Bản tin kinh tế, tài chính ngày 23/8/2021: Giãn cách ngồi ở nhà 'đổ' tiền vào chứng khoán

2021-08-23 09:26:04 0 Bình luận
Virus chủng mới Delta hoành hành, khiến nhiều địa phương phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội trong nhiều ngày khiến tâm lý nhà đầu tư bớt lạc quan về vàng, nhưng lại đổ tiền vào chứng khoán. Trong khi đó thì Ngân hàng đổ vốn vào bất động sản.

Giá vàng hôm nay 23/8: Nhà đầu tư bớt lạc quan về giá vàng tuần này

Giá vàng trong nước những ngày này dường như vẫn đứng ngoài cuộc. Virus chủng mới Delta hoành hành, khiến nhiều địa phương phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội trong nhiều ngày, thị trường kim loại quý vì thế khá trầm lắng, một số thương hiệu như VBĐQ Sài Gòn chỉ có một số thay đổi nhẹ, một số khác như Tập đoàn Doji, Phú Quý và Bảo tín Minh Châu... tiếp tục không điều chỉnh tăng giảm theo cả hai chiều giao dịch.

Công ty VBĐQ Sài Gòn hiện niêm yết giá vàng SJC tại hai chi nhánh Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh ở 56,45 - 57,15 và 57,17.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 56,25 - 57,85 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 56,60 - 57,60 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 56,45 - 57,20 triệu đồng/lượng.

Riêng bảng giao dịch điện tử của Bảo tín Minh Châu vẫn tiếp tục đứng giá từ nhiều ngày nay. Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu vẫn được niêm yết tại: 56,90 - 57,52. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ít biến động, giao dịch tại 51,51 - 52,21 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,75 - 51,85 triệu đồng/lượng.

"Nếu thị trường kim loại quý không thể vượt ngưỡng 1.800 USD trong lúc này, rất có thể giá vàng sẽ bắt đầu trở lại với mức 1.670 USD - đây là mức giá có ít kháng cự nhất. Và nếu giá vàng còn tụt xuống dưới mức thấp đó, thì tất cả các cược sẽ tự động. Đó sẽ là khoảnh khắc thị trường đầu hàng", là ý kiến của Daniel Pavilonis - nhà môi giới đầu tư kỳ cựu của RJO Futures và cũng là một trong những chuyên gia thường được trích dẫn ý kiến trên các tạp chí tên tuổi như Bloomberg, Dow Jones Newswires, WSJ...

Giới đầu tư đang trông đợi khả năng vàng vọt lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce như một dấu hiệu khởi sắc của thị trường vàng trong thời gian tới. "Vàng cần vượt qua mức 1.793 USD, điều này có thể xảy ra nếu dữ liệu vĩ mô tồi tệ vào tuần tới. Sau đó, chúng ta có thể thấy giá vàng sẽ di chuyển về hướng 1.800 - 1.808 USD", Daniel Pavilonis chia sẻ kỳ vọng.

Trong khi đó, hiện tại nỗi lo về khả năng kinh tế Mỹ xấu đi và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rút bớt chính sách hỗ trợ không khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/8, phần lớn chỉ số cổ phiếu trên thị trường tăng điểm; thế nhưng tính cả tuần, thị trường giảm điểm trong nỗi sợ về khả năng Fed rút bớt đi chính sách kích thích kinh tế.

Đóng cửa phiên giao dịch tuần trước (ngày 20/8), giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch Kitco tăng rất nhẹ và đóng cửa ở 1.781,7 USD/ounce. Mức tăng nhẹ nhưng cũng đánh dấu ngày tăng đầu tiên trong 4 phiên gần nhất.

Giãn cách ngồi ở nhà 'đổ' tiền vào chứng khoán

Trong lúc hầu hết các mặt hàng không thiết yếu hạn chế mua bán, hoặc không thể ship, thì có một thứ vẫn mua bán cực kỳ sôi động hàng ngày, giãn cách càng không giảm nhiệt, đó là chứng khoán.

Đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần qua, ngày 20/8, một phiên bùng nổ kỷ lục giao dịch với giá trị giao dịch vượt ngưỡng 45 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD trên hai sàn.

Điều thú vị là ngay trong thời điểm giãn cách xã hội, thị trường chứng khoán lại liên tục có những phiên giao dịch thu hút lượng tiền kỷ lục đổ vào, nhìn lại quãng thời gian vừa qua VN-Index cũng đã liên tục lập đỉnh mới.

