng chí.

Thông qua chương trình tham quan đến Củ Chi đất thép thành đồng và Cần Giờ - lá phổi xanh và cũng là chiến khu cách mạng quan trọng của thành phố, nhân dân thành phố xin được bày tỏ tấm lòng với các đồng chí.

Đồng thời mong muốn được giới thiệu những nét đặc sắc của TP.HCM cũng như sự cởi mở, hào sảng của người dân phương nam trước khi các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ, trở về đơn vị, địa phương, gia đình. “TP.HCM mong sẽ được tiếp đón các đồng chí cùng người thân, bạn bè khi cả nước kiểm soát được dịch bệnh giới thiệu kỹ hơn để cảm nhận sâu sắc về một TP.HCM, Thành phố mang tên Bác hiện đại, năng động, trẻ trung và vô cùng ấm áp”- Phó bí thư nhấn mạnh.

Hà Nội: Từng bước kiểm soát dịch bệnh và bước sang giai đoạn ‘bình thường mới’

Những ngày chưa giãn cách trước tháng 7, trong gần 90 ngày từ ngày 27/4 -23/7, Hà Nội bắt đầu xuất hiện trở lại các ca dương tính với SARS-CoV-2, trung bình 10,4 ca/ngày; các ngày sau đó, số ca mắc tăng cao dần, bao gồm cả các ca ngoài cộng đồng. 

Vì vậy, từ 6h ngày 24/7, TP Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất trong 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

Nhờ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, song vẫn linh hoạt trong cách triển khai, Hà Nội đã đưa số ca mắc trong đợt giãn cách lần 2 (từ ngày 8/8 - 23/8) giảm hơn 200 ca so với đợt giãn cách lần 1. 

Không chủ quan với kết quả trong đợt giãn cách lần 2, TP tiếp tục thực hiện giãn cách lần 3 (từ 23/8 - 6/9); đồng thời cân nhắc trên mọi phương diện và quyết định triển khai giãn cách lần 4 (từ 6/9 đến 6h ngày 21/9). 

Kết quả, trong lần giãn cách thứ 4, toàn TP chỉ ghi nhận 312 trường hợp dương tính với số ca mắc trung bình/ngày giảm mạnh, còn 28,3 ca/ngày (đợt 1: 71,2 ca/ngày, đợt 2: 56,8 ca/ngày, đợt 3: 71,1 ca/ngày). Đáng chú ý, các ca mắc này chủ yếu là trong khu cách ly, khu vực phong tỏa và có những ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng… 

Không chỉ giảm về số ca mắc, các điểm phong tỏa cũng thu hẹp lại, còn 15 điểm quy mô thôn, xã tại 10 quận, huyện. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các xã vùng xanh - vàng, giảm vùng đỏ - cam so với thời điểm ngày 6/9/2021. Cụ thể, số xã vùng đỏ còn 3 xã; vùng cam còn 22 xã; vùng vàng tăng 21 xã lên 26 xã; vùng xanh tăng 27 xã lên thành 528 xã… 

Nếu như giãn cách xã hội được xem là “thời gian vàng” để bóc tách F0 thì chiến dịch xét nghiệm diện rộng, bao phủ tiêm chủng được xem là “chìa khóa” để truy vết, khoanh vùng triệt để ca bệnh và là “vũ khí” hữu hiệu để chống lại Covid-19. Triển khai nhiệm vụ này, lực lượng y tế của Thành phố đã nỗ lực hết sức, không chỉ lấy mẫu và tiêm chủng ban ngày, mà ngay cả tối muộn đến đêm khuya cũng tiến hành tiêm vaccine cho người dân. 

Trong hai chiến dịch lớn của Thủ đô, với sự góp sức của gần 4.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ Hà Nội, tham gia công tác xét nghiệm, tiêm chủng cùng với cán bộ y tế của Hà Nội thực hiện hoàn thành lấy mẫu cộng đồng và tiêm vaccine mũi 1 cho người dân TP trong thời gian thần tốc. 

Đặc biệt, đồng hành cùng lực lượng tuyến đầu, lãnh đạo UBND TP Hà Nội từ Chủ tịch tới các Phó Chủ tịch TP đã thường xuyên đến nhiều điểm tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra và động viên các lực lượng. Trực tiếp kiểm tra nhiều lần công tác phòng, chống dịch và lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng ở các địa bàn, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định, Thành phố luôn nỗ lực cao nhất, tiếp thu, điều chỉnh kịp thời các giải pháp để đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe người dân, giảm số người mắc và hạn chế ca tử vong. 

Sự động viên kịp thời của lãnh đạo Thành phố đã giúp những cán bộ y tế vững tâm hơn để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Trong những ngày cuối của chiến dịch, tốc độ tiêm vắc xin đã được đẩy lên rất cao, số mũi tiêm ngày sau cao hơn ngày trước, có ngày cao điểm, tiêm được gần 600 nghìn liều. 

Đến nay, toàn TP đã triển khai 17 đợt tiêm vaccine Covid-19 cho các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, 5.649.581 người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1, đạt 93,8%; tỷ lệ tiêm so với tổng dân số đạt 67,9%. Riêng về xét nghiệm diện rộng, từ ngày 8/9-15/9, đã lấy được 4.197.528 mẫu, đạt 84% kế hoạch; trong 2 ngày 16/9 và 17/9 các địa phương tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch đạt 57.788 mẫu… 

Có thể thấy, những con số kể trên là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực, cố gắng, chung sức đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, người dân Thủ đô cũng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng: Thành phố sẽ từng bước kiểm soát dịch bệnh và bước sang giai đoạn “bình thường mới”. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...