Đi dọc Việt Nam khám phá tinh hoa mâm cỗ Tết cổ truyền 3 miền

2022-01-30 06:00:00 0 Bình luận
Những tin chính: Đi dọc Việt Nam – khám phá tinh hoa mâm cỗ Tết 3 miền; Tượng hổ muôn hình vạn trạng chào đón năm Dần; Tìm hiểu phong tục Đầu năm mua muối – cuối năm mua vôi...

Bản tin Tết Nhâm Dần 3 miền

Đi dọc Việt Nam – khám phá tinh hoa mâm cỗ Tết 3 miền

Mâm cỗ Tết miền Bắc - Cầu kỳ và tinh tế

Từ xa xưa, mâm cỗ Tết miền Bắc đã được làm theo "nguyên tắc" 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 hướng... dư dả hơn thì có thể là 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa.

Trên mâm cỗ luôn có đủ màu xanh đỏ, có các món ăn đa dạng từ món xào, món hấp đến món canh…

Và một điểm đặc trưng nhất trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc chính là các món ăn giàu năng lượng, phù hợp với khí hậu của mùa đông miền Bắc như canh măng, canh bóng thả, thịt kho đông, bánh chưng ăn với dưa hành.

Mâm cỗ Tết miền Trung - Đơn giản nhưng chân thành

Nét đặc trưng của mâm cỗ Tết miền Trung chính là sự đặc sắc của gia vị, có đủ các hương vị chua cay mặn ngọt, mỗi món ăn đều đậm đà theo một phong vị rất riêng.

Các món ăn thường được đặt trong những chiếc đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên một chiếc mâm tròn. Tất cả thể hiện sự chắt chiu và san sẻ, đơn giản nhưng chân thành và tần tảo như những con người miền Trung.

Ngoài ra người miền Trung cũng chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên một số người cũng làm những món mặn như thịt kho, tôm rim, gà rán, nem, thịt ngâm nước mắm,… và các món như thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi,…

Mâm cỗ Tết miền Nam - Phóng khoáng, không quá câu nệ hình thức

Như chính tính cách của những người con phía Nam, phóng khoáng, thoải mái, dễ chịu, mâm cỗ Tết miền Nam cũng chính là như vậy. Các món ăn cũng vô cùng đa dạng, có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn, gần gũi hơn cả với khí hậu nhiệt đới như Bánh Tét do khí hậu Tết miền Nam không lạnh như miền Bắc.

Và một trong những món ăn không thể nào thiếu ở mâm cỗ cúng Tết ở miền Nam là thịt kho trứng (thịt kho tàu), thịt kho trứng được kho trong một nồi lớn để ăn liên tục trong nhiều ngày liền.

Ngoài ra, cũng không thể kể đến món canh khổ qua nhồi thịt với quan niệm mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.

Dù khác nhau nhưng ở mỗi nơi, trên mâm cỗ Tết luôn có sự an hoà giữa các món ăn, mang những nét đặc trưng riêng, phù hợp với nền ẩm thực từng miền và không kém phần ý nghĩa. Mâm cỗ ngày tết của 3 miền cũng thể hiện sự độc đáo, đa dạng và tinh tế trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người Việt Nam.

Tìm hiểu phong tục Đầu năm mua muối – cuối năm mua vôi

Vào dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam, có nhiều phong tục, lễ nghi được người dân gìn giữ từ đời này qua đời khác với mong muốn đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình. Trong đó, tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" của người Việt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Sau thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, nhiều người lại mua những túi muối nhỏ về để lấy may.

Theo thời gian, tục mua muối đầu năm cũng có những thay đổi. Muối được đong vào các túi nhỏ có màu đỏ, kèm theo một bao diêm hoặc một chiếc bật lửa có thể cầm tay được.

Theo quan niệm của người xưa, muối mặn tượng trưng cho sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp và giúp xua đuổi tà khí, đem lại may mắn.

Với góc nhìn từ văn hóa, “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” không chỉ dừng lại là một thói quen, một việc hay làm trong ngày đầu năm mà như mọi câu thành ngữ, tục ngữ của cha ông để lại, nó còn gửi gắm nhiều lời nhắn nhủ.

Đối với người dân đồng bằng Bắc Bộ, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc quan trọng nhất của đời người, nên câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” còn mang ý nghĩa cha mẹ nhắc nhở con cái biết  tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây, sửa nhà cửa.

Vì vậy, nhiều gia đình vẫn giữ những thói quen và phong tục đẹp này trong suốt những năm qua.

Tượng hổ muôn hình vạn trạng chào đón năm Dần

Hòa trong bầu không khí hân hoan náo nức khi năm Hổ sắp cận kề, một số nước và vùng lãnh thổ ở châu Á nhất là những nơi thuộc nền văn hóa Á Đông đã trưng bày các bức tượng hổ ở nhiều điểm đến công cộng. Thế nhưng, linh vật hổ ở mỗi nơi lại mang một dáng vẻ muôn hình vạn trạng, từ hung dữ, uy phong… cho đến cả đáng yêu, thân thiện.

Thậm chí, hình tượng những chú hổ đã được cách điệu và khiến cho không ít người cảm thấy bật cười vui vẻ khi nhìn ngắm.

Thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội gần đây là những bức tượng hổ béo tròn, với biểu cảm đáng yêu tại một trung tâm thương mại ở Đài Loan.

Hay Ở Singapore, rất nhiều đèn lồng, tượng trang trí hình hổ đã được trưng bày tại khu phố người Hoa (Chinatown) với hy vọng người dân Singapore sẽ đoàn kết vượt qua đại dịch Covid-19.

Trong khi đó ở Việt Nam, Linh vật hổ đang được trang hoàng khắp nơi chào đón xuân Nhâm Dần 2022.... những hình tượng hổ nghộ nghĩnh, đáng yêu khiến không khí xuân bỗng trở nên rộn ràng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...