Lý giải về nguyên nhân này, ông Tống Minh Tuấn, Chuyên gia phân tích chứng khoán, cho rằng, dòng tiền đóng vai trò chính khiến thị trường bất chấp, chứ không hẳn là sức khỏe hay triển vọng gì của doanh nghiệp.

Nói cách khác, khi người dân không biết tiêu tiền vào đâu, người ta sẽ ngồi ở nhà và chơi chứng khoán.

Ông Tuấn dự báo: “Chừng nào còn giãn cách xã hội và người dân còn phải ở nhà, thị trường vẫn chưa giảm. Nhưng khi gỡ bỏ giãn cách cũng là lúc dòng tiền rút dần khỏi chứng khoán, và thị trường sẽ bước vào chu kỳ giảm mạnh. Sau đó, thị trường sẽ cần một thời gian để hồi phục, có lẽ là câu chuyện của năm sau”.

Ông Tống Minh Tuấn.

Cho đến khi đầu tàu kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh hết giãn cách, nền kinh tế được xem như sẽ vận hành trở lại một cách bình thường. Các hoạt động của nền kinh tế được khôi phục, đi kèm với đó là sức cầu về tiền thanh toán cho những hoạt động này gia tăng trở lại.

Tuy nhiên, chuyên gia lĩnh vực chứng khoán Tống Minh Tuấn cũng cho rằng sức khỏe của nền kinh tế sẽ bị hao tổn khá nhiều sau thời gian giãn cách, sẽ có nhiều sự đứt gãy về thanh khoản khiến tổng tài sản và lượng tiền của các chủ thể kinh tế sẽ suy giảm sau đại dịch.

“Tổng lượng tiền của mỗi chủ thể giảm cùng với việc cần tiền để hoạt động trở lại chắc chắn sẽ khiến dòng tiền từ chứng khoán chảy qua, và đó là lúc thị trường chứng khoán sẽ bước vào chu kì giảm”, ông Tống Minh Tuấn nói.

Một lưu ý là thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã tăng khá nhiều trong suốt hơn một năm qua, trong khi nền kinh tế hiện giờ mới bắt đầu “ngấm đòn” vì dịch bệnh. Do vậy, diễn biến của thị trường được dự báo sẽ không mấy tích cực từ nay đến cuối năm.

Sự vênh nhau này khiến thị trường có rủi ro giảm điểm bất cứ lúc nào. Các nhà “cá mập” hiểu rất rõ điều này nên sẽ làm mọi cách bảo vệ thành quả. Theo ông Tuấn, đây là điểm các nhà đầu tư mới nên lưu ý và tập cho mình kĩ thuật lướt sóng.

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, từ 16-20/8, VN-Index giảm 27,62 điểm (2%) xuống 1.329,43 điểm. Tuy nhiên thanh khoản của thị trường tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 18,7% lên 141.420 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 14,2% lên 4,219 tỷ cổ phiếu.

Đặc biệt là trong phiên cuối tuần 20/8, thanh khoản trên hai sàn đạt mức cao kỷ lục mới với 45,40 nghìn tỷ đồng trên hai sàn. Sàn HoSE cũng lập kỷ lục mới với khối lượng giao dịch đạt hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, cao vượt trội so với phiên liền trước cũng như mức bình quân 20 phiên (651,6 triệu đơn vị).

Việc tăng thêm thời gian giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, qua đó có thể khiến áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh trong những phiên đầu tuần tới. Công ty Chứng khoán Bảo Việt dự báo, VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.280-1.300 điểm trong ngắn hạn.

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán SSI về xu hướng thị trường tuần tới, VN-Index đã chuyển sang giảm với vùng hỗ trợ 1.320-1.300 điểm, trong khi đó vùng 1.350-1.354 điểm là vùng kháng cự cho các đợt hồi phục ngắn của chỉ số.

Bao nhiêu tiền của ngân hàng đang chảy vào bất động sản?

Báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm của các ngân hàng đang lần lượt được công bố, hé lộ cụ thể về dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, cho vay đổ vào lĩnh vực bất động sản của nhiều ngân hàng vẫn tăng.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) có dư nợ tín dụng với bất động sản thuộc nhóm cao. Từ đầu năm đến nay, dòng vốn cho vay các doanh nghiệp bất động sản của MSB tăng hơn 40% lên 12.758 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6. So với tổng tín dụng, tỷ trọng cho vay bất động sản của MSB lên tới 14%, tăng so với con số 11,4% tại cuối năm 2020. MSB có mối liên hệ mật thiết với TNG Holdings Vietnam. TNG là tập đoàn đa ngành với lĩnh vực kinh doanh trọng tâm là bất động sản cùng thương hiệu TNR. 

Một ngân hàng khác cũng có liên hệ mật thiết với lĩnh vực bất động sản là LienVietPostBank. Tập đoàn Him Lam từng có thời gian dài là cổ đông lớn của LienVietPostBank trước khi thoái vốn. Hiện tại, Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng là ông Nguyễn Đức Thụy (hay "bầu" Thụy), doanh nhân gắn liền với tập đoàn bất động sản Thaiholdings. 

Song trái ngược với MSB, tỷ trọng cho vay bất động sản của LienVietPostBank lại rất thấp, chưa đến 1% tổng tín dụng. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của ngân hàng chưa đến 1.700 tỷ đồng và giảm hơn 50% so với hồi đầu năm.

Tuy vậy, dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực xây dựng của LienVietPostBank lại rất cao. Dư nợ trong lĩnh vực này đến cuối tháng 6 của ngân hàng lên tới 25.352 tỷ đồng, cao hơn các ngân hàng lớn hơn về tổng tài sản như Techcombank, VPBank, MB, ACB. Hiện cho vay ngành xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 13% tổng tín dụng của LienVietPostBank.

Một ngân hàng khác có dư nợ cho vay lớn với các lĩnh vực bất động sản là VPBank, với dư nợ 32.422 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6, tương đương hơn 10% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, so với cuối năm 2020, dư nợ với bất động sản của VPBank đã giảm hơn 12%. 

Trong khi đó, hai ngân hàng nằm trong nhóm đầu về lợi nhuận gồm MB và ACB lại có tỷ trọng cho vay mảng bất động sản thấp. Dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp bất động sản của MB, ACB hiện lần lượt là 9.321 tỷ đồng và 4.924 tỷ đồng, chưa đến 3% tổng dư nợ cho vay của hai ngân hàng này.

Đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân về cho vay bất động sản là Techcombank, nhà băng xếp thứ hai về lợi nhuận trong toàn hệ thống ngân hàng. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản của ngân hàng là 101.489 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2020 và chiếm 32,4% tổng tín dụng của ngân hàng. Song so với thời điểm 31/12/2020, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp bất động sản trong tổng tín dụng đã giảm. 

Nếu gộp thêm cả nhóm ngành liên quan xây dựng và vật liệu xây dựng, tổng dư nợ cho vay trong nhóm lĩnh vực này của ngân hàng là hơn 127.000 tỷ đồng, tương đương gần 70% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. 

Riêng giá trị cho vay trong ngành bất động sản của Techcombank còn lớn hơn tổng dư nợ tín dụng của nhiều ngân hàng có quy mô tổng tài sản tầm trung. Techcombank ghi nhận dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trội so với mặt bằng chung của ngành khi nhà băng này có quan hệ tín dụng thân thiết với nhiều chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Masterise...

Ngoài cho các doanh nghiệp bất động sản vay, Techcombank còn đang cho cá nhân vay mua nhà với tổng dư nợ gần 102.000 tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm, dư nợ mảng cho vay cá nhân mua nhà của ngân hàng này cũng tăng mạnh thêm hơn 14.000 tỷ đồng.

Đại diện ban điều hành ngân hàng cho biết đang đẩy mạnh thêm hoạt động cho cá nhân vay mua nhà thứ cấp (mua lại của cá nhân) thay vì chỉ tập trung vào cho vay mua nhà sơ cấp (người mua trực tiếp từ chủ đầu tư) như trước nay. 

Tuy nhiên, việc dư nợ cho vay với nhóm bất động sản lớn khiến nhà đầu tư lo ngại về rủi ro tín dụng khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trả lời vấn đề này tại buổi chia sẻ kết quả kinh doanh cuối tháng 7, Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank Phùng Quang Hưng chia sẻ, ngân hàng có tập khách hàng tốt nên tác động của Covid-19 với bên đi vay cũng được kiểm soát tốt và ngân hàng luôn theo sát khách hàng để hỗ trợ.

Đồng Nai kiến nghị thu hồi hàng loạt dự án bất động sản

Qua rà soát, đến nay 39 dự án chậm đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích 507,53ha. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định, văn bản chỉ đạo thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 12 dự án với tổng diện tích 33,85ha.

Trong văn bản số 4597/STNMT-TT, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã công bố công khai các trường hợp vi phạm đất đai.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, trong những năm qua, Sở đã tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất và đã có văn bản báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý đối với 54 dự án với tổng diện tích 673,43ha.

Qua rà soát, đến nay 39 dự án chậm đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích 507,53ha. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định, văn bản chỉ đạo thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 12 dự án với tổng diện tích 33,85ha. Quyết định, văn bản gia hạn tiến độ sử dụng đất, hiện nay Sở TNMT đang tiếp tục theo dõi xử lý đối với 27 dự án với tổng diện tích 473,68ha. 

Danh sách các dự án vi phạm pháp luật đất đai theo báo cáo của Sở TNMT hầu hết vi phạm về chậm tiến độ xây dựng, chậm tiền sử dụng đất, chậm đưa vào sử dụng… Đơn cử, dự án khu dân cư Long Tân (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch) do Công ty Cổ phần Licogi 16 làm chủ đầu tư chậm tiến độ xây dựng; dự án khu dân cư tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch do Công ty TNHH Vạn Phúc (nay là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phúc Long Khang) làm chủ đầu tư chậm tiến độ thực hiện dự án, hiện đã đề xuất UBND tỉnh tiếp tục gia hạn 24 tháng để thực hiện dự án.

Dự án khu du lịch sinh thái và đô thị mới (xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) do Công ty TNHHH Xây dựng và Thương Mại Nhật Quang (đã sáp nhập vào Công ty CP phát triển địa ốc Sông Tiên) làm chủ đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất.

Khu nhà ở thấp tầng tại phường Bửu Hoà, TP.Biên Hoà do Công ty TNHH Minh Luận làm chủ đầu tư, hiện trạng dự án là khu đất trống, chậm tiền sử dụng đất. Dự án nhà ở công nhân tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch của Công ty CP DIC Đồng Tiến, hiện dự án chưa triển khai xây dựng công trình theo quy hoạch được duyệt, Sở TNMT đã có văn bản báo có tỉnh kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Dự án xây dựng chung cư cao tầng tại phường Quyết Thắng, Tp.Biên Hoà của Công ty TNHH Cao Phong chưa triển khai xây dựng công trình. Dự án khu dân cư Phước Thiền (xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) do Công ty CP phát triển hạ tầng Sài Gòn làm chủ đầu tư, dự án đến nay chậm và chưa đưa đất vào sử dụng, năm 2019 dự án đa được gia hạn 24 tháng.

Dự án khu dân cư tập trung tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cữu của Công ty CP Miền Đông chậm thực hiện triển khai dự án. Dự án khu nhà ở công nhân và dân cư tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom của Công ty TNHH Bảo Giang chưa triển khai dự án, dự án chậm đưa vào sử dụng. Dự án khu dân cư theo quy hoạch tại xã Long Phước, huyện Long Thành của Công ty TNHH Hoàng Thế Mỹ chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành phố Hạ Long: Hội thảo khoa học Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngày 26/12, thành phố Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học: “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
2024-12-26 19:13:12

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi "Lan toả năng lượng tích cực" lần thứ năm liên tiếp

Vào tháng 12 năm 2024 - Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức thành công Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm.
2024-12-26 15:03:20

Vietnam Airlines triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt trên toàn mạng bay nội địa

Từ ngày 14/1/2025, Vietnam Airlines sẽ triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt (Premium Economy) trên toàn mạng bay nội địa.
2024-12-26 09:11:52

Tranh chấp tên gọi 'Hoa hậu Biển Việt Nam'

Cuộc thi “Hoa hậu Biển Việt Nam” 2024, một trong những sự kiện nhan sắc đáng chú ý nhất cuối năm, dự kiến diễn ra tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 27 đến 31/12. Sự kiện đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đồng ý cấp phép tổ chức. Tuy nhiên, xung quanh cuộc thi này lại nổi lên nhiều tranh cãi liên quan đến tranh chấp bản quyền sở hữu tên gọi "Hoa hậu Biển Việt Nam".
2024-12-26 00:21:35

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
2024-12-25 17:10:21

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan, Ban Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương

Về tiến độ triển khai đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương được giao chủ trì xây dựng đề án đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.
2024-12-25 15:53:34
Đang tải...